Sri Lanka cản Trung Quốc quân sự hóa cảng biển
05 Tháng Bảy 2018 6:39 SA GMT+7
Đứng trước nguy cơ bị thâu tóm cảng biển Hambantota, Sri Lanka cấm Trung Quốc sử dụng mục đích quân sự.

Trang điện tử của Lanka Business ngày 2/7 thông tin, Sri Lanka đã thông báo với Trung Quốc về việc không sử dụng cảng Hambantota cho mục đích quân sự. Bên cạnh đó, Sri Lanka cũng điều Bộ Tư lệnh Hải quân miền nam đến cảng biển đang thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc.

“Hải quân Sri Lanka đang di chuyển Bộ Tư lệnh miền Nam đến cảng Hambantota. Không cần phải lo sợ về vấn đề an ninh vì cảng này sẽ thuộc quyền kiểm soát của hải quân Sri Lanka" - Văn phòng Thủ tướng Sri Lanka tuyên bố trong một văn bản.

"Sri Lanka cũng đã thông báo tới Trung Quốc rằng cảng Hambantota không thể được sử dụng cho mục đích quân sự"- thông báo nêu rõ.

Chính phủ Sri Lanka cho biết họ buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng nước sâu có vị trí chiến lược này tới 99 năm bởi không thể hoàn trả khoản vay xây dựng cơ sở hạ tầng cảng này của chính quyền cựu Tổng thống Mahinda Rajapakse (2005-2015).

Trong khi đó, Cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa cho rằng, dù có vay tiền Trung Quốc để xây dựng cảng này và lâm vào nguy cơ không thể trả nợ được, ông cũng không bao giờ có kế hoạch cho thuê toàn bộ cảng Hambantota trong 99 năm cho bất kỳ công ty nước ngoài nào.

Việc cho thuê cảng Hambantota cho phép Trung Quốc kiểm soát lãnh thổ gần bờ biển Ấn Độ, và Ấn Độ giờ đây e ngại về việc sử dụng cảng này cho mục đích quân sự của Trung Quốc.

Phương Tây lo ngại Hambantota với một vị trí chiến lược sẽ giúp cho Trung Quốc phát triển mạnh mẽ sáng kiến “Vành đai- Con đường” của mình đặc biệt có thể sử dụng cảng này như một căn cứ hải quân. Dự án này là một ví dụ rõ ràng cho thấy mưu đồ của Bắc Kinh trong việc cho vay số tiền khổng lồ để xây dựng cơ sở hạ tầng khi chính quyền địa phương vượt quá khả năng trả nợ thì buộc phải nhường quyền kiểm soát dự án cho phía Trung Quốc.

Theo người phát ngôn Hải quân Sri Lanka Dinesh Bandara, một đơn vị hải quân đã được thiết lập ở Hambantota và hoạt động xây dựng để chuyển đổi cảng này thành căn cứ hải quân đang được tiến hành.

Đây là một trong những nỗ lực của Sri Lanka nhằm giảm sự kiểm soát cả về hoạt động thương mại, cơ sở hạ tầng cảng Hambantota và vị trí quân sự chiến lược của cảng này trong tay Trung Quốc.

 

Sri Lanka được cho là cũng "cho" cảng biển Colombo cho Trung Quốc khi cảng này được cải tạo với nguồn kinh phí lớn từ Trung Quốc.

Tờ Namibian của Ấn Độ hồi năm 2014 thông tin, Trung Quốc dự kiến thiết lập 18 căn cứ hải quân ở Sri Lanka, Pakistan, Myanmar và nhiều nơi khác ở tây và nam Ấn Độ Dương.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc khi đó nói rằng, tàu ngầm của quân đội Trung Quốc chỉ hai lần "neo đậu kỹ thuật" tại cảng Colombo ở Sri Lanka trong lúc đang làm nhiệm vụ hộ tống cho hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden tại Somalia.

Cựu Đại sứ Sri Lanka tại Trung Quốc Nihal Rodrigo cho biết, trong đàm phán các quan chức Trung Quốc nói rất rõ, chia sẻ tin tức tình báo là một bộ phận của dự án.

Bắc Kinh muốn biết những ai (tàu thuyền nước ngoài nào) đến và đi từ cảng này.

Các dự án rót vốn khổng lồ của Trung Quốc đặc biệt chú trọng tới các vị trí chiến lược ở mỗi quốc gia có thể giúp ích cho hoạt động phát triển hành lang kinh tế của nước này.

Trung Quốc một mực khẳng định dự án "Con đường tơ lụa hàng hải" chỉ phục vụ mục đích phát triển kinh tế. Tuy nhiên, căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti đã tố cáo Trung Quốc có sẵn mưu đồ quân sự và mở rộng ảnh hưởng toàn cầu.

Hồi năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đã ký kết bản thỏa thuận có thời hạn 10 năm với Tổng thống Djibouti để xây dựng một căn cứ hải quân đóng vai trò là trung tâm hậu cần cho các tàu thuyền của Hải quân Trung Quốc tham gia sứ mệnh chống hải tặc ở khu vực ngoài khơi bờ biển Yemen.

Giới truyền thông cho thấy, chi phi hoạt động của căn cứ này là 100 triệu USD/năm và được đặt tại vùng bắc Obock. Đây cũng chính là nơi một tiền đồn của Mỹ đã buộc phải đóng cửa hoạt động hồi đầu tháng 8/2015.

Tranh cãi về việc Trung Quốc giấu diếm tham vọng quân sự trong dự án "Một vành đai, một con đường" có tổng trị giá lên tới 140 tỷ USD, đã âm ỉ bấy lâu nay. Mục tiêu cuối cùng của dự án này là giúp Hải quân Trung Quốc có thể tiếp cận hàng loạt cầu cảng kéo dài từ Biển Đông cho tới khu vực bờ biển Đông Phi. Đây chính là mô hình "chuỗi ngọc trai".

Danh sách các cầu cảng nằm trong "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc gồm có Colombo ở Sri Lanka, Gwadar ở Pakistan, Chittagong tại Bangladesh, đảo Maday của Myanmar và cảng Victoria ở Seychelles.

Sơn Dương

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.