Quy định về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
Wednesday, March 07, 2012 8:06 PM GMT+7
Ngày 30/3/2010, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 32/2010/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam. Nguyên tắc cơ bản của Nghị định là: hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam trên cơ sở hợp tác quốc tế, bảo đảm sự bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và luật pháp quốc tế. Tàu cá nước ngoài chỉ được hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam khi có giấy phép hoạt động thủy sản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30-3-2010 của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam[1] như sau:

1. Về nguyên tắc: hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam trên cơ sở hợp tác quốc tế, bảo đảm sự bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và luật pháp quốc tế. tàu cá nước ngoài chỉ được hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam khi có giấy phép hoạt động thủy sản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Giấy phép hoạt động thủy sản được cấp cho từng tàu cá; một chủ tàu cá có thể xin cấp giấy phép cho nhiều tàu cá. Thời hạn của giấy phép được cấp không quá 12 tháng đối với hoạt động khai thác thủy sản, không quá 24 tháng đối với các hoạt động thủy sản khác; giấy phép được gia hạn không quá 3 lần, thời gian gia hạn không quá 12 tháng.

2. Quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá nước ngoài:

- Tàu cá nước ngoài có quyền hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam theo nội dung ghi trong giấy phép; được cơ quan chuyên môn của Việt Nam thông báo kịp thời về tình hình thời tiết; được Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình hoạt động thủy sản tại Việt Nam; cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động thủy sản;

- Phải đóng đầy đủ các khoản phí, lệ phí theo quy định và mua bảo hiểm cho giám sát viên. Ít nhất 07 ngày trước khi đưa tàu cá vào Việt Nam, chủ tàu cá nước ngoài phải thông báo bằng văn bản (fax, email hoặc gửi văn bản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) cho Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam biết; khi đến Việt Nam, phải làm thủ tục nhập cảnh theo quy định. Chủ tàu cá nước ngoài phải mang theo trên tàu cá các loại giấy tờ (bản chính) sau: Giấy phép hoạt động thủy sản, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện, Sổ danh bạ thuyền viên và hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá.

- Phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng kiểm soát trong vùng biển của Việt Nam; ghi nhật ký khai thác và báo cáo hoạt động của tàu cá theo quy định. Khi gặp sự cố, tai nạn hoặc gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp, chủ tàu cá nước ngoài phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và phải thông báo ngay cho cơ quan hữu quan của Việt Nam nơi gần nhất, đồng thời phải thông báo cho Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và lực lượng biên phòng của địa phương khi tàu vào trú đậu tại các cảng, bến cá của Việt Nam trong mọi trường hợp. tàu cá nước ngoài khai thác thủy sản chỉ được phép tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam (trừ trường hợp có hợp đồng xuất khẩu ghi trong dự án hợp tác đã được phê duyệt).

- Khi tàu cá nước ngoài kết thúc hoạt động và rời khỏi vùng biển Việt Nam, chủ tàu cá nước ngoài phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo giấy phép đầu tư đã được cấp, dự án đã được phê duyệt, hợp đồng đã được ký kết (trừ trường hợp hợp đồng có thỏa thuận riêng) và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam; trong trường hợp tàu cá nước ngoài ngừng hoạt động khi giấy phép vẫn còn hiệu lực thì chủ tàu cá phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép biết trước ít nhất 07 ngày làm việc.

Nghị định cũng nêu rõ khái niệm về tàu cá nước ngoài, chủ tàu cá nước ngoài, quy định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam; quyền và trách nhiệm của giám sát viên; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước; việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các vi phạm của tàu cá nước ngoài. Nghị định này (thay thế Nghị định số 191/2004/NĐ-CP, ngày 18-11-2004 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam) là cơ sở pháp lý chủ yếu cho công tác quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi để nước ta tăng cường mở rộng hợp tác với các nước trong việc điều tra, thăm dò, khai thác nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. 

T.T

 [1] Vùng biển Việt Nam là các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được quy định tại Luật Biên giới quốc gia ngày 26 tháng 3 năm 2003 và theo Điều ước quốc tế giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và các quốc gia khác.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.