Trung Quốc đang lặp lại chiến thuật của Đức Quốc xã
Tuesday, October 21, 2014 7:24 AM GMT+7
Yêu sách hết sức phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông cùng luận điệu tuyên truyền ngụy tạo chứng cứ đang khiến nhiều người liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của Joseph Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc xã, rằng: "Nếu nói dối đủ to và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”. Đó là thủ thuật nói dối đúng lúc, nói dối nhiều lần với tham vọng bá quyền độc chiếm Biển Đông.

Diễn biến phức tạp trên Biển Đông cùng bản chất ngụy tạo chứng cứ thô thiển về chủ quyền lãnh thổ theo kiểu "biến không thành có”, biến vùng không tranh chấp trở thành vùng tranh chấp của Trung Quốc đang làm cho nhu cầu của chính người dân Trung Quốc muốn hiểu rõ sự thật lịch sử trở nên bức thiết.

Lịch sử Trung Quốc hiển nhiên khẳng định lãnh thổ quốc gia này không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Lãnh thổ Trung Quốc qua các triều đại được ghi dấu bằng các bản đồ như "Hoàng triều dư địa toàn đồ” (1728-1729), "Hoàng triều nhất thống dư địa toàn đồ” (1894), và "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” xuất bản năm 1904 của Trung Quốc được công bố thời nhà Thanh (do Nhà xuất bản Thượng Hải in năm 1904) là những chứng cứ lịch sử không thể chối cãi, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Nhiều chứng cứ, trong đó có các bản đồ của chính Nhà nước Trung Quốc công bố với cả thế giới thể hiện rõ ràng cực nam lãnh thổ của quốc gia này chỉ đến đảo Hải Nam. Cũng như sử sách của Trung Quốc đã khẳng định rõ cực nam của Trung Quốc là núi Nhai (Nhai Sơn hay Thiên Nhai Sơn) nằm phía nam Nhai Châu (đảo Hải Nam ngày nay) ở vị trí 18030’ vĩ độ Bắc. Những chứng cứ lịch sử như vậy không thể xóa bỏ, không thể bị bóp méo nhằm mục đích thực hiện yêu sách "đường lưỡi bò” phi lý trên Biển Đông.

Trong khi đó, ít nhất từ thời Chúa Nguyễn, Việt Nam đã thực thi chủ quyền thường xuyên và ổn định ở Hoàng Sa và Trường Sa. Cùng với bản đồ, còn nhiều chứng cứ lịch sử khác khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thế nhưng, với yêu sách hoang đường của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua người dân Trung Quốc chỉ được tiếp cận những chứng cứ ngụy tạo do chính quyền Trung Quốc cố tình đưa ra. Người dân Trung Quốc không có điều kiện để biết rõ thực chất các chứng cứ lịch sử - khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Giới trí thức tiến bộ ngay tại Trung Quốc cũng đã phải lên tiếng về chủ quyền ngụy tạo "biến không thành có” của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa, với cả "đường lưỡi bò” phi lý chiếm gần trọn Biển Đông. Tuy nhiên những tiếng nói trung thực đúng đắn ấy ngay "trong lòng Trung Quốc” vẫn bị trùm phủ bởi luận điệu ngụy biện về chủ quyền qua các kênh truyền thông ở Trung Quốc.

Sự tưởng tượng về chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc thậm chí còn lọt vào các trang sách giáo khoa giảng dạy ở trường học và nhiều tài liệu khác. Sự nói dối động trời nếu được lặp đi lặp lại vẫn sẽ có người tin. Câu chuyện nỗi tiếng "Tăng Sâm giết người” thời Xuân Thu với sự lặp đi lặp lại những thông tin giả dối đã khiến mẹ của Tăng Sâm tin con mình phạm tội tày đình - dường như đang được tái lập trong kỹ thuật truyền thông của Trung Quốc về chủ quyền hoang đường trên Biển Đông.

Trung Quốc bị nhiều quốc gia phản đối khi chính thức đưa ra yêu sách "đường lưỡi bò” bằng Công hàm CML/17/2009 được gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 7-5-2009 nhưng Trung Quốc không nêu được cơ sở pháp lý chặt chẽ nào. Vậy nhưng, quốc gia này vẫn ngông nghênh triển khai các hoạt động gọi là "chấp pháp trên biển” trong phạm vi "đường lưỡi bò” phi lý. Trung Quốc đã không ngần ngại gửi các đoàn đến các nước để thuyết trình với những chứng cứ ngụy tạo về chủ quyền với biển Đông, với Hoàng Sa và Trường Sa.

Bằng cách ấy, Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận lầm tưởng Trung Quốc có quyền đối với vùng biển mà Trung Quốc đã tuyên bố, nhằm đánh lừa cộng đồng quốc tế thừa nhận sự tồn tại của "đường lưỡi bò”. Các dữ liệu ngụy tạo thất thiệt của Trung Quốc đã được kỹ thuật truyền thông tại quốc gia này gieo vào lòng tin của người dân Trung Quốc về chủ quyền tưởng tượng của họ trên Biển Đông mà mới nhất là cái gọi là "thành phố Tam Sa” được thành lập.

Luận điệu nói dối đã phát huy hữu hiệu, những viên đạn truyền thông đã bắn vào tâm tưởng người dân Trung Quốc khiến cho nhiều người trong số họ ngộ nhận rằng Việt Nam "xâm chiếm” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước sự ngụy tạo chứng cứ tuyên truyền sai trái của Trung Quốc, cộng đồng thế giới rất cần được tiếp cận các tài liệu về sự thật lịch sử và những căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dù Việt Nam luôn kiên trì với đường lối hòa bình, hành xử phù hợp với pháp luật quốc tế, không sử dụng vũ lực, nhưng cần tăng cường hoạt động chấp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Thiết nghĩ, chân lý sẽ soi sáng khi các vụ việc Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, công khai, khách quan tại Tòa Trọng tài Quốc tế, để cộng đồng quốc tế thấy rõ chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo ĐẠI ĐOÀN KẾT

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.