Ai cũng có cơ hội chung sức vì biển Đông
Monday, August 25, 2014 6:17 AM GMT+7
Sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 tại vùng biển Hoàng Sa (Việt Nam) sôi sục lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền được tái hiện trong triển lãm “Tuổi Trẻ chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”.

 75 ngày đêm Việt Nam sôi sục lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền được tái hiện, thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ - Ảnh: Quang Định

Tại triển lãm do báo Tuổi Trẻ tổ chức, khai mạc tại Nhà văn hóa Thanh niên (TP.HCM) sáng 24/08, hàng trăm tấm ảnh như vẫn còn tung bọt sóng của những con tàu hung hãn, còn mang tiếng hú của vòi rồng, còn đượm tình cảm của hàng ngàn, hàng triệu người Việt hướng về biển Đông, lại một lần nữa nhắc nhở người xem: những đe dọa với chủ quyền đất nước vẫn còn đó, vẫn còn phải chung tay làm rất nhiều việc nữa mới bảo vệ được hòa bình, dân tộc, đất nước.

Tôi muốn đến Hoàng Sa

Giao lưu với phóng viên Tuổi Trẻ

Viễn Sự là một trong những phóng viên có mặt đầu tiên trên biển Hoàng Sa, My Lăng là phóng viên đã chuyển qua nhiều con tàu khác nhau để bám trụ suốt 38 ngày quanh khu vực giàn khoan.

“Trong tôi, cảm xúc của một công dân mong muốn được góp sức mình trong việc bảo vệ chủ quyền lấn át hẳn cảm xúc của một phóng viên được đi vào điểm nóng” - Viễn Sự chia sẻ khi giao lưu tại cuộc triển lãm.

“Bản lĩnh, sự dấn thân và lòng yêu nước thì không phân biệt giới tính” - My Lăng trả lời một cách giản dị những câu hỏi xoáy vào những khó khăn, lo lắng của một cô gái trong nhiệm vụ đặc biệt này. Những câu trả lời của họ càng như tiếp nhiệt thêm cho những háo hức “được đi đến Hoàng Sa, Trường Sa” của các bạn trẻ đang tham dự giao lưu.

Tần ngần lấy tay sờ vào lá cờ được Tuổi Trẻ mang về từ đảo Đá Tây, em Lê Trần Phương Phúc (học sinh lớp 8 Trường Hai Bà Trưng, Q.3) nhận xét: “Sớ vải mỏng, dễ rách quá, màu bạc nhiều hơn lá cờ ở nhà em đã dùng mấy năm. Chắc là do gió biển phải không cô?”.

Nhận xét khá tinh tế đã cho em học được nhiều điều. Ở triển lãm hôm nay không chỉ có lá cờ ở đảo Đá Tây, còn quý hơn nữa là lá cờ với chữ ký của thủy thủ đoàn tàu kiểm ngư HP 926, lá cờ chỉ còn ngôi sao vàng nguyên vẹn kiêu hãnh của tàu HQ 957, mảnh lan can móp méo vì bị đâm va của tàu KN 22.

Nếu mỗi tấm ảnh ghi lại một khoảnh khắc, một lát cắt của chuỗi sự kiện thì mỗi hiện vật này lại mang trong mình một câu chuyện dài. Từng sợi vải thấm vị mặn kể câu chuyện gian khó, thiếu thốn trên biển, trên đảo. Những sớ vải tua rua, tan tác vẽ nguyên hình trận gió, cơn bão. Mảnh sắt han gỉ kể câu chuyện về những chiếc tàu nhỏ bé, cũ kỹ mà can trường, quả cảm.

Đứng rất lâu trước những hiện vật để nghe, để đọc, Phúc nói như phân trần: “Lúc xảy ra chuyện này, tối nào em cũng xem tin thời sự. Tức lắm cô ạ. Em mong sau này lớn lên sẽ được đến Trường Sa, Hoàng Sa”.

Không chỉ Phúc, trong buổi giao lưu với đại úy Lê Trung Thành, thuyền trưởng tàu cảnh sát biển 4033 và hai phóng viên báo Tuổi Trẻ My Lăng và Viễn Sự, rất nhiều bạn đọc, cả thanh niên lẫn người già, đều bày tỏ: Mong được đến Trường Sa, Hoàng Sa.

Lư Bảo Thiếu Huyền, đoàn viên Quận đoàn 9, hỏi: “Em cần điều kiện gì để được ra Hoàng Sa cống hiến?”. Phan Thành Công, chiến sĩ biên phòng, điềm tĩnh hơn: “Nghe các anh chị kể chuyện, đọc bài viết trên báo, tôi cũng háo hức muốn được đến điểm nóng đó”.

Đặc biệt nhất là bày tỏ của ông Huỳnh Văn Ngãi đến từ phường 14, quận 10: “Tôi được học và nung nấu lòng yêu nước, tinh thần bảo vệ chủ quyền đất nước, tự chủ dân tộc từ ngày học bài “Ngàn năm Bắc thuộc” năm lên 10 tuổi. Đã sống hết cả một đời với đất nước, năm nay 84 tuổi, tôi mong khi nằm xuống sẽ được chôn cất ở đảo Trường Sa”.

Ông Ngãi từng bày tỏ nguyện vọng này trong các cuộc họp tiếp xúc cử tri ở thành phố mấy năm trước, khi biển Đông còn chưa là điểm nóng. Hôm nay, đến triển lãm và lặp lại một lần nữa, ông nói thêm: “Lặp lại để khẳng định ý nguyện của tôi là nghiêm túc dù biết rất khó được thực hiện. Lặp lại để biết với mình rằng chủ quyền đất nước luôn thiêng liêng nhất. Lặp lại cũng để nói điều đó với con cháu mình nữa...”.

Điều thiêng liêng nhất

“Chủ quyền đất nước là thiêng liêng nhất”, câu ấy cũng được đại úy Thành lặp đi lặp lại trong các câu trả lời của mình. “Cảm giác của anh như thế nào khi được giao nhiệm vụ đưa tàu ra vùng biển Trung Quốc vừa hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (tàu cảnh sát biển 4033 là tàu đầu tiên tiếp cận vùng biển này)? Anh có lường trước những khó khăn, nguy hiểm không?”, đại úy Thành đáp: “Chủ quyền đất nước là thiêng liêng nhất, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng và chỉ suy nghĩ cách nào để hoàn thành nhiệm vụ được giao, không có chỗ cho những lo lắng về nguy hiểm, không có khái niệm sợ”.

Khi được hỏi sau này liệu Trung Quốc có đưa giàn khoan quay lại, mạnh hơn, nhiều hơn nữa không, đại úy Thành trả lời: “Chúng ta đã kiên trì thực hiện đúng đắn mọi biện pháp đấu tranh suốt 75 ngày, họ phải rút giàn khoan là chuyện tất nhiên. Chuyện giàn khoan hay tàu Trung Quốc có quay lại nữa không là chuyện không thể nói trước, nhưng bảo vệ chủ quyền luôn luôn là nhiệm vụ của chúng tôi”...

Đó là hình ảnh những em bé mang heo đất đến đập, đếm và đóng góp để xây nhà cho bộ đội Trường Sa, mua tàu cho cảnh sát biển. Đó là hình ảnh chị ve chai Nguyễn Thị Quí đi giới thiệu về các chương trình “Góp đá xây Trường Sa”, “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” trên mọi nẻo đường mưu sinh. Đó là hình ảnh những hội nghị, hội thảo, những cuộc nghiên cứu, thu thập chứng cứ chủ quyền, luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ hòa bình...

“Mọi người cực quá, làm nhiều việc quá, phần tôi không may, chưa làm được gì” - một người đàn ông xách chiếc túi du lịch nặng, lần lượt xem hết tấm ảnh này đến tấm ảnh kia của gian triển lãm, nói. Ông là Phan Thiên Ân, bán vé số ở khu vực bến xe miền Đông, hôm nay bỏ một buổi bán đến đây xem triển lãm.

“Trước kia tôi cũng đi bộ đội ở Lâm Đồng. Xem hình ảnh, đọc báo, thấy mấy chú bộ đội Trường Sa vất vả hơn mình nhiều lắm, thấy tàu Việt Nam bị uy hiếp dữ quá, muốn rớt nước mắt. Tôi nghèo quá, không có tiền thuê trọ, đi bán vé số mà phải mang hết đồ đạc đi theo trong cái túi này, nhưng mà từ hôm nay tôi sẽ cố gắng để cũng góp được chút gì đó cho đất nước” - ông Ân nói.

Ông xách túi ra khỏi không gian triển lãm, gương mặt tươi hơn, dáng đi bớt vẻ lầm lũi.

PHẠM VŨ

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.