Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử: Hướng về tiền tuyến Trường Sa
Wednesday, March 16, 2022 7:53 PM GMT+7
Sau vụ thảm sát Gạc Ma ngày 14.3.1988, khắp các địa phương trong cả nước dậy lên phong trào Hướng về Trường Sa, Vì Trường Sa thân yêu. Câu chuyện Trường Sa liên đới và hiện diện trong mọi mặt của đời sống, như một phần động lực kiến thiết đất nước trong những năm đầu thời kỳ chuyển mình đổi mới.

Cả nước hậu phương, Trường Sa tiền tuyến

Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có 10 chiến sĩ hy sinh trong tổng số 64 liệt sĩ ngã xuống ở Gạc Ma. Riêng P.Hòa Cường (Đà Nẵng) có 8 người hy sinh, mất tích. Ngay sau ngày 14.3.1988, P.Hòa Cường có 185 thanh niên đăng ký sẵn sàng nhập ngũ để tiếp bước sự nghiệp bảo vệ biển đảo. Phường này cũng quyết định lấy ngày 14.4.1988 khởi công xây dựng tuyến đường từ tây sang đông trong phường mang tên Trường Sa và xây dựng công trình mẫu giáo vì con em Trường Sa. Tháng 3 và tháng 4.1988, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng hưởng ứng phong trào Hướng về Trường Sa mạnh mẽ, với những hành động thiết thực như chi viện hàng hóa, thuốc men, ra sức lao động thi đua sản xuất, động viên con em lên đường nhập ngũ...

Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử: Hướng về tiền tuyến Trường Sa - ảnh 1

Hình ảnh các chiến sĩ VN kiên cường đóng quân trên đảo Trường Sa sau sự kiện Gạc Ma. TL TRONG SÁCH

Các địa phương khác, từ Bắc tới Nam, phong trào Hướng về Trường Sa lan rộng trong hoạt động tăng gia sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa xã hội. Trong phong trào Hướng về chiến sĩ tiền phương, phụ nữ tỉnh Phú Khánh bằng nhiều hình thức lao động sản xuất, tiết kiệm, nhận công trình, tổ chức hội diễn nghệ thuật lấy tiền may áo ấm gửi các chiến sĩ biên giới và hải đảo.

Đơn cử, Hội Phụ nữ tỉnh Phú Khánh đã chuyển đến các chiến sĩ Trường Sa “một số hàng trị giá 620.000 đồng gồm có đường, sữa, 150 bộ quần áo. Hội đồng nhân dân tỉnh này trao một số hàng trị giá 360.000 đồng. Liên hiệp xí nghiệp Dược Phú Khánh gửi tặng một số thuốc B1, vitamin C, dầu xoa và nhiều loại thuốc chữa bệnh trị giá 250.000 đồng. Cán bộ, nhân viên Công ty thương nghiệp TX.Tuy Hòa đã mua quà tặng trị giá 120.000 đồng. Công nhân Nhà máy xay Ninh Đa (H.Ninh Hòa) tăng giờ làm việc để sớm có gạo gửi ra đảo. Chi đoàn thanh niên các cơ quan tỉnh cũng gửi tặng Trường Sa một số hàng hóa trị giá 200.000 đồng... Anh Vũ Đức Cũng - thương binh loại 8/8 bị bại liệt hai phần ba cơ thể, ở P.Tân Lập (Nha Trang) tự tay làm ra 300 lọ dầu xoa tặng đồng đội đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa” (theo Nhân Dân, ngày 3.4.1988).

Một buổi lễ truy điệu những liệt sĩ Trường Sa diễn ra ở bãi biển Nha Trang vào ngày 3.4.1988. Bãi biển nghẹt cứng người từ khi mặt trời chưa nhô lên khỏi biển. Đài liệt sĩ sừng sững trên bãi cát. Hai tàu chiến của hải quân ta cập sát bờ, cờ trên tàu giăng giăng. Trên bờ nổi nhạc Hồn tử sĩ. Hai chiếc tàu chiến đáp lại bằng những hồi còi u... u ngắt quãng, nhớ đến những chiến sĩ Trường Sa dũng cảm, những người đã hy sinh trong cuộc đụng đầu không cân sức, những liệt sĩ đầu tiên giữa đại dương.

“Hành động cách mạng vì Trường Sa”

Người dân trong cả nước coi chương trình hướng về Trường Sa là “hành động cách mạng” để một mặt kết nối và tiếp sức với chiến sĩ giữ gìn biển trời quê hương, mặt khác là xây dựng đất nước, gia tăng nội lực để ứng phó với tham vọng bá quyền trên biển của nước láng giềng Trung Quốc. Hàng trăm chuyến hàng thiết yếu, vật tư y tế, thuốc men... được chuyển ra cho cán bộ chiến sĩ Trường Sa từ các tổ chức, đoàn hội trên cả nước.

Một sự kiện đáng lưu ý trong thời điểm sau sự kiện Gạc Ma, Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức kỷ niệm lần thứ 33 ngày truyền thống của quân chủng tại đảo Trường Sa (7.5.1955 - 7.5.1988). Đại tướng Lê Đức Anh cũng đã đến dự và phát biểu: “Chúng ta đinh ninh rằng tình sâu nghĩa nặng đó (giữa Việt Nam và Trung Quốc - NV) sẽ kéo dài mãi mãi và nhất định nó sẽ xóa nhòa, đi đến xóa hẳn trong ký ức của dân tộc Việt Nam những tội lỗi mà các triều đại phong kiến Trung Quốc đã gây đau khổ cho dân tộc Việt Nam suốt hàng nghìn năm đô hộ.

Nhưng thật cay đắng cho cả nhân dân hai nước, tội lỗi mới lại ập tới. Điều này do một số người lãnh đạo của Trung Quốc gây ra cho dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ 30.4.1977 ở biên giới Tây Nam Tổ quốc, rồi đến tháng 2.1979 ở biên giới Việt - Trung, và gần đây nhất, từ đầu năm 1988, lực lượng vũ trang Trung Quốc lại trắng trợn xâm lấn vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đặc biệt nghiêm trọng là ngày 14.3.1988, hải quân Trung Quốc đã bắn chìm và bắn cháy ba tàu vận tải của chúng ta đang làm nhiệm vụ tiếp tế trong vùng quần đảo, gây thương vong cho bộ đội hải quân ta và đến giờ phút này, hơn 70 cán bộ, chiến sĩ hải quân ta đang còn mất tích và họ vẫn tiếp tục ngăn cản công việc cứu hộ” (Báo Nhân Dân số 12356, ngày 11.5.1988).

Kết thúc bài phát biểu, Đại tướng Lê Đức Anh khẳng định: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với cả thế hệ mai sau: “Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.

(Lược trích: Trường Sa 1988 - Hồ sơ một sự kiện lịch sử, Võ Hà sưu tầm, biên soạn, Phanbook & NXB Đà Nẵng, 2021)

Theo thanhnien.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.