Đánh đồng an ninh và kinh tế, Trump đẩy Mỹ vào vòng xoáy chiến tranh?
09 Tháng Sáu 2019 6:52 CH GMT+7
VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Trump xem hành vi thương mại của một nước khác với Mỹ cũng nguy hiểm không kém so với hành động quân sự của họ.

Tổng thống Trump đang ngày càng xóa mờ đi ranh giới giữa an ninh kinh tế và an ninh quốc gia, để có thể khai thác những công cụ mạnh mẽ nhằm trừng phạt các nhân tố trên toàn cầu mà ông cho là “tồi tệ nhất”, thậm chí nhắm vào gần như tất cả các đối tác thương mại của Mỹ, trong số này phải kể đến Mexico và Trung Quốc, Nhật Bản và Châu Âu.

danh dong an ninh va kinh te, trump day my vao vong xoay chien tranh? hinh 1

Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh: NY Times.

Trong vài tuần qua, Tổng thống Trump đã tuyên bố xe ô tô của Nhật Bản và Châu Âu, thiết bị viễn thông của Trung Quốc cùng người nhập cư tại Mexico là các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Những tuyên bố này đã giúp cho nhà lãnh đạo Mỹ có thể sử dụng quyền lực từ thời Chiến tranh Lạnh để gây tổn hại về kinh tế đối với các nước khác thông qua việc áp thuế, liệt vào danh sách đen cùng nhiều chế tài khác.

Sách lược của chính quyền ông Trump

Trong khi các chính phủ tiền nhiệm luôn cố gắng giải quyết các mối đe dọa về kinh tế và an ninh một cách riêng biệt, thì chính quyền Tổng thống Trump lại cố tình trộn lẫn cả hai vấn đề này, xem hành vi thương mại của một nước khác với Mỹ cũng nguy hiểm không kém so với năng lực quân sự của họ. Đây là quan điểm mà ông đã đặt ra kể từ chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016, khi ông thúc đẩy chính sách “Nước Mỹ trên hết”, đồng thời cam kết bảo vệ những công ty mà ông cho là đang bị thất bại trong cuộc cạnh tranh thương mại trên toàn cầu.

Lên nắm quyền, ông đã ngay lập tức rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, khởi xướng các cuộc điều tra hàng hóa nhập khẩu như máy giặt hay pin mặt trời mà ông tin là đang tràn ngập trên thị trường Mỹ. Cách tiếp cận của ông đã trở nên cứng rắn hơn trong suốt 2 năm qua, đỉnh điểm là việc đưa ra quan điểm mở rộng về an ninh quốc gia, khiến Mỹ rơi vào cuộc chiến kinh tế với gần như tất cả các đối tác thương mại, kể cả đồng minh lâu năm của nước này.

Ông Trump đã đe dọa sử dụng Luật về quyền kinh tế khẩn cấp quốc tế năm 1977 của Mỹ để áp thuế đối với Mexico. Luật này cho phép Tổng thống có quyền đơn phương hành động chống lại mối đe dọa bất thường trong thời gian tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Động thái này khiến ông trở thành Tổng thống đầu tiên của Mỹ nhắm vào đồng minh bằng đạo luật truyền thống thường được dùng để áp đặt trừng phạt kinh tế với các đối thủ nước ngoài liên quan đến chủ nghĩa khủng bố hoặc có những hành vi sai trái khác.

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng sử dụng Đạo luật thương mại mở rộng năm 1962 để đánh thuế đối với hàng nhập khẩu được cho là gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Gần đây nhất là việc ông tuyên bố các loại xe ô tô từ Châu Âu và Nhật Bản gây ra mối đe dọa đối với an ninh Mỹ.

Với Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Trump áp dụng kịch bản Chiến tranh Lạnh, đưa tập đoàn công nghệ viễn thông khổng lồ Huawei vào danh sách đen, đặt ra những quy định mới hạn chế việc xuất khẩu công nghệ sinh học hay điện toán hiệu năng cao ra nước ngoài. Chad Bown, nhà nghiên cứu tại Viện kinh tế quốc tế Peterson cho biết: “Đối với chính quyền ông Trump, mọi thứ đều quy về an ninh quốc gia. Họ sử dụng điều này như một cái cơ để áp đặt thuế quan theo những cách có thể vi phạm các quy tắc thương mại”.

Tổng thống Trump biện minh rằng, cách tiếp cận này là sự phản ứng với chính sách ngoại giao thất bại suốt nhiều năm qua, không giúp ích gì trong việc ngăn chặn công ăn việc làm, năng lực sản xuất và sự đổi mới ngày càng rời xa nước Mỹ.  Theo ông, sự xói mòn của các ngành công nghiệp Mỹ đang đặt ra mối đe dọa trực tiếp với tương lai của xứ cờ hoa.

“Chúng ta đang tái khẳng định những sự thật cơ bản này: Một quốc gia không biên giới không phải là một quốc gia. Một đất nước mà không bảo vệ được sự thịnh vượng ở bên trong thì sẽ không thể bảo vệ được các lợi ích của họ ở bên ngoài”, ông Trump nói khi công bố kế hoạch an ninh quốc gia tháng 12/2017.

“An ninh kinh tế là an ninh quốc gia. Nếu bạn xem xét những gì chính quyền Tổng thống Trump đang thực hiện về mặt kinh tế và quốc phòng, bạn sẽ hiểu rằng tuyên bố này là nguyên tắc chỉ đạo”, Peter Navarro - Cố vấn thương mại của Nhà Trắng cho biết.

Dễ gây phản tác dụng

Các nhà phê bình cho rằng chiến lược này đang cho phép chính quyền Tổng thống Trump chấm dứt những quy tắc thương mại từng được đặt ra nhằm ngăn Mỹ và các quốc gia khác vượt qua rào cản, có nguy cơ dẫn tới các cuộc chiến thương mại kéo dài bất tận. Trên thực tế, việc đánh đồng an ninh kinh tế với an ninh quốc gia sẽ dẫn đến nhiều rủi ro, mà trước hết là gây căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ với chính phủ các nước khác, khiến các vấn đề vốn đã gây tranh cãi chẳng hạn như hành vi thương mại trở nên phức tạp hơn.

Các nghị sỹ đảng Cộng hòa cùng các doanh nghiệp đã lên tiếng cảnh báo cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Trump, cho rằng việc đánh đồng những vấn đề khác biệt sẽ tạo ra tảng băng trong quan hệ đối ngoại, khiến các công ty Mỹ gặp bất lợi. Mặc dù nhiều nghị sỹ ủng hộ cách tiếp cận của chính phủ đối với Trung Quốc, nhưng họ vẫn phản đối áp đặt trừng phạt đối với các đồng minh như Nhật Bản, Canada, Mexico và Châu Âu, khẳng định điều này sẽ làm tổn thương các công ty Mỹ tham gia chuỗi cung ứng xuyên biên giới, đồng thời gây ra nhiều vấn đề về an ninh.

Đầu năm 2019, ông Trump ban bố tình trạng khẩn cấp tại biên giới phía Nam Mexico. Cuối tháng 5 vừa qua, ông đe dọa áp thuế lên tới 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico. Việc lạm dụng quyền hạn của ông Trump có nguy cơ làm rạn nứt quan hệ kinh tế lâu đời giữa Mỹ và Mexico, phá hủy mọi cơ hội phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Mexico-Canada (gọi tắt là USMCA). Cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Trump cũng làm gia tăng sự bất bình tại Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều đồng minh khác  - những nước có sản phẩm kim loại và xe ô tô xuất khẩu vào Mỹ bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Chính quyền ông Trump đã áp đặt hoặc đe dọa áp đặt thuế thông qua đạo luật Chiến tranh Lạnh cùng với điều khoản 232 của Đạo luật thương mại mở rộng năm 1962, từng được thông qua để trao quyền cho cựu Tổng thống John F. Kennedy đánh thuế chống lại mối đe dọa về kinh tế từ phía Liên Xô.

Các chính phủ tiền nhiệm đã sử dụng những điều luật này một cách có mục tiêu, chẳng hạn như hạn chế việc xuất khẩu dẩu mỏ của Iran. Nhưng chính quyền ông Trump lại dùng chúng để áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ hàng chục quốc gia trên thế giới, đe dọa đánh thuế cả các mặt hàng khác, đặc biệt là ô tô và phụ tùng xe ô tô.

Ngành công nghiệp ô tô, chính phủ các nước ngoài, thậm chí các nghị sỹ Mỹ đã chỉ trích sự liên kết giữa nhập khẩu ô tô với an ninh quốc gia, cho rằng điều này gây căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ với đồng minh – những quốc gia đóng vai trò quan trọng với hệ thống phòng thủ của Mỹ. Nhật Bản, Canada, Mexico, Đức, Hàn Quốc chiếm hơn 85% lượng nhập khẩu ô tô của Mỹ năm 2018.

Ông Douglas Irwin, nhà nghiên cứu lịch sử thương mại tại Đại học Dartmouth cho biết: “Trước đây, chúng tôi sử dụng biện pháp trừng phạt về thương mại như một biện pháp kỷ luật các quốc gia khác khi họ vi phạm quy tắc cụ thể nào đó. Tuy nhiên việc cố tình nhắm vào các đồng minh Châu Âu trong lĩnh vực ô tô dường như là một sự đối kháng không cần thiết”.

“Dù Tổng thống Trump muốn vực lại lĩnh vực sản xuất trong nước thì thời kỳ mà ô tô được sản xuất hoàn toàn tại Mỹ giờ đã không còn nữa. Khoảng một nửa số lượng ô tô được bán ở Mỹ là hàng nhập khẩu. Ngay cả những chiếc được sản xuất tại Mỹ thì có tới 40 đến 50% linh kiện được sản xuất ở nước ngoài”, ông Kristin Dziczek, phó chủ tịch của Trung tâm nghiên cứu ô tô cho biết.

Ở mức độ hiếm hoi mà sự đánh đồng an ninh kinh tế với an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Trump gây ra ít quan ngại là việc đối phó với Trung Quốc. Mặc dù quyết định áp thuế đối với 250 triệu USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc gây ra “nỗi đau kinh tế” đối với các công ty và người tiêu dùng Mỹ, nhưng nhiều nhà lập pháp và các nhóm công nghiệp vẫn hy vọng điều này sẽ buộc Trung Quốc thay đổi hoạt động thương mại vốn gây bất lợi cho các doanh nghiệp Mỹ nhiều năm qua.

Tuy nhiên, chính quyền ông Trump dường như đang khoét sâu thêm “nỗi đau” khi sử dụng cả biện pháp dành riêng cho hoạt động chống khủng bố và chống phổ biến hạt nhân để trừng phạt các công ty của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đe dọa sẽ làm điều tương tự với các công ty Mỹ. Hành động áp thuế đáp trả nhau khiến cuộc chiến thương mại giữa hai nước ngày càng leo thang. Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã sụp đổ vào tháng 5 vừa qua và một thỏa thuận để giải quyết cái mà ông Trump gọi là “hành vi thương mại không công bằng” dường như đã vuột khỏi tầm tay.

Ông Stephen K. Bannon, cựu chiến lược gia của Tổng thống Trump cho biết, ông Trump đã biến sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thị trường Mỹ thành vũ khí của Washington trong cuộc chiến thương mại. Tháng 5 vừa qua, chính phủ Mỹ đã đưa tập đoàn Huawei của Trung Quốc và danh sách các công ty bị cấm không được mua công nghệ của Mỹ. Trước đó, Mỹ đã đưa tập đoàn viễn thông ZTE và nhà sản xuất con chip Fujian Jinhua Integrated Circuit vào danh sách này.

Ông James Lewis, cựu quan chức của Bộ Thương mại và hiện là Giám đốc Chính sách Công nghệ tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết: “Đây là danh sách dành riêng cho các đối thủ nguy hiểm nhất của Mỹ, thường là những nước bị cáo buộc hỗ trợ khủng bố hoặc phổ biến vũ khí hạt nhân. Động thái này của chính quyền Tổng thống Trump đã mở ra một chương mới”.

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 7/6 thông báo bộ này  đang lập danh sách các công ty nước ngoài và các cá nhân bị coi là “không đáng tin cậy”, vốn được coi là đòn phản hồi của Trung Quốc đối với việc Mỹ liệt Huawei vào danh sách đen. Tờ New York Times hôm 8/6 cho biết, Chính phủ Trung Quốc cũng cảnh báo các công ty công nghệ lớn của Mỹ và nhiều quốc gia khác về hậu quả nghiêm trọng họ sẽ phải đối mặt nếu hợp tác với lệnh cấm của Washington.

Hiện tại, chính quyền ông Trump đang đối mặt với những thách thức tại tòa án và tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc lạm dụng các quy định an ninh quốc gia. Tòa án tối cao sẽ xem xét một vụ kiện chính quyền về việc áp dụng Điều 232 của Đạo luật thương mại mở rộng trong tháng 6/2019./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.