Tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông: Trung Quốc không được phá luật quốc tế
Thursday, November 20, 2014 8:01 AM GMT+7
Theo Đài GMA News, vấn đề Biển Đông là một trong những trọng tâm được thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần này và dư luận đang hoài nghi về khả năng ASEAN và Trung Quốc thảo luận thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Mục đích giải thích hành động

Tại cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama hôm 12/11, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã đề xuất 6 phương hướng nhằm xây dựng quan hệ kiểu mới giữa 2 nước. Trước đó (11/11), tờ Wall Street Journal cho biết, ông Barack Obama và ông Tập Cận Bình sẽ công bố 2 thỏa thuận nhằm ngăn chặn đối đầu quân sự. Trước đó, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã ăn tối trong 5 tiếng (hơn 2 tiếng so với dự kiến) tại Trung Nam Hải dưới sự tháp tùng của Ngoại trưởng John Kerry và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice.

Tổng thống Barack Obama khẳng định, Washington không có ý định kiềm chế Bắc Kinh bởi điều đó không có lợi cho Mỹ. Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã đề nghị người đứng đầu Nhà Trắng chịu khó học thêm lịch sử Trung Quốc để hiểu hơn về Bắc Kinh. Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama cam kết thúc đẩy quan hệ “nước lớn kiểu mới” giữa Washington và Bắc Kinh.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Theo giới truyền thông, chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng thống Barack Obama nhằm tiếp tục bày tỏ cam kết đối với chiến lược “xoay trục” sang Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Hãng Reuters dẫn lời ông Barack Obama - khi Trung Quốc phát triển, Mỹ muốn họ là đối tác ủng hộ luật quốc tế, không phá hoại nó. Ông Barack Obama cũng khẳng định, hợp tác Mỹ - Trung mang lại lợi ích cho thế giới và mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh không phải là “cuộc chơi thiệt hơn”. Trong khi đó, giới chức Mỹ lại coi Trung Quốc là “kẻ làm loạn châu Á”.

Giới phân tích cho rằng, Tổng thống Barack Obama cần có việc làm cụ thể để giải tỏa những hoài nghi về chính sách “xoay trục” và ông chủ Nhà Trắng có thể thông qua một số việc cụ thể sau để giúp Mỹ tiếp tục củng cố vị thế tại Châu Á - Thái Bình Dương. Đó là, kết thúc đàm phán TPP, tăng cường hợp tác về Biển Đông, tăng cường quan hệ với Nhật Bản, đẩy mạnh lợi thế năng lượng của Mỹ...

Ngày 11/11, Phó cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes tuyên bố, Washington phải “rất rõ ràng” với Trung Quốc nếu Bắc Kinh có những hành động vượt quá giới hạn của những tiêu chuẩn quốc tế về an ninh mạng và các vấn đề khác. Theo ông Ben Rhodes, gián điệp mạng, tranh chấp biển, cùng một loạt vấn đề khác được thảo luận trong bữa tiệc tối 11/11 giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Tập Cận Bình, cũng như trong cuộc hội đàm chính thức hôm 12/11.

Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice cho biết, Tổng thống Barack Obama nêu vai trò chủ động của Washington trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) ở Myanmar. Theo tờ The Hindu, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ bày tỏ quan ngại trước sự lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông bởi New Delhi có lợi ích hợp pháp tại khu vực này bởi 55% tổng giá trị thương mại của Ấn Độ đi qua Biển Đông. Giới chuyên môn khẳng định, Biển Đông có ảnh hưởng mạnh tới hòa bình và ổn định trong khu vực.

Ngày 12/11, Hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Đây là sự kiện chính trị quốc tế lớn nhất tại Myanmar kể từ khi nước này bắt đầu các cuộc cải cách chính trị. Ngày 10/11, tờ Myanmar Times bình luận, trong một năm giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN, Myanmar đã không làm được gì và cũng không để mất điều gì. Nhưng các cuộc đàm phán về Biển Đông, cũng như Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) chẳng đi đến đâu sau hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 tại Myanmar hồi tháng 5.

Bởi cho tới nay Trung Quốc vẫn muốn thương đàm với từng nước về COC. Giáo sư Carl Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, tranh chấp trên Biển Đông sẽ là chủ đề nóng nhất tại hội nghị ASEAN. Học giả Ian Storey của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cảnh báo, khó có đột phá về COC tại hội nghị ASEAN bởi Trung Quốc đang tìm cách kéo dài các cuộc đàm phán về COC.

Đều vì lợi ích riêng

Ngày 11/11, Hãng Bernama dẫn lời Thủ tướng Malaysia khi ông Najib Razak cho biết, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tán dương Malaysia vì chọn đường lối ngoại giao im lặng trong các vấn đề về Biển Đông. Trước đó (04/11), Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian tuyên bố, Pháp ủng hộ lập trường của Malaysia về biện pháp không đối đầu trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.

Cũng trong ngày 11/11, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc trao đổi ngắn với Tổng thống Philippines Benigno Aquino bên lề Hội nghị cấp cao APEC và hy vọng, Manila sẽ quay trở lại sự đồng thuận song phương trước đây, cũng như trong vấn đề Biển Đông. Tổng thống Benigno Aquino khẳng định, sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan với Trung Quốc và mong muốn cải thiện quan hệ song phương với Bắc Kinh.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye

Trước đó (09/11), tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Theo đó, 2 bên đều chia sẻ về chiến lược “trục hàng hải” của Indonesia và “Con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21” của Trung Quốc, coi đây là trọng tâm mới của hợp tác song phương.

Cũng trong ngày 09/11, Tổng thống Joko Widodo và Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký 12 bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp 2 nước với tổng trị giá gần 20 tỉ USD. Trước đó (04/11), tân Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết, Tổng thống Joko Widodo sẽ nhấn mạnh khái niệm về “trục hàng hải” trong các diễn đàn khu vực và quốc tế thời gian tới. Được biết, ông Joko Widodo đang có kế hoạch gia tăng chi tiêu quốc phòng thêm 1,5% để cải thiện và củng cố năng lực hải quân Indonesia.

Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Rayacudu cho biết, Indonesia sẽ tăng gần gấp đôi ngân sách quốc phòng để thực hiện chương trình hiện đại hóa vũ khí và trang bị cho quân đội. Hãng Bloomberg News từng dẫn lời tướng Moeldoko, Tổng tham mưu trưởng quân đội Indonesia tuyên bố (tại Singapore hôm 28/10), tân Tổng thống Joko Widodo sẽ phải đối mặt với một Trung Quốc đang tìm mọi cách thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông với một sự hung hăng chưa từng có kể từ khi Indonesia độc lập.

Tối 10/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã có cuộc nói chuyện không chính thức và 2 nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy các cuộc đàm phán chuyên viên cấp cao nhằm cải thiện quan hệ song phương. Trước đó (6/11), cuộc họp toàn thể của Ủy ban hợp tác Hàn-Nhật tại Seoul đã bế mạc mà không ra được tuyên bố chung. Đây là lần đầu tiên sau 50 cuộc họp toàn thể, Ủy ban Hợp tác Hàn - Nhật không đạt được tuyên bố chung như dự kiến.

Khoảng 20 ngày trước (25/10), liên minh nghị sĩ Nhật Bản và Hàn Quốc đã hội đàm tại Seoul (Hàn Quốc) để giải quyết vấn đề phụ nữ mua vui trong quá khứ. Đây là lần đầu tiên nghị sĩ Nhật Bản và Hàn Quốc đưa ra tuyên bố chung về vấn đề nhạy cảm này. Trước đó (24/10), Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye mong muốn, 2 nước có thể đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm phục hồi danh dự cho những phụ nữ mua vui còn sống.

Mặc dù cuộc giữa Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chỉ diễn ra trong 30 phút hôm 10/11 (lần đầu tiên từ khi cầm quyền của 2 nhà lãnh đạo), nhưng theo kênh truyền hình Channel News Asia, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định: Cuộc gặp là bước đầu trên chặng đường cải thiện quan hệ Nhật - Trung. Và ông Shinzo Abe đã đề nghị ông Tập Cận Bình thiết lập một cơ chế liên lạc hàng hải nhằm ngăn chặn các vụ va chạm trong tương lai giữa tàu thuyền và máy bay của 2 nước trên biển Hoa Đông.

Ngày 11/11, Hãng Jiji Press cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn xuất 300 triệu yen (hơn 2,6 triệu USD) để nghiên cứu, đóng tàu khu trục nhỏ với vận tốc lớn nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các đảo xa. Dự kiến, lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ nhận 2 tàu khu trục mới trong năm 2021-2022.

Ngày 10/11, tờ Cambodia Daily đưa tin, Trung Quốc đã đồng ý cung cấp cho Campuchia khoản viện trợ thường xuyên và cho vay ít nhất 500 triệu USD/năm (từ năm 2015) để phát triển đất nước. Bởi ông Tập Cận Bình từng nói với Thủ tướng Hun Sen rằng: Tình hữu nghị giữa Campuchia và Trung Quốc là rất quý giá, cần được duy trì và phát triển để tạo nên mối quan hệ có chung vận mệnh và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy tỏ ra đứng ngoài các tranh chấp, nhưng Indonesia vẫn thừa nhận: Trung Quốc sẽ nuốt sống bạn, nếu bạn yếu đuối!

Dư luận nhận định, “con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ XXI” được coi là tham vọng lớn trong chính sách đối ngoại của Chủ tịch nước Tập Cận Bình và một số nước như Indonesia, Thái Lan, Campuchia… đã ủng hộ “tấm bản đồ” này của người đứng đầu quốc gia đông dân nhất thế giới.

Nhưng tờ The Diplomat lại nhận định, “con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ XXI” không rõ ràng, không biết chính xác là các nước dọc theo con đường này sẽ liên kết với nhau như thế nào và thông tin chi tiết về kế hoạch này quá ít. Tờ The Economist cho rằng, ông Tập Cận Bình muốn Trung Quốc trở thành trung tâm của thế giới.

 

Hồng Thất Công

Thep Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.