Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử: Lấy thịt xương neo chặt biển đảo
Monday, March 14, 2022 8:42 PM GMT+7
Trước sự tàn bạo của quân thù, những chiến sĩ Trường Sa vào ngày 14.3 vẫn hành xử theo cách “không động binh” cho đến phút cuối cùng. Một vòng tròn kiên định được thiết lập để giữ đảo phút chốc hóa thành một vòng tròn của máu tan vào biển mặn quê hương...

Tội ác

Sau khi thiếu úy Trần Văn Phương và binh nhất Nguyễn Văn Lanh ngã xuống mà tử thi vẫn cố neo lại trên đảo trước những đợt sóng gầm gào tang thương, quân Trung Quốc nhận thấy sự kiên cường của chiến sĩ ta, nên buộc phải rời đảo.

Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử: Lấy thịt xương neo chặt biển đảo - ảnh 1

Con tàu HQ-505 do thuyền trưởng Vũ Huy Lễ điều khiển đã trở thành khối công sự giữ đảo Cô Lin. TL

Khi rút về tàu chiến, quân Trung Quốc nã đạn vào khoảng 40 lính công binh của Việt Nam đang bám giữ đảo Gạc Ma và cả tàu HQ-604.

Báo Nhân Dân ngày 24.3.1988 thuật lại khoảnh khắc bi tráng này: “Lúc đó vào khoảng 7 giờ 45 phút, chiếc tàu chiến 502 của quân Trung Quốc ở cách khoảng 400 mét dùng pháo 100 mm nã đạn thẳng vào đài chỉ huy, vào khoang máy rồi khoang thủy thủ của tàu vận tải HQ-604 của ta. Một tội ác ghê tởm, bất ngờ, vô cùng dã man. Tàu HQ-604 của ta bị cháy, chúng còn quay nòng pháo bắn tiếp hàng loạt đạn vào phía trước, phía sau con tàu. Chỉ có một số ít cán bộ, chiến sĩ trên con tàu kịp nhảy xuống biển, bơi vào bờ đảo”.

Đồng thời, quân Trung Quốc dùng pháo bắn vào các tàu HQ-505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ-605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Vẫn theo tường thuật của số báo trên, thì các tàu chiến số 552, 556 và 502 đều dùng pháo lớn bắn tới tấp vào các tàu vận tải HQ-505 và HQ-605 của ta đang neo đậu ở bờ đảo Cô Lin và Len Đao. Chiếc tàu khu trục 556 bắn vào tàu vận tải HQ-605 của ta ở cự ly chưa đầy 350 m.

Những trận mưa đạn trút xuống điên cuồng, khiến một vùng trời biển như chao đảo. Những công binh trong tay không vũ khí, không chọn vũ lực chống trả mà dùng thân mình để ghì giữ biển đảo Tổ quốc đã ngã xuống trong màn đạn hung hãn quét qua. Trung tá Trần Đức Thông, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và hầu hết cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh hoặc chìm theo tàu HQ-604, nhiều người bị thương nặng trôi trên biển.

Khi thấy tàu HQ-604, rồi HQ-605 chìm hẳn, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ của tàu HQ-505 quyết định lao thẳng con tàu đang bị bắn cháy phần đuôi lên bãi cạn Cô Lin, kiên định cắm cờ đỏ sao vàng giữ chủ quyền đất nước.

Lời kể của một nhân chứng

Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ của tàu 505 về sau đã kể lại trên Báo Nhân Dân ngày 6.5.1988 một cách chi tiết về sự kiện kinh hoàng ở Gạc Ma hôm ấy.

Buổi sáng ngày 13.3, tàu HQ-505 đang neo đậu ở đảo Đá Lớn thì nhận được lệnh của đồng chí chỉ huy gấp rút hành quân về đảo Cô Lin. Trong đội hình đó có cả tàu vận tải HQ-604. Hiểu rõ ý nghĩa to lớn của chuyến đi này, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ bàn bạc với người chỉ huy và thuyền trưởng tàu HQ-604.

Vào thời điểm đó, hàng chục tàu chiến Trung Quốc đang xâm phạm, hoạt động trái phép ở vùng đảo Trường Sa và chúng đã lấn chiếm hai đảo Chữ Thập và Châu Viên.

Vũ Huy Lễ và đồng đội thống nhất phương án hành quân với đoạn đường vượt biển đến vùng đảo nhanh nhất. Chuyến đi đầy gian lao. Trên hải trình thần tốc đó, chiếc tàu chiến Trung Quốc mang số 502 nhiều lần khiêu khích, lao vào cắt hướng đi của tàu 505, nhưng thuyền trưởng Lễ vẫn bình tĩnh, mưu trí chỉ huy đồng đội đưa con tàu tới đảo Cô Lin đúng thời gian quy định, trước 16 giờ 30 phút cùng ngày.

Việc đến kịp Cô Lin không làm cho thuyền trưởng Lễ yên tâm. Anh nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ trên tàu cảnh giác trước âm mưu khiêu khích và tiến công của các tàu chiến Trung Quốc. Đúng như dự đoán, quân Trung Quốc tăng thêm hai tàu chiến uy hiếp khu vực đảo và áp sát tàu HQ-505. Vũ Huy Lễ nhanh chóng cử cán bộ phụ trách và lực lượng lên đảo bảo vệ ngọn cờ, khẳng định chủ quyền Việt Nam.

Bài tường thuật trên Báo Nhân Dân số 12350/1988 có đoạn kể về con tàu HQ-505 trở thành công sự giữ đảo:

“Lúc 6 giờ sáng ngày 14-3, các tàu chiến Trung Quốc dùng pháo lớn bắn vào tàu vận tải 604 của ta ở đảo Gạc Ma. Năm phút sau đó, chúng bắn tới tấp vào tàu 505. Tình hình diễn ra phức tạp. Lái điện hỏng, thuyền trưởng Lễ ra lệnh cho tổ lái do một sĩ quan phụ trách về vị trí lái tay. Ngay sau đó bình khí nén bị địch bắn hỏng, không đóng được điện ly hợp, một máy chính ngừng hoạt động. Nhiều vị trí trên tàu trúng đạn. Đồng chí Hòa, trưởng ngành thông tin bị thương. Trước ác liệt hiểm nghèo, cán bộ và chiến sĩ tàu 505 vẫn giữ nguyên tư chất người lính, bình tĩnh, không ai rời vị trí. Chưa bao giờ Vũ Huy Lễ lại tỏ rõ năng lực chỉ huy của mình đến thế. Lệnh cấp cứu thương binh. Các chiến sĩ cơ điện khắc phục máy khẩn cấp, dùng tay điều khiển trực tiếp thay ly hợp. Mệnh lệnh rõ ràng, cán bộ, thủy thủ trên tàu thực hiện nhanh chóng. Chỉ ít phút sau, con tàu lại tiếp tục hành động. Cán bộ, chiến sĩ bám trụ con tàu, dùng vũ khí bộ binh sẵn sàng chiến đấu tự vệ, không cho địch áp sát mạn tàu.

Con tàu 505 nằm ghếch mũi lên bờ đảo Cô Lin. Những đám cháy lớn bao phủ con tàu. Cán bộ, chiến sĩ nhảy xuống bờ đảo dùng xoong, chậu múc nước biển dập từng ngọn lửa cứu tàu”. (còn tiếp)

(Lược trích: Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử, Võ Hà sưu tầm, biên soạn, Phanbook & NXB Đà Nẵng, 2021)

Theo thanhnien.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.