Kịch bản chiến tranh Mỹ-Iran và những hệ lụy khó lường
15 Tháng Năm 2019 6:41 CH GMT+7
VOV.VN - Căng thẳng giữa Mỹ và Iran ngày một tăng khiến người ta nghĩ rằng, một cuộc chiến khác của Mỹ ở Trung Đông đang dần hiện ra trước mắt.

Nếu trở thành hiện thực, một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iran sẽ gây ra hậu quả lớn không chỉ cho cả 2 bên mà còn là một thảm họa đối với khu vực.

Những nghi ngờ về kịch bản chiến tranh càng trở nên rõ ràng hơn khi tờ New York Times dẫn lời một quan chức giấu tên cho rằng, Mỹ đang chuẩn bị kế hoạch chiến tranh nhằm vào Iran với khoảng 120.000 binh sỹ có thể được điều đến Trung Đông.

kich ban chien tranh my-iran va nhung he luy kho luong hinh 1

Một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iran sẽ kéo theo những hệ lụy khó lường. Ảnh minh họa: MintPress News

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ “thông tin giả” cho rằng chính quyền của ông đang lên kế hoạch “điều binh”. Tuy nhiên ông cũng không loại trừ hành động quân sự khi nhấn mạnh thêm rằng, nếu có một kế hoạch như vậy thì con số sẽ lớn hơn nhiều so với những gì tờ báo trên đã nêu.

“Không muốn chiến tranh” nhưng đôi bên đều sẵn sàng

Khi điều tàu tàu sân bay USS Abraham Lincoln và máy bay ném bom chiến lược B-52 tới Trung Đông, Mỹ tuyên bố không muốn tìm đến chiến tranh với Iran. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng tuyên bố việc tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực là nhằm răn đe Iran và để sẵn sàng phản ứng nếu cần thiết.

Ở mỗi điểm đến trong chuyến công du nước ngoài những ngày qua, Ngoại trưởng Pompeo cũng nhắc lại quan điểm Mỹ không muốn chiến tranh, nhưng luôn sẵn sàng để phản ứng “nhanh chóng và quyết đoán” nếu Iran hay bất cứ “bên ủy nhiệm” nào của Tehran có ý định tấn công nhằm vào các lợi ích hay công dân Mỹ.

Trong khi đó, Truyền hình PressTV của Iran dẫn lời Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Ali Khamenei tuyên bố sẽ không có cuộc chiến tranh nào giữa Mỹ và Iran, bất chấp sự tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Đông mới đây. Tuy nhiên ông khẳng định, Iran sẽ tiếp tục phản kháng Mỹ.

Ông Khamenei nhấn mạnh, cùng với chính sách “phản kháng”, Iran cũng đã từ chối đề xuất của Mỹ về việc đàm phán một thỏa thuận hạt nhân mới. “Lựa chọn kiên quyết của Iran là kháng cự lại Mỹ và trong cuộc đối đầu này, Mỹ sẽ buộc phải rút lui”, ông nói.

Phản ứng trước thông tin mà New York Times đưa về kế hoạch điều 120.000 binh sỹ Mỹ tới Trung Đông, ông Jamal Abdi, Chủ tịch Hội đồng người Mỹ gốc Iran nói rằng, Mỹ đang “dồn Iran vào góc tường và sau đó sẵn sàng kế hoạch chiến tranh khi Iran tính toán sai”.

Kịch bản chiến tranh

Theo Vladimir Sazhin, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu phương Đông của Nga, nếu bối cảnh đi đến chiến tranh, các cơ hội của Iran có vẻ như khá ảm đạm. Các lực lượng mặt đất không thể đấu lại lực lượng của Mỹ và đồng minh, và dù họ có tên lửa có khả năng vươn tới gần như mọi căn cứ của Mỹ và Israel trong khu vực, thì phòng thủ tên lửa của Israel cũng đủ khả năng đánh chặn. Chưa kể, Mỹ mới đây cũng đã triển khai thêm hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tới khu vực.

Một mặt trận khác Iran có lợi thế hơn một chút là trên biển, nhờ những con tàu nhỏ và tấn công nhanh của Iran.

“Iran có một hạm đội tàu nhỏ hiệu quả, thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC). Đó là những con tàu nhỏ, tốc độ cao, có thể mang được nhiều loại vũ khí cơ động, thậm chí cả tên lửa loại nhỏ. Bên cạnh đó, chúng cũng gần như khuất tầm radar nhờ kích thước nhỏ. Rất nhiều trong số chúng, có thể xuất hiện bất thình lình từ các vịnh, hay cửa sông, đuổi theo tàu lớn của kẻ thù và tấn công”, Sazhin nói.

Chuyên gia về chính trị Foad Izadi tại Đại học Tehran nêu một lợi thế lớn khác của Iran, là tính bền bỉ. “Iran có thể yếu hơn về khả năng quân sự, nhưng họ mạnh hơn về tính bền bỉ trước sự can thiệp nước ngoài”.

Giới quan sát cho rằng, căng thẳng giữa Mỹ và Iran hiện nay sẽ khó hạ nhiệt nhanh chóng, nhưng kịch bản chiến tranh là điều cả hai bên đều muốn tránh bởi những hệ lụy không ai mong muốn.

Những hệ lụy có thể kéo dài hàng thập kỷ

James Jatras, cựu nhà ngoại giao Mỹ, nói với RT rằng, cuộc chiến tranh Mỹ-Iran sẽ là một sai lầm lớn đối với sự nghiệp chính trị của Trump.

Khi đó, Tổng thống Trump sẽ phải phá vỡ một cam kết mà ông đưa ra khi tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, đó là chấm dứt những cuộc chiến vô nghĩa của Mỹ ở nước ngoài. Ở điểm này, nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump sẽ không khác gì “nhiệm kỳ thứ 3 cho George W. Bush” (vị Tổng thống Mỹ đã quyết định đưa quân tới Iraq).

Một cuộc chiến với Iran cũng sẽ đặt các đồng minh trong khu vực của Mỹ như Israel và Saudi Arabia vào nguy hiểm. Trong khi Israel và Saudi Arabia có thể tin họ sẽ hưởng lợi về lâu dài từ một cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào kẻ thù chung Iran, thì chắc chắn gần như 100% rằng nếu Mỹ tấn công Iran, Iran sẽ đáp trả cả những nước “trợ giúp” Mỹ.

Nhà nghiên cứu người Nga Vladimir Sazhin cho rằng, “Không ai chiến thắng và một cuộc chiến lớn sẽ là thảm họa đối với Trung Đông”. Theo ông, những động thái của cả Mỹ và Iran hiện này chỉ dừng lại ở cuộc chiến tâm lý và nó sẽ không đi xa vì cả Mỹ và Iran đều hiểu nó sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp.

Bối cảnh hiện nay có chút tương đồng như khi Mỹ chuẩn bị cho cuộc chiến ở Iraq năm 2003. Cuộc chiến khi đó đã trở thành một bãi lầy khiến ít nhất 400.000 người thiệt mạng, trong đó hơn 4.000 là binh sỹ Mỹ, và khiến Mỹ tốn hàng tỷ USD.

AFP dẫn lời Paul Fritz, một chuyên gia chính sách ngoại giao tại Đại học Hofstra, nói rằng, thế giới sẽ “cực kỳ hoài nghi” với những báo cáo của Mỹ về Iran như một mối đe dọa ngày càng tăng.

“Nó có sự tương đồng khá lớn với cuộc chiến Iraq. Cuộc chiến của Mỹ ở Iraq cũng dựa trên những cáo buộc sai lầm nhằm vào chính quyền Saddam Hussein”, ông Fritz nói.

Thượng nghị sỹ Tom Udall và Dick Durbin của đảng Dân chủ Mỹ cũng chia sẻ quan điểm trên trong bài viết trên Washington Post ngày 12/5 rằng: “16 năm sau khi xâm lược Iraq, chúng ta lại một lần nữa hướng đến một cuộc xung đột không cần thiết khác ở Trung Đông dựa trên những lý luận lầm đường lạc lối”./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.