Thấy gì qua việc Triều Tiên “thay máu” hàng loạt lãnh đạo cấp cao?
Monday, April 15, 2019 11:22 PM GMT+7
VOV.VN - Giới phân tích cho rằng việc thay nhiều nhân vật cấp cao trong bộ máy lãnh đạo là bước đi nhằm củng cố quyền lực của ông Kim Jong Un.

Triều Tiên đã chỉ định một người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa mới, một thủ tướng mới và tiếp tục bầu nhà lãnh đạo Kim Jong Un giữ vị trí Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ trong một động thái cải tổ bộ máy lãnh đạo lớn nhất trong nhiều năm qua.

thay gi qua viec trieu tien "thay mau" hang loat lanh dao cap cao? hinh 1

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Ảnh: KCNA.

Thay một loạt vị trí cấp cao

Theo KCNA, ông Kim Jong Un đã tái đắc cử vị trí Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng Nhân dân tối cao (Quốc hội) khóa 14 diễn ra hôm qua (11/4). Và đây cũng là lần đầu tiên giới truyền thông trong nước gọi ông Kim Jong Un là “đại diện tối cao của tất cả người dân Triều Tiên”. Tờ AP cho biết, tên gọi này đã được thông qua bởi một nghị định đặc biệt vào tháng 2 vừa qua, nhưng chưa được sử dụng công khai cho đến thời điểm diễn ra kỳ họp Quốc hội.

Vẫn chưa rõ những sự thay đổi trên có được đưa vào trong hiến pháp hay không nhưng các nhà phân tích cho rằng việc cải tổ cho thấy ông Kim Jong Un gần như chiếm được lòng tin và quyền lực tuyệt đối sau 8 năm thừa hưởng vai trò lãnh đạo từ cha ông, Chủ tịch Kim Jong Il.

Michael Madden, chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên tại Trung tâm Stimson, có trụ sở ở Washington nhận xét: “Quá trình chuyển đổi và củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã được hoàn tất. Đây có lẽ là đợt cải tổ lớn nhất từ trước đến nay”.

Tại kỳ họp, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Choe Ryong-hae, sinh năm 1950 được chỉ định thay thế ông Kim Yong-nam làm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao – người đứng đầu nhà nước Triều Tiên trên danh nghĩa. Ông Kim Yong-nam, sinh năm 1928 là một trong những quan chức cấp cao phục vụ lâu nhất trong ban lãnh đạo, nắm vị trí Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao kể từ năm 1998. Theo Hiến pháp, vị trí này được coi là nguyên thủ quốc gia của Triều Tiên và thường đại diện cho đất nước tham dự các sự kiện ngoại giao, tuy nhiên quyền lực thật sự vẫn tập trung trong tay ông Kim Jong Un.

Một số quan chức tình báo Hàn Quốc cho biết, Choe Ryong-hae, người thay thế Kim Yong-nam đã tạo dựng được ảnh hưởng lớn trong những năm gần đây, kể từ khi ông được bầu vào Quân ủy Trung ương trực thuộc Đảng Lao động Triều Tiên từ tháng 10/2017. Ông từng là giám đốc của các chương trình trao đổi văn hóa và phó Chủ tịch của Đoàn thanh niên Kim Nhật Thành trong những năm 1980 và từng dẫn các phái đoàn thanh niên trong các chuyến thăm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Libya và Hi Lạp. Tuy nhiên, ông cũng nằm trong số các quan chức Triều Tiên bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt.

Tại kỳ họp Quốc hội, nhà đàm phán hạt nhân cấp cao của Triều Tiên Kim Yong-chol cùng nhiều nhân vật khác liên quan đến Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2, trong đó có Ngoại trưởng Ri Yong-ho và Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui cũng được bầu vào Ủy ban Quốc vụ. Điều này đi ngược lại với dự đoán của một số nhà phân tích cho rằng sau thất bại của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều tại Hà Nội, ông Kim Jong Un có thể thay đổi nhân sự trong phái đoàn phụ trách đàm phán hạt nhân với Mỹ, trong đó có việc cắt giảm vai trò của Thứ trưởng Choe Son-hui.

Cải cách kinh tế

Triều Tiên cũng thay thế Thủ tướng – vị trí trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế của nước này. Theo đó, ông Kim Jae-ryong, thành viên cấp cao của Đảng Lao động Triều Tiên được bầu làm Thủ tướng thay cho ông Pak Pong-ju. Reuters cho biết, Thủ tướng Pak Pong-ju đã đảm nhận cương vị này kể từ năm 2013 và ghi dấu ấn quan trọng trong suốt nhiệm kỳ của ông.

Các nhà phân tích của NK News - trang mạng chuyên theo dõi Triều Tiên nhận xét rằng ông Pak Pong-ju đã hỗ trợ lãnh đạo Kim Jong Un giám sát quá trình cải cách nền kinh tế, giúp nền kinh tế Triều Tiên trụ vững trước các biện pháp trừng phạt đơn phương và đa phương. Điển hình là việc nới lỏng quyền kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước, cho phép họ hoạt động tự do hơn trên thị trường và tìm kiếm đầu từ tư nhân. Một vài cải cách trong số này từng được cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il thúc đẩy trước khi ông qua đời. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un với sự năng động và quan điểm hiện đại đã cởi mởi hơn với sự thay đổi trên thị trường, đẩy mạnh thu hút đầu tư, song song với tìm cách nới lỏng trừng phạt.

Hong Min, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc tại Seoul nhận định, ông Pak Pong-ju được điều sang làm Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên đồng nghĩa với việc những cải cách nêu trên vẫn sẽ được thúc đẩy. “Chiến lược kinh tế của Pak Pong-ju, hay cải cách kinh tế kiểu Pak Pong-ju sẽ tiếp tục diễn ra”, Hong Min nói.

Thông tin về tân Thủ tướng Triều Tiên Kim Jae-ryong không được tiết lộ nhiều nhưng ông cũng được xem là một trong những nhân vật cốt cán trong phát triển kinh tế Triều Tiên. Kim Jae-ryong từng là lãnh đạo tỉnh Jagang, một khu vực miền núi nơi có các nhà máy sản xuất đạn dược. Đây là địa danh nổi tiếng với tinh thần lao động và vượt khó, phù hợp với đường lối của lãnh đạo Kim Jong Un kiên trì chống chịu các biện pháp trừng phạt.

Kể từ đầu năm 2018, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã tập trung cải cách kinh tế và mở rộng hoạt động ngoại giao trên trường quốc tế, ghi dấu bằng những Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử với các nhà lãnh đạo của Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và, nâng cao đời sống của nhân dân.  Ông đã đưa việc cải cách kinh tế trở thành trọng tâm trong chiến lược phát triển đất nước của mình. Trong cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương đảng Lao động ngày 10/4, ông Kim Jong Un đề cao tinh thần tự lực, xây dựng đất nước dựa trên công nghệ và tài nguyên của chính mình, khẳng định một nền kinh tế tự lực tự cường sẽ là đòn giáng mạnh vào “các thế lực thù địch” đã áp đặt trừng phạt đối với Triều Tiên./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.