Đất hiếm có trở thành át chủ bài trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?
29 Tháng Năm 2019 7:54 CH GMT+7
VOV.VN - Dù không hiếm như tên gọi của nó, nhưng đất hiếm vẫn có thể trở thành một vũ khí uy lực để Trung Quốc đáp trả Mỹ trong cuộc chiến thương mại hiện nay.

Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu ngày 28/5 cho biết, Trung Quốc đang “xem xét nghiêm túc” việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. “Dựa trên những gì tôi biết, Trung Quốc đang nghiêm túc cân nhắc việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Trung Quốc cũng có thể sẽ áp dụng các biện pháp đối phó khác trong tương lai”, ông Hu Xijin viết trên Twitter.

Một quan chức cấp cao từ Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc cũng nói rằng, nước này sẽ ưu tiên nhu cầu nội địa nhưng cũng sẵn sàng “đáp ứng nhu cầu hợp lý” từ các nước khác về đất hiếm.

dat hiem co tro thanh at chu bai trong cuoc chien thuong mai my-trung? hinh 1

Trung Quốc có thể sẽ hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Ảnh: SCMP

Căng thẳng leo thang đã dẫn tới lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng vị thế “thống trị” của mình trong vai trò nhà cung cấp đất hiếm toàn cầu để làm át chủ bài trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, đặc biệt là sau chuyến thăm mới đây của Chủ tịch Tập Cận Bình tới một công ty sản xuất đất hiếm ở miền Nam Trung Quốc.

Sự phụ thuộc của Mỹ vào đất hiếm Trung Quốc

Mặc dù được gọi là hiếm, nhưng đất hiếm lại được tìm thấy tương đối nhiều ở lớp vỏ Trái Đất, theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ. Tuy nhiên, không nhiều nơi trên thế giới khai thác và sản xuất nó. Lý do là việc chiết xuất vừa khó lại vừa ảnh hưởng xấu đến môi trường.

BBC dẫn các số liệu chính thức cho biết, Trung Quốc khai thác khoảng 70% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Myanmar, Australia, Mỹ và một số nước khác cũng khai thác đất hiếm.

Trung Quốc vốn đã “thống trị” về mặt khai thác. Trong việc lọc quặng đất hiếm, Trung Quốc còn thống trị hơn thế. Năm 2018, gần 90% toàn bộ quá trình xử lý các quặng oxide đất hiếm là do Trung Quốc thực hiện. Một công ty Australia hoạt động ở Malaysia phụ trách phần còn lại.

Theo số liệu chính thức của chính phủ Trung Quốc, trong 5 năm qua, xuất khẩu đất hiếm đã qua xử lý của Trung Quốc gần như tăng gấp đôi.

Theo số liệu của chính phủ Mỹ, Trung Quốc cung cấp 80% lượng đất hiếm mà Mỹ cần nhập khẩu để sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất đồ điện tử, điện thoại thông minh, ô tô hybrid, công nghệ lưu trữ năng lượng.... Estonia, Pháp và Nhật Bản cũng cung cấp đất hiếm đã qua xử lý cho Mỹ, nhưng nguồn gốc quặng đất hiếm lại đến từ Trung Quốc. Có một lựa chọn khác cho Mỹ là nhập khẩu từ Malaysia, nhưng tất nhiên, không thể đủ đáp ứng số lượng cần thiết. Chưa kể, chính phủ Malaysia cũng đang đe dọa đình chỉ sản xuất do lo ngại về môi trường.

Giai đoạn 2014-2017, Mỹ nhập khẩu tới 80% nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc. Năm 2018, Mỹ cũng mua 160 triệu USD đất hiếm, tăng 17% so với 1 năm trước đó.

Yi Zhu, một nhà phân tích cấp cao của Bloomberg Intelligence nói rằng “Mỹ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào đất hiếm nhập từ Trung Quốc, để sử dụng trong các ngành công nghiệp từ đồ điện tử, tới xe hybrid hay hệ thống lưu trữ năng lượng... Nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ rẻ hơn nhiều so với tự sản xuất nội địa ở Mỹ”.

Đất hiếm và cuộc chiến thương mại

Thực tế, đất hiếm đã nằm trong vòng xoáy căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Mặc dù tuyên bố sẽ nâng thuế lên tới 25% đối với các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng Mỹ lại loại trừ mặt hàng đất hiếm khỏi danh sách. Điều này khẳng định thêm sự phụ thuộc của Mỹ vào đất hiếm.

Trong khi đó, Trung Quốc đã nâng thuế từ 10 lến 25% đối với quặng đất hiếm nhập khẩu từ nhà sản xuất độc nhất của Mỹ là Moutain Pass.

Một quan chức của Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc  nói với CCTV rằng, người dân Trung Quốc sẽ không vui khi thấy các sản phẩm được làm từ đất hiếm xuất khẩu lại được dùng để kìm hãm hay triệt tiêu sự phát triển của Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc cắt nguồn cung cấp, các ngành công nghiệp của Mỹ chắc chắn sẽ chịu những tác động ngay trước mắt do khó có thể tìm nguồn thay thế với khối lượng tương đương ngay lập tức.

Mỹ sẽ đối phó với chiêu bài đất hiếm như thế nào?

Cho đến những năm 1980, Mỹ thực sự đã từng là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sau đó Mỹ đã đóng cửa ngành công nghiệp này do nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Thay vào đó, Mỹ lựa chọn nhập khẩu từ Trung Quốc với chi phí rẻ hơn.

Vậy nếu Trung Quốc thực sự dừng cung cấp đất hiếm, liệu Mỹ có thể khôi phục lại ngành công nghiệp xử lý đất hiếm của riêng mình? Chắc chắn là có thể, nhưng điều này sẽ mất nhiều thời gian.

Mỹ vẫn còn mỏ khai thác đất hiếm Moutain Pass ở California với đầy đủ cơ sở vật chất, nhưng vận hành lại nó lại là vấn đề lớn về môi trường, chi phí nhân công cũng không rẻ như ở Trung Quốc.

Tổng thống Donald Trump, người khiến cho căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang hiện nay, cũng là người đã từng tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu với những cam kết bảo vệ môi trường và cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump cũng đề cao than đá và hứa hẹn đưa ngành công nghiệp này trở lại những ngày tháng huy hoàng.

Do vậy nếu cần phải đưa ngành công nghiệp khai thác và xử lý đất hiếm trở lại để đối phó với Trung Quốc, Tổng thống Trump có thể sẽ không do dự.

Tuy nhiên, đưa ra quyết định như vậy sẽ là điều khó khăn, bởi vấn đề của ngành công nghiệp đất hiếm ở Mỹ vẫn là ở chi phí và hậu quả của quá trình sản xuất trong khi tiêu chuẩn môi trường ở Mỹ rất cao.

Bởi vậy, dù có thể không mạnh như “hạt nhân”, nhưng đất hiếm vẫn là một trong những vũ khí khiến Mỹ phải chịu ảnh hưởng không nhỏ cho tới khi tìm ra được giải pháp hiệu quả./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.