Năm APEC 2017: Sẵn sàng tạo dấu ấn!
17 Tháng Giêng 2017 8:42 SA GMT+7
(NB&CL) Lần thứ 2 vinh dự nhận trọng trách đăng cai các hoạt động Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) kể từ năm 2006, Việt Nam đã, đang nỗ lực hết mình để tổ chức thành công kỳ APEC 2017 mang đậm dấu ấn Việt Nam, một Việt Nam “đổi mới năng động, hội nhập trách nhiệm, mến khách và an ninh”.

Tích cực và có trách nhiệm

Ngay từ khi nhận nhiệm vụ đăng cai tổ chức năm 2013, Việt Nam đã triển khai công tác chuẩn bị rất sớm, có trách nhiệm. Cuối năm 2013 đầu 2014, Việt Nam đã thành lập Nhóm công tác liên ngành. Từ giữa năm 2015, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia APEC 2017, gồm 25 Ủy viên là Lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành và thành phố. Ngoài ra còn có 5 tiểu ban là Nội dung; Vật chất hậu cần; An ninh Y tế; Văn hóa, Thông tin tuyên truyền; Lễ tân. Đây là những đầu mối then chốt bảo đảm quá trình chuẩn bị cho Năm APEC được chu đáo. Dự kiến, công tác chuẩn bị sẽ phải cơ bản hoàn tất trong sáu tháng đầu năm 2017.

Theo ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ VH, TT – DL, Phó Trưởng Tiểu ban tuyên truyền và văn hóa, Ủy ban Quốc gia APEC, một số nội dung đã, đang và sắp triển khai trong thời gian tới có thể kể đến như logo, bộ nhận diện, tranh cổ động toàn quốc, tổ chức tuần phim APEC, triển lãm ảnh APEC, thiết kế trang phục – đây là một món quà cho các lãnh đạo, các nguyên thủ của các nền kinh tế APEC; Liên hoan nghệ thuật của 21 thành viên; Ðêm Gala Dinner, vườn tượng ở Ðà Nẵng, các hoạt động nghệ thuật, triển lãm, hội chợ… ở các địa phương đăng cai tổ chức hội nghị để tạo sự hấp dẫn cho đại biểu và khách dự…

2.1
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Peru năm 2016.

Ngoài ra, nguồn nhân lực, tình nguyện viên, nhân viên có năng lực, trình độ ngoại ngữ để phục vụ hội nghị đang được chú trọng triển khai. Các địa phương đăng cai tổ chức Hội nghị cũng có những phương án chuẩn bị tích cực. Chẳng hạn, là nơi diễn ra sự kiện quan trọng nhất của APEC 2017 – Tuần lễ Cấp cao, UBND TP. Đà Nẵng đã phê duyệt một loạt dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo chỉnh trang một loạt các tuyến đường; nâng cấp Trung tâm Hội nghị Triển lãm thành Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Trung tâm báo chí phục vụ APEC 2017; Xây dựng Nhà ga quốc tế, Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng, xây dựng phòng VIP đón nguyên thủ Quốc gia…

 Ðặc biệt, công tác an ninh được quan tâm lớn vì đây là sự kiện trọng đại với tham dự của nguyên thủ hàng chục quốc gia, có vai trò quan trọng đối với hợp tác kinh tế trong khu vực. Nhiều phương án đã được triển khai. Các cuộc diễn tập phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, phòng chống khủng bố… được tăng cường.

Trong phiên họp toàn thể lần thứ 6 của Ủy ban Quốc gia APEC ngày 21/12/2016, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017, đã rà soát, tổng kết công tác chuẩn bị năm 2016, đồng thời trao đổi những trọng tâm công việc của 6 tháng đầu năm 2017, trong đó có tiến độ chuẩn bị Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng. Tiến sĩ Alan Bollard, Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC quốc tế nhận xét, công tác chuẩn bị của Việt Nam rất chu đáo, hoàn chỉnh và “Việt Nam đã sẵn sàng cho sự kiện lớn của mình”.

2.2
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị không chính thức các quan chức cao cấp APEC (ISOM) tháng 12/2016 tại Hà Nội.

Trước đó, tại sự kiện đầu tiên trong chuỗi các sự kiện của năm APEC 2017 – Hội nghị không chính thức các quan chức cao cấp APEC (ISOM , diễn ra tại Hà Nội trong 2 ngày 8, 9/12/2016), nước chủ nhà Việt Nam đã chứng tỏ được sự sáng tạo và tạo được sự khác biệt trong cách thức tổ chức các hoạt động, nhất là việc gắn kết hơn với doanh nghiệp, như hoạt động tổ chức Đối thoại APEC với doanh nghiệp bên lề ISOM, thu hút sự tham gia đông đảo của các thành viên và nhiều tổ chức quốc tế. Công tác tổ chức sự kiện ISOM cũng cho thấy các Bộ, ngành và địa phương của Việt Nam đã phối hợp nhịp nhàng hơn, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp vào việc tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Năm APEC 2017.  ISOM còn là cơ hội tốt để bộ máy, đội ngũ cán bộ của Ủy ban Quốc gia, các tiểu ban, Ban Thư ký, đội ngũ liên lạc viên và tình nguyện viên bước đầu được hình thành, kiện toàn và lần đầu được cọ sát, trải nghiệm thực tế, kiểm nghiệm hiệu quả hoạt động với một sự kiện đa phương lớn như APEC. Bài học tổ chức thực tế còn cho thấy, chủ trương về đảm bảo tiết kiệm, song vẫn trang trọng chu đáo, là hoàn toàn đúng đắn trong bối cảnh kinh tế khó khăn và các hoạt động APEC cần thực chất hơn. Đây cũng là vấn đề được các đối tác đánh giá cao và ủng hộ.

Đẩy mạnh công tác truyền thông

Cũng trong phiên họp toàn thể Ủy ban quốc gia APEC lần thứ 6, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đặc biệt lưu ý công tác tuyên truyền, quảng bá. Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá mảng tuyên truyền báo chí đã được triển khai kịp thời với nhiều ý tưởng sáng tạo, góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh đất nước, con người cũng như các tiềm năng kinh tế, du lịch của Việt Nam tới bạn bè quốc tế và khu vực, thu hút sự quan tâm rộng rãi của giới truyền thông.

Hiện Tiểu ban Tuyên truyền và Văn hóa đang tích cực làm việc với các đối tác và các hãng truyền thông lớn trên thế giới, trong đó có CNN, nhằm giới thiệu hình ảnh Việt Nam cũng như Năm APEC Việt Nam 2017. Việc liên kết với các kênh truyền thông quốc tế được đánh giá là một trong những hướng tuyên truyền chủ động và hiệu quả, không chỉ thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước tới Diễn đàn APEC 2017 mà còn là cơ hội tăng cường quảng bá về đất nước và con người Việt Nam.

Song song với quá trình làm việc cùng các kênh truyền thông, Ủy ban Quốc gia APEC 2017 còn đẩy mạnh việc tuyên truyền bên lề Diễn đàn, trong đó bao gồm xuất bản cuốn sách “Năm APEC Việt Nam 2017: 50 điều cần biết”. Đây là một sản phẩm được đại biểu các nền kinh tế thành viên đánh giá cao, thậm chí đã đề xuất Việt Nam cho ra đời phiên bản tiếng Anh, để phổ biến tại các nền kinh tế trong khu vực.

Website chính thức của năm APEC 2017 cũng đã đi vào hoạt động tại địa chỉ www.apec2017.vn

2.3
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung (giữa) trao đổi với các đại biểu tham gia Đối thoại với chủ đề “Tạo động lực mới thúc đẩy tăng trưởng và liên kết APEC” tổ chức ngày 8/12/2016 tại Hà Nội.

Một Việt Nam đậm dấu ấn văn hóa truyền thống, thân thiện, mến khách

Năm 2017 cũng là năm đầu tiên mà các nhà lãnh đạo APEC nhất trí tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa trong khuôn khổ hợp tác APEC. Với Việt Nam, thật trùng hợp khi 2017 cũng là năm Việt Nam là chủ nhà APEC, phù hợp với chủ trương và những nỗ lực của Việt Nam trong việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam, thể hiện truyền thống nhân văn, giá trị văn hóa của Việt Nam. APEC là diễn đàn liên kết kinh tế nhưng rõ ràng trong thời đại kết nối, thế giới phẳng như hiện nay thì văn hóa và con người rất quan trọng. Gắn kết con người giữa các nền kinh tế với nhau, hiểu văn hóa của nhau hơn, từ đó thúc đẩy triển khai hợp tác kinh tế hiệu quả hơn là hướng đi của Việt Nam trong năm đăng cai APEC 2017. Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp Ban Thư ký APEC Việt Nam 2017 nhấn mạnh: “Trong tình hình khu vực và thế giới đứng trước rất nhiều thách thức về hòa bình và an ninh thì hơn lúc nào hết một giải pháp để bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực và thế giới là quan hệ hữu nghị giữa người với người. Càng giao lưu, càng gắn kết, hiểu văn hóa, tôn trọng lẫn nhau thì sẽ có điều kiện  tăng cường đối thoại và hợp tác, giữ gìn hòa bình. Văn hóa ở đây không chỉ giúp tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị mà nó còn giúp kết nối con người, một trong 3 thành tố cho kết nối kinh tế và liên kết khu vực rất tốt”.

2.4
Các đại biểu dự Hội thảo về các chủ đề ưu tiên của năm APEC 2016 tại Hà Nội tháng 12/2016.

Quyết định đăng cai APEC 2017 là chủ trương triển khai hội nhập quốc tế toàn diện và nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam. APEC 2017 sẽ mang đến một hình ảnh Việt Nam đậm dấu ấn văn hóa truyền thống, thân thiện, mến khách, chủ động, tích cực, đóng góp để xây dựng một châu Á – Thái Bình Dương năng động, gắn kết, đóng góp cho hòa bình, phát triển, liên kết và thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Cơ hội của các địa phương

Năm APEC sẽ bao gồm 200 hoạt động lớn, nhỏ được tổ chức trong suốt cả năm 2017 tại 10 tỉnh, thành của Việt Nam (Hà Nội, Nha Trang, Vinh, Ninh Bình, Huế, Hạ Long, Cần Thơ, Hội An, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, trong đó, quan trọng nhất là Tuần lễ Cấp cao lần thứ 25 diễn ra tháng 11 tại TP. Đà Nẵng, với sự góp mặt của Tổng Thư ký LHQ cùng lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên.

Hàng chục nghìn lượt đại biểu quốc tế dự kiến sẽ đến tham dự các hoạt động APEC tại Việt Nam, trong đó có khoảng 1.000 nhà lãnh đạo của các tập đoàn lớn cũng như hàng nghìn doanh nghiệp và phóng viên đến từ các hãng thông tấn, truyền thông hàng đầu thế giới và khu vực.

Các địa phương được Chính phủ giao đăng cai tổ chức Hội nghị APEC như: Hà Nội, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ sẽ quyết tâm không để bỏ qua cơ hội quảng bá hình ảnh địa phương mình ra thế giới. Ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các cơ quan, chính quyền các địa phương trong tỉnh bắt tay chuẩn bị cho APEC 2017 từ tháng 11/2016. “Nha Trang là thành phố du lịch, tỉnh sẽ quảng bá bằng nhiều hình thức khác nhau như trang trí chào đón xuân Đinh Dậu 2017, sẽ để lại “kéo dài” ra sau rằm tháng Giêng – thời điểm tổ chức APEC. Những tuyến du lịch biển, đảo chấn chỉnh lại mọi khâu, chọn những tình nguyện viên nói tiếng Anh giỏi, nhanh nhẹn trợ giúp các đại biểu đến dự APEC. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong tỉnh trưng bày, quảng cáo sản phẩm phía ngoài các hội nghị, hội thảo và trên các đường phố. Làm sao từ người bán hàng, lái xe taxi, lái tàu du lịch, nhân viên sân bay… đến các doanh nghiệp đều có ý thức quảng bá sản phẩm, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với cộng đồng thế giới. Chúng ta quyết không bở lỡ cơ hội này” – Ông Lê Đức Vinh nhấn mạnh.

Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) 2017 sẽ diễn ra vào tháng 11/2017 tại TP. Đà Nẵng, trong đó sự kiện quan trọng nhất là Hội nghị cấp cao với sự tham dự của các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên và hàng nghìn đại biểu chính thức, phóng viên báo chí nước ngoài, các nhà doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng cũng sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp, Đối thoại của Lãnh đạo cấp cao với các nhà lãnh đạo ABAC (APEC Business Advisory Council – Hội đồng cố vấn kinh doanh của APEC) và Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế. Với việc đăng cai tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Đà Nẵng hy vọng sẽ tạo một dấu ấn riêng để tiếp nối vào những cột mốc lịch sử của APEC.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, Đà Nẵng đã khởi động công tác chuẩn bị cho vai trò là thành phố APEC 2017 từ cuối năm 2014. Thành phố đang tích cực hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, triển khai công tác tuyên truyền quảng bá, các kế hoạch đào tạo nguồn lực và đảm bảo an ninh, y tế, lễ tân, hậu cần. 

Với quy mô và tầm quan trọng của Tuần lễ Cấp cao trong khuôn khổ Diễn đàn APEC, sự kiện kinh tế lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có thể nói Đà Nẵng đang chạm tới một cơ hội chiến lược để khẳng định vai trò và vị thế của mình trong nước và quốc tế. Đà Nẵng thuận lợi về hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, du lịch phát triển, kinh nghiệm tổ chức những sự kiện quốc tế lớn… Những lợi thế này giúp Đà Nẵng tự tin với vinh dự là thành phố đăng cai Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

Ngài Craig Chittick, Đại sứ Australia tại Việt Nam, nhận định “Sự chú ý của cả thế giới sẽ đổ dồn về Đà Nẵng trong tháng 11/2017 khi các nhà lãnh đạo, các Bộ trưởng và các CEO đến từ 21 nền kinh tế APEC tụ họp tại thành phố này. Đây sẽ là một cơ hội lớn để Đà Nẵng thể hiện cho thế giới thấy tiềm năng của thành phố như một cửa ngõ trung tâm quan trọng cho du lịch và đầu tư. Các vị khách này, trong đó có nhiều người Australia, sẽ được chứng kiến sự năng động, đổi mới sáng tạo của Đà Nẵng, cũng như thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên và các món ăn đặc sản có tiếng của địa phương”.

Trước thềm kỷ niệm 20 năm thành phố trực thuộc Trung ương, việc Đà Nẵng được Trung ương chọn là thành phố đăng cai Tuần lễ cấp cao APEC 2017 có thể được xem như phần thưởng hết sức ý nghĩa cho những nỗ lực trong gần hai mươi năm đổi mới và phát triển. Thời gian qua, Đà Nẵng đã tạo dựng cho mình những thương hiệu riêng như “thành phố đáng sống”, “thành phố môi trường”, “thành phố phong cảnh châu Á”, “thành phố tổ chức lễ hội, sự kiện”… và từng bước định vị hình ảnh của mình trên bản đồ quốc tế. Mặc dù vậy, để vị thế của Đà Nẵng có thể sánh ngang với các thành phố đăng cai Tuần lễ Cấp cao APEC từ trước đến nay, cần có những chính sách chiến lược để tận dụng tối đa lợi thế từ bước ngoặt này, đồng thời mở ra một chương mới cho tương lai phát triển của Đà Nẵng./.

Hồng Hà

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.