Nhìn lại kết cục của cuộc Hải chiến Hoàng Sa
23 Tháng Mười Hai 2013 8:01 SA GMT+7
Đêm hôm được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa, 3 chiến hạm Việt Nam cộng hòa bị hư hại trở về căn cứ tại Đà Nẵng. Về tới nơi, kiểm tra thì mới biết HQ-16 trúng một viên đạn bắn cầu vồng từ HQ-5 rơi xuống nước, gặp sức cản của nước, bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tàu HQ-16 dưới mặt nước.

Theo tường thuật của Trung tá Lê Văn Thự: "Viên đạn xước qua một góc máy điện, xuyên đứt cánh tay Trung sĩ Điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm máy và nằm ở đó". Còn hộ tống hạm HQ-10 trong ngày 19 đã bị trúng đạn và chìm. HQ-4 rút lui từ đầu do khả năng bắn hạn chế nên chỉ bị thiệt hại nhẹ.

Theo sĩ quan Bùi Ngọc Nở, HQ-5 thiệt hại rất nặng: "Đếm được tất cả là 102 lỗ đạn đại bác 100 ly, còn đạn đại bác 37 ly lỗ nhỏ hơn và nhiều không đếm được, riêng đài chỉ huy trúng mười mấy trái đại bác 100 ly nhưng may mắn là nhờ hai lớp thép bảo vệ nên khi xuyên qua hai lớp thép này thì hết tầm".

Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ Hoàng Sa

Trong khi chiến sự đang diễn ra tại Hoàng Sa, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa báo cáo lên Mao Trạch Đông đề nghị cho phép quân đội Trung Quốc chiếm tất cả các đảo do Việt Nam cộng hòa kiểm soát. Mao đã chấp thuận đề nghị này. Khi hải chiến Hoàng Sa kết thúc, sau khi nghe báo cáo, Đặng Tiểu Bình đã chỉ thị cho quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.

Ngày 20/1, có 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa. Tiếp đó, quân Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của Việt Nam cộng hòa trên các đảo này. Sau 20 phút, lực lượng của Việt Nam cộng hòa trên các đảo bị mất liên lạc.

Thiệt hại của hai bên tham chiến

Theo tài liệu của Việt Nam cộng hòa thì phía Trung Quốc, tàu 274 trúng đạn, không thể điều khiển, phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, tàu 271 và 389 bị chìm tại trận hoặc hư hại nặng, tàu 396 bị hư hại nặng. Còn phía Việt Nam cộng hòa, tàu HQ-10 trúng đạn vào tháp pháo và bị chìm sau đó, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng hơn 10 độ, HQ-4 bị hư nhẹ. Có nhân chứng khẳng định, HQ-5 hư nhẹ còn nhân chứng khác khẳng định HQ-5 hư nặng.

Thiếu tá Việt Nam cộng hòa Ngụy Văn Thà và tàu HQ-10. (Ảnh tư liệu)

Hải quân Việt Nam cộng hoà có 74 binh sỹ tử vong trong đó HQ-10 có 62 người chết, bao gồm hạm trưởng Ngụy Văn Thà, HQ-4 có 3 người chết, HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương, HQ-16 có 2 người chết, lực lượng người nhái có 4 người chết.

Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20/1, tàu chở dầu Hà Lan "Kopionella" trên đường hành trình gần đó đã vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến 10 ngày sau, ngày 29/1, ngư dân Việt Nam cũng vớt được một toán quân nhân Việt Nam cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên đảo Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến.

Theo tài liệu của Trung Quốc thì các tàu 274, 271, 389, 396 của họ đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.

Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 18 binh sĩ thiệt mạng, 67 binh sĩ bị thương và 3 người bị xây xát nhẹ. Một trong những binh sĩ trở về từ cuộc chiến là Ngô Tiên Phong, ông đã được nhà nước và quân đội Trung Quốc phong anh hùng và được tặng huân chương chiến công hạng nhất.

Trung Quốc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này.

Không có giải pháp nào cứu vãn tình thế

Từ sau trận chiến cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình như:

"Tuyên cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cộng Hòa về những hành động gây hấn của Trung Quốc trong khu vực đảo Hoàng Sa" số 015/BNG/TTBC/TT ngày 19/1/1974

"Tuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa về chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa trên những đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng hòa" ngày 14/2/1974

Tài liệu "Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa", Tổng cục chiến tranh chánh trị, Cục tâm lý chiến, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 1974.

"Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", Bộ ngoại giao Việt Nam cộng hòa, 1975

Chính sách nhất quán của Việt Nam cộng hoà là bảo vệ đến cùng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên bộ cũng như trên biển. Việt Nam cộng hoà không bao giờ thừa nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc bằng hành động vũ lực cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 20/1/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc. Ngày 26/1/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố lập trường 3 điểm về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Ngày 14/2/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

Chính phủ Mỹ không có tuyên bố ngoại giao nào lên án việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa mà chỉ tỏ thái độ thông cảm với đồng minh Việt Nam cộng hoà.

Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của Việt Nam cộng hoà, đã gọi điện cho đại sứ Hoa Kỳ để hỏi vì sao Hoa Kỳ không thông báo cho Việt Nam cộng hòa biết việc Trung Quốc điều quân đe dọa Hoàng Sa để chủ động đối phó, đại sứ Graham Martin trả lời rằng họ "không thể thấy được". Ông Nhã liền chất vấn Đại sứ Martin rằng, chuyện cả một hạm đội di chuyển mà người Mỹ "không thấy" thì quả là khó tin.

Theo Việt Nam Dân chủ cộng hòa, hành động của Trung Quốc là có tính toán từ trước và thấy được sự cố tình làm ngơ của Mỹ. Vì vậy, khi đó đại sứ Mỹ Graham Martin ở Sài Gòn đã bác bỏ yêu cầu cứu viện của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh tránh xa quần đảo Hoàng Sa.

Đặc biệt, hành động của Trung Quốc diễn ra chỉ một ngày sau khi họ chấp nhận đàm phán với phía Việt Nam dân chủ cộng hòa về vấn đề vịnh Bắc Bộ, trong đó Trung Quốc yêu cầu được đặc quyền thăm dò trong một khu vực rộng 20.000 km2 trong vịnh Bắc Bộ do họ tự ý định ra (yêu cầu này sau đó bị Việt Nam dân chủ cộng hòa bác bỏ và đàm phán lâm vào bế tắc).

Bởi một chuỗi các sự kiện trên, năm 1975, khi Quân đội nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông để thu hồi Trường Sa, họ đã ra công điện chỉ thị phải tiến hành khẩn trương để đề phòng "quân đội nước ngoài" có ý định chiếm quần đảo.

Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 15/3/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt - Trung, trong đó lên án việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 28/9/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng, giới thiệu 19 tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc này đã khiến Trung Quốc bất bình và bắt đầu một thời kỳ quan hệ căng thẳng giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay vẫn khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên Biển Đông.

(Còn tiếp)

Đức Toàn (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.