Cơ sở cho phát triển kinh tế biển Việt Nam (V)
13 Tháng Tám 2012 8:30 CH GMT+7
Theo khảo sát, Biển Đông có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn, nhất là dầu khí và hải sản. Biển Đông cũng là tuyến hàng hải nhộn nhịp đứng thứ hai trên thế giới. Việt Nam là nước có chủ quyền với diện tích lớn trên Biển Đông. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng biển vẫn còn nhiều hạn chế. Việc ban hành Luật Biển sẽ là cơ sở, tạo đà cho phát triển kinh tế biển Việt Nam.
Khai thác biển- nối gót truyền thống ông cha

Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã chú trọng đến việc phát triển kinh tế biển. Truyền thuyết Lạc Long Quân dẫn 50 người con đi về biển, khai phá đất đai, chiến đấu cùng thuỷ quái, chinh phục sóng cả, đã thể hiện ước mơ, thực tế cuộc sống của con Lạc, cháu Hồng. Chinh phục biển khơi còn thể hiện trong truyện cổ tích Việt Nam với việc con đại bàng chở Thạch Sanh ra đảo khơi xa lấy vàng. Thực tế lịch sử dựng nước và giữ nước cho thấy, nhiều triều đại phong kiến Việt Nam đã nổi tiếng với việc phát triển kinh tế biển, ngành hàng hải, thông thương buôn bán quốc tế. Ngay các đảo, quần đảo như quần đảo Hoàng Sa (hay với tên gọi Bãi cát Vàng) và quần đảo Trường Sa, cũng đã được các triều đại phong kiến tiến hành điều tra khảo sát địa hình, tài nguyên để khai thác. Nhà Nguyễn, từng thường xuyên cử đội thuyền 18 chiếc ra Hoàng Sa thu về hoá vật: vàng bạc, tiền tệ, súng đạn do tàu qua lại đắm trôi dạt; khai thác hải sản như hải sâm, đồi mồi, ốc vân, yến sào.... Bao đời nay, ngư dân Việt Nam như ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đến khai thác, coi biển Hoàng Sa là nhà, là nguồn sống chính của mình.

Những lợi thế lớn lao về hàng hải, quân sự, nhất là về tài nguyên của Biển Đông, của Việt Nam không phải nước nào cũng có. Theo ước tính của Bộ Địa chất và Tài nguyên khoáng sản CHND Trung Hoa thì ở quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu khí và khí đốt tự nhiên lên đến 17,7 tỷ tấn, được xếp vào một trong 4 khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Biển Đông là khu vực có hải sản phong phú. Đây là một trong những khu vực có lưu lượng tàu thuyền giao lưu đông đúc nhất thế giới. Hiện có hơn nửa số tàu chở dầu siêu cấp thế giới chạy qua vùng biển Trường Sa.

Tiềm năng là vậy, nhưng nhiều năm qua, việc khai thác tài nguyên, khoáng sản, hải sản, hàng hải của Việt Nam chưa thực hiện được bao nhiêu. Việc khai thác dầu mỏ, hải sản cũng còn thể hiện tính manh mún, nhỏ lẻ...

Luật Biển Việt Nam - cơ sở pháp lý tạo đà cho phát triển

Luật Biển Việt Nam đã dành chương IV cho "Phát triển kinh tế biển”. Việc phát triển kinh tế được thực hiện trên nguyên tắc: "1- Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; 2- Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; 3- Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; 4- Gắn với phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo” (Điều 42). Luật cũng khẳng định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế: "1- Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; 2- Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; 3- Du lịch biển và kinh tế đảo; 4- Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản; 5- Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; 6- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển” (Điều 43). Quy hoạch phát triển kinh tế biển (Điều 44) được lập dựa trên các căn cứ chiến lược, định hướng, kết quả điều tra, giá trị tài nguyên, nguồn lực... Theo đó, "Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng, phát triển các khu kinh tế, cụm công nghiệp ven biển, kinh tế các huyện đảo theo quy hoạch, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững. Việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển thực hiện theo quy định cuả Chính phủ”. Đặc biệt, "1- Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần biển, phát triển kinh tế các huyện đảo; có chính sách ưu đãi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư sinh sống trên các đảo. 2-Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh phát triển trên các đảo; 3- Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động ngư nghiệp và các hoạt động khác trên biển, đảo; bảo vệ hoạt động của nhân dân trên biển, đảo...”(Điều 46).

Những thách thức về việc bảo vệ chủ quyền

Trải qua nhiều chục năm kháng chiến, giải phóng dân tộc, lâu dài, ác liệt đất nước ta mới đảm bảo tương đối sự toàn vẹn lãnh thổ. Việc thực hiện Luật Biển Việt Nam rồi đây vẫn đặt ra nhiều thách thức, khi lợi dụng "đục nước, béo cò”, vì mối lợi ở Biển Đông, Trung Quốc đã "lấy thịt đè người” xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, và một phần quần đảo Trường Sa. Cũng xin điểm lại đôi nét về sự vi phạm pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Ý đồ của người Trung Quốc xâm chiếm nguồn lợi ở Biển Đông có từ đầu thế kỷ XX bắt đầu khi năm 1909, chính quyền Quảng Đông cử một đội khảo sát tìm tới Hoàng Sa. Vậy nhưng ý đồ này dã bị dập tắt ngay khi các năm 1921, 1930, 1932, 1933 Pháp liên tục tuyên bố các quần đảo này là chủ quyền của An Nam (Việt Nam), lập địa danh sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên, Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Phân đội cảnh sát Việt đã thường xuyên đồn trú ở Hoàng Sa. Chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra, vị thế của Pháp, Nhật có sự thay đổi, Tưởng Giới Thạch đã tranh thủ hiện diện trên đảo Phú Lâm của Hoàng Sa. Chính quyền Trung Hoa Dân quốc đã tuyên bố giữ phần và vẽ ra cái bản đồ trong đó có cái gọi là "đường lưỡi bò” chiếm trọn Biển Đông. Năm 1949, nước CHND Trung Hoa ra đời, Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan, và rồi Trung Quốc đã tự tuyên bố "quần đảo Tây Sa, Nam Sa” (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) là của mình. Lợi dụng Pháp bỏ chạy khỏi Đông Dương, Trung Quốc đã cho quân ra chiếm các đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Đài Loan cũng cho quân ra chiếm đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa. Khi ấy, quân đội chính quyền Việt Nam Cộng hoà đóng quân ở các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa và hầu hết các đảo ở Trường Sa. Các cuộc đụng độ của quân lính Việt Nam Cộng hòa và quân Trung Quốc đã liên tục xảy ra. Năm 1974, nhân khi chính quyền Sài Gòn suy yếu, Trung Quốc đã cho quân đánh chiếm Hoàng Sa làm cho 58 binh sĩ và thuỷ thủ Việt Nam Cộng hoà tử nạn. Mặc dù sau đó, Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMN Việt Nam, cũng như Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam liên tục tuyên bố chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đối với hai quần đảo này, liên tục tố cáo sự xâm lược của Trung Quốc trên trường quốc tế, nhưng Trung Quốc vẫn làm ngơ. Ngày 14-3-1988 Trung Quốc tiếp tục tấn công, đánh chiếm các nhóm đảo đá ngầm ở Trường Sa, đánh chìm 3 tàu Hải quân Việt Nam, 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh.

Không phải đến bây giờ Luật Biển Việt Nam, mới chỉ rõ chủ quyền về biển, về các đảo, quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 12-5-1977, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ra tuyên bố thứ nhất về đường cơ sở để xác lập lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tháng 3-1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố Bị vong lục về Biên giới Việt- Trung, trong đó tố cáo Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa...Tuy nhiên, trước nguồn lợi quá lớn ở biển Đông, với mưu đồ xâm chiếm, Trung Quốc đã không ngừng tiếp tục leo thang.

Chiếm được Hoàng Sa, một số đảo ở Trường Sa, Trung Quốc đã lập tức đi vào khai thác. Tháng 5-1992, Trung Quốc cho phép Công ty Crestone của Mỹ thăm dò dầu khí ở phía Tây Trường Sa, ngay cạnh mỏ dầu Đại Hùng, nằm trên thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 250 km, cách đảo Hải Nam tới 800 km. Các năm sau đó, Trung Quốc tiếp tục cho tiến hành thăm dò dầu khí ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Năm 1994, Công ty của Crestone cùng Trung Quốc khai thác bãi Vạn An Bắc 21 (lô 133, 134, 135), đề nghị chia phần cho Việt Nam. Liên tục năm 1995, 1996, Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan Nam Hải-02, Nam Hải- 06 vào hoạt động sâu trong Vịnh Bắc Bộ, vào sâu trong vùng biển Việt Nam 3 hải lý. Năm 1998, tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc tiến hành thăm dò phía Nam Hoàng Sa, cách đường cơ sở của Việt Nam 155 hải lý. Năm 2008, Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc CNOOC ltd công bố dự án đến gần 30 tỷ USD để khoan tìm dầu khí trên Biển Đông...
Liên tục những năm gần đây, cùng với việc "leo thang”, bằng mọi thủ đoạn biến không thành có để chứng minh chủ quyền, Trung Quốc đã liên tục bắt giữ các tàu cá Việt Nam, đưa nhiều tàu cá Trung Quốc xuống Biển Đông, tăng cường tàu hải giám, tàu quân sự, tập trận trên Biển Đông, áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá...Song song với nó, là việc tăng cường thăm dò, khai thác, phá hoại kinh tế và việc khai thác của Việt Nam. Ngày 26-5-2011, ba tàu hải giám của Trung Quốc liều lĩnh thâm nhập lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở tàu khảo sát Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý. Gần đây Trung Quốc còn ngang nhiên kêu gọi đấu thầu các lô khai thác dầu khí nằm trên vùng biển của Việt Nam, tiếp tục tăng cường tàu cá lên đến 23.000 tàu, các tàu hải giám, quân sự, những tàu lớn, giàn khoan khủng nhất... nhằm chiếm trọn "kho” dầu, khí ở biển Đông.

Để đòi lại chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và ở Trường Sa cũng như để phát triển kinh tế biển một cách toàn diện đối với chúng ta thật không dễ dàng. Với lòng mong muốn hoà bình, ổn định, nhất là trong xu thế toàn cầu hoá, Nhà nước ta khẳng định chủ trương giải quyết các vấn đề biển, đảo, nhất là ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng biện pháp hoà bình. Như đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố: Với việc công bố Luật Biển Việt Nam, Nhà nước ta đã khẳng định Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, quyết tâm phấn đấu vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Kiên Long (daidoanket)
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.