Bài toán đau đầu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib, Syria
10 Tháng Bảy 2019 8:06 CH GMT+7
VOV.VN - Xung đột lợi ích giữa các lực lượng khác nhau tại Syria đang khiến quốc gia Trung Đông này đến nay vẫn chưa thể thoát khỏi “bóng ma” chiến tranh.

Mặc dù cuộc xung đột Syria đã bước vào giai đoạn cuối, song những trở ngại còn vướng mắc ở quốc gia này vẫn đang ngăn cản Syria chấm dứt hoàn toàn chiến tranh. Hiện nay, có 2 vấn đề quân sự ở Syria, đó là tỉnh Idlib của quốc gia này vẫn do nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) kiểm soát, trong khi khu vực phía đông sông Euphrates do Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) phần lớn là người Kurd nắm giữ.

bai toan dau dau cua tong thong tho nhi ky o idlib, syria hinh 1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Nga Putin. Nguồn: National Interest

Các phe phái ở Syria với những lợi ích khác biệt đã khiến việc tái thiết Syria khó khăn hơn và quá trình thành lập Ủy ban Hiến pháp Syria trở nên phức tạp. Nếu không có một sự nhượng bộ hợp lý giữa các bên liên quan trong cuộc chiến ở Syria, quốc gia này sẽ không thể thoát khỏi "bóng ma" chiến tranh để hướng đến một tiến trình hòa bình.

Hai khu vực còn vướng mắc ở Syria đều có biên giới tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỹ và có vai trò vô cùng quan trọng với Ankara trong việc tìm ra một giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề an ninh cũng như lợi ích quốc gia.

Vào cuối tháng 4/2019, Damascus và Moscow đã tiến hành các cuộc tấn công vào khu vực phía bắc Hama và phía nam Idlib, sau khi phiến quân thực hiện nhiều cuộc tấn công vào hạ tầng quân sự của Nga ở Syria. Khu vực này từng là "lằn ranh đỏ" của Moscow trong thời gian dài. Tuy nhiên, các cuộc tấn công gần đây của chính phủ Syria với sự hậu thuẫn của Nga vào Idlib được cho là nhằm gây sức ép với phe nổi dậy và buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải đưa ra giải pháp cho vấn đề này.

Với những yếu tố kể trên, một trong những điều kiện cần thiết nhất cho tiến trình hòa bình ở Syria là quốc gia này phải giải quyết được các vấn đề ở tỉnh Idlib cũng như phía đông sông Euphrates. Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recept Erdogan đã có nhiều cuộc trao đổi trong những tháng qua nhưng tỉnh Idlib và khu vực do người Kurd kiểm soát vẫn trong tình trạng bế tắc.

"Bài toán hóc búa" Idlib

Thỏa thuận Nga - Thổ Nhĩ Kỳ về việc thành lập một vùng đệm ở Idlib hồi tháng 9/2018 đã trở nên vô tác dụng. Theo thỏa thuận này, Ankara chịu trách nhiệm giám sát các nhóm cực đoan ở đây, ngăn chặn cuộc tấn công của các nhóm này trên lãnh thổ Syria, trong đó có các mục tiêu quân sự của Nga tại quốc gia Trung Đông này.

Trong thời gian thỏa thuận thành lập khu phi quân sự ở Idlib được ký kết, khu vực này do nhóm phiến quân HTS kiểm soát. Đây là một nhóm cực đoan có liên hệ với Al-Qaeda và hiện kiểm soát khoảng 90% tỉnh này cũng như thu nhận các nhóm đối lập trung hòa khác.

Đến nay, Moscow và Ankara vẫn giữ các cam kết theo thỏa thuận ký kết hồi tháng 9/2018 song không rõ liệu hai quốc gia này có thể tuân thủ thỏa thuận này trong bao lâu. Trong bất kỳ trường hợp nào, các cuộc tấn công đang diễn ra ở Hama và Idlib đều đang ngăn cản 2 quốc gia này tiến đến một thỏa thuận dài hạn.

Mối quan ngại này đã được chính Tổng thống Putin thừa nhận tại một cuộc họp báo chung với Tổng thống Erdogan ngày 8/4 rằng: "Thực tế là đến nay chúng ta vẫn không thể đạt được những điều đã thống nhất tại Sochi nhưng tôi tin rằng vấn đề này có thể được giải quyết". Dù vậy, cho tới giờ, vấn đề này vẫn không thể đạt được bất kỳ tiến triển rõ rệt nào.

Tình hình ở Idlib càng trở nên phức tạp hơn với nguy cơ về một làn sóng tị nạn mới nếu quy mô cuộc tấn công ở khu vực này mở rộng ra. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, vào cuối tháng 4/2019, giao tranh tại Idlib đã buộc 250.000 dân thường phải sơ tán. Tới nay, tỉnh này là nơi sinh sống của 3 triệu người cùng 50.000 phiến quân HTS. Diễn biến ở Idlib trở thành mối quan ngại của Ankara nếu dòng người tị nạn ở khu vực này tràn sang Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện có 3,58 triệu người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ và quốc gia này không muốn tiếp nhận thêm bất kỳ làn sóng tị nạn nào nữa.

Trước thềm vòng đàm phán hòa bình ở thủ đô Astana của Kazakh vào cuối tháng 4/2019, Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vladimir Safronkov cho biết: "Chúng ta không thể khẳng định tình hình ở Idlib sẽ kéo dài trong bao lâu. Điều này hoàn toàn không thể đoán trước được, trái lại, Syria và khu vực đang trong một tình thế vô cùng nguy hiểm". Bên cạnh đó, đặc phái viên về vấn đề Syria của Nga Alexander Lavrentiev cũng nhận định sau ngày đầu tiên của vòng đàm phán Astana rằng các cuộc "tấn công phẫu thuật" nhằm vào cơ sở của các nhóm cực đoan tại Idlib vẫn sẽ tiếp diễn.

Nga và Syria muốn Idlib do chính phủ Tổng thống Assad hoàn toàn kiểm soát cũng như luôn nỗ lực nhằm tránh một cuộc tấn công quân sự trên quy mô lớn vào khu vực này. Hai quốc gia này cũng muốn kiểm soát tuyến đường quốc lộ M4 và M5 nối Aleppo với Latakia và Damascus. Cùng lúc đó, Moscow cần tăng sức ép ngăn Damascus tiến hành một cuộc tấn công quân sự trên quy lớn. Tuy nhiên, Nga cũng phải đáp trả các cuộc tấn công từ Idlib nhằm vào các mục tiêu của nước này trên lãnh thổ Syria.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ muốn tránh tấn công quân sự vào Idlib song đồng thời lại thiếu khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến nhóm phiến quân HTS ở khu vực này. Với Moscow và Damascus, các động thái quân sự gần đây là cách tốt nhất để hối thúc Ankara và phe nổi dậy đưa ra nhượng bộ.

Từ một góc độ khác, tình hình ở Idlib có liên hệ trực tiếp với vấn đề lực lượng SDF kiểm soát lãnh thổ ở đông bắc Syria, đặc biệt là sự ngần ngại của Ankara khi thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giải quyết bài toán hóc búa tại khu vực này. Theo các nhà ngoại giao cấp cao của Nga, một lựa chọn được tính tới là sẽ có một thỏa thuận trao đổi giữa Moscow và Ankara về tình hình ở Idlib và Manbij.

Tình thế bấp bênh ở phía đông sông Euphrates

Quyết định rút quân khỏi Syria của chính quyền Tổng thống Trump hồi năm 2018 khiến cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông này càng thêm phức tạp. Tuy nhiên, Mỹ đã "đảo ngược" một phần kế hoạch này khi thông báo sẽ để lại khoảng 1.000 quân ở Syria, đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd cũng như đặt Iran và Syria trong tầm kiểm soát. Quyết định này đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ giận dữ bởi quốc gia này luôn coi lực lượng người Kurd mà cụ thể là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) là một nhóm khủng bố đe dọa đến an ninh quốc gia.

Cũng lúc đó, sự thiếu quyết đoán của Mỹ ở Syria cũng đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ đến gần hơn với Nga. Dường như Thổ Nhĩ Kỳ muốn đạt được một thỏa thuận về người Kurd với Nga và Ankara cho rằng điều này sẽ khiến Washington phải thay đổi suy nghĩ. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn không rõ liệu chính quyền Mỹ có một chiến lược nhất quán ở Syria hay không và Mỹ sẽ đối phó với đồng minh NATO Thổ Nhĩ Kỳ của mình như thế nào.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang trong một tình thế khá phức tạp. Một mặt, nước này không muốn tiến hành một cuộc tấn công trên quy mô lớn nhằm vào lực lượng người Kurd. Song mặt khác, Ankara cũng muốn thực hiện một chiến dịch quân sự nhằm "giữ thể diện" ở khu vực phía đông sông Euphrates này. Dù vậy, cả hai giải pháp này đều có một số rào cản để có thể thành hiện thực.

Trước tiên, bất kỳ cuộc tấn công nào của Thổ Nhĩ Kỳ vào lực lượng người Kurd ở Syria đều sẽ khó khăn hơn 2 cuộc tấn công trước đó (Nhành Olive và Lá chắn Euphrates) bởi lực lượng thuộc Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd này hiện là nhóm vũ trang được đào tạo bài bản nhất ở Syria. Ngoài ra, chiến dịch lần này cũng sẽ đòi hỏi nhiều nguồn lực, hậu cần và sự hỗ trợ hơn giữa bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế.

Thứ hai, một cuộc tấn công như vậy sẽ gây ra số lượng lớn thương vong. Điều này sẽ khiến dư luận phản ứng dữ dội trước chính quyền ông Erdogan - một viễn cảnh mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không hề mong muốn.

Thứ ba, chiến dịch quân sự chống lại lực lượng người Kurd gần như chắc chắn khiến căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ leo thang trong khi quan hệ 2 nước hiện cũng đang vấp phải nhiều "trục trặc". Và cuối cùng, một cuộc tấn công trên quy mô lớn ở phía đông sông Euphrates sẽ tạo ra một làn sóng người tị nạn mới - một tình thế trái ngược hẳn với lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực này.

Hiện nay, dường như cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều không có một kế hoạch cụ thể về biện pháp giải quyết khủng hoảng ở Idlib. Mặc dù lực lượng quân sự của 2 quốc gia này hiện đều đang hợp tác trong vấn đề Idlib cũng như thảo luận về chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông sông Euphrates nhưng không có bất kỳ bên nào sẵn sàng đưa ra hành động đột phá nhằm phá vỡ thế bế tắc hiện nay. Những câu hỏi quan trọng đặt ra là Nga sẽ đủ kiên nhẫn với Idlib trong bao lâu, Thổ Nhĩ Kỳ liệu có thể đi ngược lại với lợi ích của Mỹ ở Syria hay không và chính sách Syria của Washington sẽ là gì?

Chiến sự Syria sẽ mãi là cuộc xung đột không hồi kết nếu những câu hỏi trên vẫn không được giải đáp./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.