Kiên cường trên thềm lục địa: Tuổi 20 nằm lại bãi ngầm
Sunday, July 07, 2019 8:29 PM GMT+7
30 năm thầm lặng bảo vệ thềm lục địa phía nam của Tổ quốc, đến nay bộ đội Tiểu đoàn DK1 (thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) đã được ở trên những nhà giàn thế hệ mới. Thế nhưng, vất vả vẫn còn đó...

Bi tráng Phúc Tần

Đầu tháng 12.1990, cơn bão số 10 tràn qua khu vực DK1 với sức gió mạnh cấp 10 - 11 m. Đêm 4.12.1990, nhà giàn Phúc Tần (DK1/3) bị sóng đánh nghiêng 15 độ. Hơn 2 giờ sáng 5.12.1990, toàn bộ khối nhà giàn Phúc Tần đổ sập xuống biển.

Ngay khi nhà giàn Phúc Tần bị đổ, Quân chủng Hải quân (QCHQ) đã lệnh cho một số tàu khẩn trương cơ động đến cấp cứu bộ đội. Cuộc tìm kiếm trong mưa bão trong những ngày sau chỉ cứu được 5 người; 3 cán bộ chiến sĩ của nhà giàn Phúc Tần đã mãi mãi nằm lại biển cả. Đó là: trung úy Trần Hữu Quảng (25 tuổi, chính trị viên, quê P.Quỳnh Mai, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội); trung úy quân nhân chuyên nghiệp Trần Văn Là (32 tuổi, quân y sĩ, quê Cửa Tùng, Vĩnh Linh, Quảng Trị); hạ sĩ Hồ Văn Hiền (21 tuổi, nhân viên cơ điện, quê H.Quảng Ninh, Quảng Bình).

Kiên cường trên thềm lục địa: Tuổi 20 nằm lại bãi ngầm - ảnh 1

 

Lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên thềm lục địa phía nam. Ảnh: Mai Thanh Hải

 

Trung úy Bùi Xuân Bổng, Chỉ huy trưởng nhà giàn Phúc Tần, trong sự kiện gần 30 năm về trước, nay đã nghỉ hưu và ở tại P.11, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Nhớ lại đêm 4.12.1990, ông kể: “Biết khó trụ nổi, chúng tôi lấy dây thừng buộc những tấm gỗ bung lên từ sàn nhà thành một chiếc bè và dặn nhau: “Nếu nhà đổ, phải nhảy xuống biển, cố gắng bám chặt vào thanh gỗ. Nhất định chúng ta phải sống và trở về”.

2 giờ sáng 5.12.1990, nhà giàn đổ. Ông Bổng lệnh cho đồng đội nhảy xuống biển. Áo phao tuột khỏi người, may mắn ông vớ được một mảnh phao bè và gào thét tìm gọi 2 đồng đội gần đó cùng níu bám. 18 tiếng đồng hồ chống chọi với sóng dữ, nhóm 3 người được tàu cứu hộ tìm thấy. “Lúc đó chúng tôi đều khóc. Không phải vì sợ chết, mà thương vợ con, bố mẹ ở quê nhà và đau xót khi nhà giàn bị chìm xuống biển”, giọng ông Bổng nghẹn lại.

“Vĩnh biệt đất liền !”

Năm 1998, trung úy Dương Văn Hoan là Phó chỉ huy trưởng nhà giàn Phúc Nguyên 2A (DK1/6). Ngày 13.12.1998, cơn bão số 8 (Fathes) đổ bộ vào khu vực thềm lục địa với sức gió mạnh cấp 12, giật trên cấp 12. Nhận lệnh từ sở chỉ huy, đại úy Vũ Quang Chương, Chỉ huy trưởng nhà giàn và trung úy Dương Văn Hoan chuẩn bị phương án rời nhà.

22 giờ đêm, máy nổ vụt tắt, dây ăng ten thông tin bị đứt. Chiến sĩ báo vụ Hoàng Văn Thủy lần mò nối lại dây ăng ten, tiếp tục liên lạc với sở chỉ huy đất liền. 3 giờ sáng 14.12, thấy không thể trụ được nữa, bộ đội chia thành 2 tốp rời nhà giàn.

Tuổi 20 nằm lại bãi ngầm

Thắp hương tưởng nhớ liệt sĩ Tạ Ngọc Tú trên nhà giàn Phúc Tần B (DK1/16)

Sau khi nhảy xuống biển, trung úy Hoan điểm danh gọi tên từng người thì không thấy: Vũ Quang Chương, Lê Đức Hồng và Nguyễn Văn An lên tiếng. Mãi 3 ngày sau, tàu HQ-606 mới tìm thấy 6 cán bộ chiến sĩ nhà giàn Phúc Nguyên 2A đang trôi dạt.

3 người lính hy sinh trong cơn bão biển rạng sáng 14.12.1998 là đại úy Vũ Quang Chương (30 tuổi, quê ở Thụy Trường, Thái Thụy, Thái Bình); chuẩn úy quân nhân chuyên nghiệp ngành ra đa Lê Đức Hồng (26 tuổi, quê Thạch Mỹ, Thạch Hà, Hà Tĩnh); chuẩn úy chuyên nghiệp cơ điện Nguyễn Văn An (26 tuổi, quê Yên Mật, Kim Sơn, Ninh Bình).

Trung tá Nguyễn Thị Vân, người trực thông tin ở Sở Chỉ huy QCHQ đêm 13, rạng sáng 14.12.1990, vẫn nhớ những lời thảng thốt của chiến sĩ báo vụ Hoàng Xuân Thủy sau khi báo cáo tình hình nhà giàn sắp đổ: “Chị Vân ơi! Em là Hoàng Xuân Thủy. Quê em ở Mỹ Sơn, xã Lưu Sơn, H.Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Bố em là Hoàng Văn Sơn, mẹ em là Lê Thị Thịnh. Nếu em chết, nhờ chị viết thư về báo tin cho nhà em biết. Tạm biệt chị!”. Chiến sĩ báo vụ Hoàng Xuân Thủy sau đó được cứu sống và đến giờ, anh vẫn không quên câu nói “Vĩnh biệt đất liền!” của chuẩn úy Lê Đức Hồng trước khi hy sinh.

Trung tá Nguyễn Văn Hùng, nguyên Chỉ huy trưởng nhà giàn Tư Chính B (DK1/5), kể với tôi: Không chỉ bộ đội nhà giàn mà bộ đội tàu trực cũng hy sinh. Ngày 4.1.1991, tàu HQ-666 của Lữ đoàn 171 đang trực làm nhiệm vụ bảo vệ bãi cạn Tư Chính (1B) thì bị bão lớn nhấn chìm làm thượng úy Phạm Tảo, thuyền phó quân sự và trung úy quân nhân chuyên nghiệp Lê Tiến Cường hy sinh. Ngày 21.4.2001, thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp Tạ Ngọc Tú (quê Thụy Hải, Thái Thụy, Thái Bình) đã anh dũng hy sinh tại nhà giàn Phúc Tần B (DK1/16) khi vừa tròn 28 tuổi. Ngày 7.10.2014, đại úy Dương Văn Bắc (quê Nghĩa Dũng, Tân Kỳ, Nghệ An) hy sinh tại nhà giàn Tư Chính C (DK1/11) ở tuổi 40, để lại vợ và 2 con còn rất nhỏ.


Nhà giàn thế hệ mới

Đổi thay lớn nhất là các nhà giàn thế hệ mới vững chãi, hiện đại giữa trùng khơi. Trung tá Nguyễn Văn Hùng, Chỉ huy trưởng nhà giàn Phúc Tần B, cho biết từ năm 2012, nhà nước đã giao ngành dầu khí đầu tư nâng cấp, sửa chữa các nhà giàn. Với công nghệ tiên tiến, nhà giàn thế hệ thứ ba có kết cấu liên hoàn theo mẫu giàn khoan nước sâu, rộng và cao gấp nhiều lần so với nhà giàn cũ. Không những thế, các nhà giàn mới đặc biệt kiên cố, chịu được sóng gió cấp 11 - 12; hệ thống pin năng lượng mặt trời, két chứa nước gấp nhiều lần nhà cũ.

Theo thanhnien.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.