Tổng kết Hội thảo quốc tế kỷ niệm 10 năm ký DOC
Saturday, March 31, 2012 6:43 PM GMT+7
Ngày 22/3 tại Phnôm Pênh, Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ và Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia (CICP) đã tổ chức Hội thảo quốc tế nhân kỷ niệm 10 năm ASEAN ký tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) với sự tham dự của nhiều học giả Campuchia và quốc tế.

Sau một ngày trình bày, thảo luận và xem xét đánh giá các bài tham luận, Giám đốc CICP, Tiến sĩ Cheng Vannarith, đã tóm lược các nội dung, nêu lên một số kết quả nổi bật của Hội thảo:

1/ Có sự thay đổi tương quan chiến lược ở châu Á và nhiều phương trình chiến lược mới đang nổi lên trong cấu trúc an ninh ở châu Á, nhất là châu Á-Thái Bình Dương. Các cơ chế giải quyết xung đột sẽ chứng minh tính hiệu quả dựa trên việc giải quyết vấn đề một cách khéo léo với thái độ hợp tác.

2/ Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với khu vực và toàn cầu. Khu vực này giàu tài nguyên thiên nhiên và là một trong những tuyến đường thương mại quốc tế nhộn nhịp nhất trên thế giới. Những diễn biến và rủi ro an ninh, nguy cơ leo thang xung đột trong thời gian gần đây ở Biển Đông thu hút sự quan tâm sâu sắc của khu vực và cộng đồng quốc tế. Đảm bảo tự do và an ninh, an toàn hàng hải là lợi ích không chỉ của các quốc gia trong khu vực mà còn đối với các quốc gia khác liên quan.

3/ Hội thảo diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 10 năm ký DOC giữa ASEAN và Trung Quốc; ghi nhận đóng góp tích cực và to lớn của Campuchia trong việc cho ra đời DOC năm 2002; khẳng định DOC là văn bản quan trọng được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc thể hiện cam kết chung nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, tin tưởng lẫn nhau và đảm bảo giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông: thừa nhận rằng việc thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC sẽ góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc vì hòa bình và thịnh vượng; ghi nhận sự đóng góp to lớn và tích cực của Campuchia vào việc ký kết DOC 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc.

4/ Mặc dù DOC đã có những đóng góp tích cực trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: (1) DOC không mang tính ràng buộc pháp lý, dẫn đến các bên tham gia thiếu quyết tâm chính trị; (2) các bên chưa thống nhất trong vận dụng các điều khoản DOC; (3) phạm vi áp dụng về mặt địa lý chưa rõ ràng; (4) thiếu cơ chế giám sát, xử lý đối với các trường hợp vi phạm; (5) chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các bên liên quan và sự mong đợi của các quốc gia có lợi ích ở châu Á – Thái Bình Dương.

5/ Tiếp theo DOC, ASEAN và Trung Quốc đã tiến thêm một bước khi ký kết Bản qui tắc hướng dẫn thực hiện DOC năm 2011 tại Bali , Inđônêxia. Nhưng trên thực tế, Bản qui tắc này chưa phải là một cam kết pháp lý hữu hiệu vì chưa tạo tiền đề để hình thành một cơ chế kiểm soát, quản lý hiệu quả các mối đe dọa an ninh đối với hòa bình, ổn định và phát triển tại Biển Đông.

6/ Campuchia có quan hệ hữu nghị với các bên liên quan. Với vai trò chủ tịch ASEAN năm 2012, Campuchia là bên trung gian hiệu quả, có điều kiện thuận lợi tăng cường đoàn kết trong ASEAN, thúc đẩy tin tưởng và đồng thuận giữa các bên tranh chấp tại Biển Đông, có khả năng đưa ra những sáng kiến khách quan được các bên chấp nhận.

7/ Để tạo tiền đề triệt để và lâu dài đối với tranh chấp phức tạp ở Biển Đông, các bên liên quan cần nhanh chóng xây dựng và ban hành Bộ Qui tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc pháp lý, khắc phục những điểm bất cập của DOC, dựa trên nền tảng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) 1982, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và các văn bản pháp lý liên quan khác.

8/ COC cần có những nội dung cơ bản sau:

Các bên tham gia ký kết COC phải là toàn bộ thành viên của ASEAN và Trung Quốc, có thể xem xét việc các quốc gia có lợi ích liên quan tham gia và tuân thủ. COC cần là văn bản pháp lý tạo ra khuôn mẫu cho quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong khu vực, trong bối cảnh tồn tại nhiều tranh chấp do lịch sử để lại, việc thực hiện và triển khai UNCLOS 1982 cũng như sự gia tăng nhu cầu sử dụng biển đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Các bên cam kết tuân thủ nguyên tắc của UNCLOS 1982, TAC và khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), 5 nguyên tắc cùng chung sống hòa bình, các giá trị và khái niệm trong DOC và Bản hướng dẫn thực hiện DOC, các nguyên tắc phổ biến của Luật quốc tế đã được thừa nhận. Phạm vi áp dụng của COC phải được xác định rõ bao gồm tất cả các đảo và vùng nước bên ngoài ranh giới 200 hải lý tính từ đường cơ sở, lãnh hải của các quốc gia ven biển và các đảo ở Biển Đông. Cần phân định rõ khu vực tranh chấp và không tranh chấp, xác định rõ những hoạt động được phép thực hiện và không được phép thực hiện tại khu vực tranh chấp. Tự do và an ninh hàng hải trên và dưới mặt nước, an ninh hàng không tại Biển Đông cần được tôn trọng và phù hợp với luật pháp quốc tế. Cần đẩy mạnh các biện pháp xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa thông qua các hoạt động chung như nghiên cứu đại dương, hợp tác nghề cá, bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu hộ trên biển, khắc phục hậu quả thiên tai, chống cướp biển, chống khủng bố, tuần tra chung, tập trận chung, ngăn cấm việc các bên mở rộng chiếm đóng và có hành động gia tăng xung đột, tranh chấp ở Biển Đông…

9/ Các quốc gia ký kết COC xem xét khả năng thành lập Cơ quan An ninh Hàng hải (MSA) để kiểm soát và quản lý các mối đe dọa an ninh hàng hải và đảm bảo tuân thủ nghiêm túc COC; đề ra các biện pháp xây dựng lòng tin, giảm thiểu rủi ro; giải thích và thống nhất hướng dẫn thực thi UNCLOS 1982 đối với các thành viên liên quan. MSA sẽ báo cáo trực tiếp lên Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hoặc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc.

10/ Biến DOC thành một COC đầy đủ là lợi ích của tất cả các bên và thúc đẩy hòa bình và ổn định tại toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù một số chuyên gia đã bày tỏ quan điểm cá nhân của họ về việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông trong bối cảnh và áp dụng các phương pháp khác nhau, nhưng đã đi đến nhận thức chung về một cách tiếp cận hợp tác đối với tranh chấp Biển Đông là phù hợp ngay cả khi một vài quốc gia thành viên còn chưa đồng ý về một vài vấn đề. Vì vậy, các bắt buộc chiến lược là phải tìm ra phương thức và biện pháp mới để đối mặt với những thách thức hàng hải có thể nổi lên ở Biển Đông./.

Lê Sơn (gt)

(Theo: nghiencuubiendong)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.