Trung Quốc phủ nhận UNCLOS khi đòi chủ quyền biển Đông
14 Tháng Bảy 2011 5:33 SA GMT+7
Trong một bài viết vừa được mạng YaleGlobal thuộc trường đại học Yale (Mỹ) công bố ngày 7.7, giáo sư Carl Thayer tố cáo “Trung Quốc đã bác bỏ hiệp định của Liên hợp quốc khi áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.”
Trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, Bắc Kinh thường viện dẫn Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nhưng trên thực tế họ có nhiều động thái bị đánh giá là không đếm xỉa gì đến văn kiện mà chính họ đã phê chuẩn.
Theo giáo sư Thayer, UNCLOS (có hiệu lực vào năm 1996) là một cơ chế pháp lý toàn cầu, được hình thành trên cơ sở một sự thỏa hiệp tinh tế giữa các nước ven biển và các quốc gia sử dụng biển, sao cho quyền lợi mỗi bên đều được bảo đảm.

Trong bài viết kể trên, giáo sư Thayer khẳng định Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS khi khẳng định “chủ quyền không thể chối cãi” trên Biển Đông, bất chấp đòi hỏi của các nước ven biển khác, và với việc đệ trình chính thức tấm bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn hình chữ U (đường lưỡi bò), cố tình giữ mập mờ về các tọa độ địa lí chính xác của các đường này... Trung Quốc đã lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế do các nước ven biển trong khu vực thiết lập.

Đối với giáo sư Thayer, ngoài việc tấm bản đồ hình chữ U đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc trên nhiều góc độ, Trung Quốc còn có một loạt hành động đơn phương khác vi phạm công ước này như gây sức ép lên các tập đoàn Mỹ, buộc họ không được làm ăn với các nước khác trong thăm dò dầu khí; áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm đơn phương đối với ngư dân Việt Nam; và mới đây là một loạt hành vi hung hăng khác thường khi cản trở các hoạt động thương mại của các tàu thăm dò dầu khí trong các vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền.

Theo ông Thayer, vấn đề Biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở của UNCLOS, nếu không khu vực này lại lâm vào tình trạng “kẻ mạnh chèn ép kẻ yếu,” và việc Trung Quốc biến biển Đông thành “ao nhà” sẽ làm suy yếu một chế độ pháp lý quốc tế đang đóng góp cho trật tự toàn cầu.
Trong khi đó, Mark Valencia - một chuyên gia phân tích chính sách hàng hải và là cựu chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Đông-Tây ở Hawaii - cũng có đồng quan điểm với ông Thayer khi cho rằng các hành động quyết đoán của Trung Quốc tại biển Đông để áp đặt đòi hỏi chủ quyền của họ không chỉ “vi phạm rõ ràng bản Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC), đã được nhất trí một cách chính thức,” mà có thể còn phản ánh một thực tế khác: “Trung Quốc không nhất trí với nhiều nội dung trong Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển mà nước này đã phê chuẩn…”.
Theo ông Valencia, nếu Trung Quốc thực sự đi theo chiều hướng hiện tại, nghĩa là kiên quyết bảo vệ các đòi hỏi chủ quyền nêu lên trong tấm bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn của họ (bao gồm tất cả vùng biển và tài nguyên của biển Đông), đồng thời quyết định cơ chế quản lý việc đi lại sẽ được áp đặt tại vùng này, thì “đây là một quan điểm cực đoan và có thể dẫn tới chiến tranh.”
Việc Trung Quốc bác bỏ đề nghị của Philippines là cùng nhau ra trước Tòa án Quốc tế về luật Biển được thiết lập trong khuôn khổ UNCLOS để nhờ phân xử, có thể được xem là một dẫn chứng mới về việc Bắc Kinh sẵn sàng phủ nhận giá trị của văn kiện này, vì quyền lợi của riêng mình./.
Lam Sơn (ST)
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.