Hải cảnh Trung Quốc đe dọa Biển Đông
06 Tháng Tám 2019 8:32 CH GMT+7
Trong số tàu hải cảnh hộ tống nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN, có một tàu vũ trang lớn.

CCG 3901 là một trong những tàu hải cảnh hộ tống nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN tại khu vực bãi Phúc Tần - Tư Chính. Thuộc hàng những tàu tuần duyên lớn nhất thế giới, con tàu này hiện là công cụ đắc lực trong chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.

Tàu CCG 3901 và tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực bãi Phúc Tần - Tư Chính /// Ngư dân cung cấp

Tàu CCG 3901 và tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực bãi Phúc Tần - Tư Chính. Ngư dân chung cấp.

“Tàu dân sự” vũ trang

Theo chuyên trang The Diplomat, CCG 3901 là một trong những tàu tuần duyên lớn nhất thế giới với lượng giãn nước 12.000 tấn, lớn hơn cả những lớp chiến hạm thường được Mỹ triển khai đến Biển Đông là tàu tuần dương Ticonderoga và khu trục hạm Arleigh Burke. Tuy không mang danh tàu quân sự nhưng CCG 3901 được trang bị vũ khí hạng nặng, gồm pháo khai hỏa nhanh 76 mm, 2 pháo phòng không và một số loại súng khác. Tàu còn có bãi đáp trực thăng, di chuyển với vận tốc tối đa 46,3 km/giờ.

Theo giới quan sát, Trung Quốc đang sử dụng tàu hải cảnh và các tàu dân quân biển ngụy trang dưới dạng tàu cá cho chiến thuật “vùng xám” nhằm vào các bên khác ở Biển Đông.

Chiến thuật “vùng xám”, hay còn được gọi là những hành động “dưới ngưỡng chiến tranh”, tức là không sử dụng hải quân mà thay bằng những lực lượng quân sự hoặc bán quân sự trá hình tiến hành các hoạt động trên biển nhưng không vượt qua một giới hạn nào đó để không kéo theo phản ứng quá mạnh từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Trung Quốc không ngừng mở rộng lực lượng hải cảnh. Từ năm 2010, đội tàu trên 1.000 tấn của CCG tăng từ khoảng 60 lên hơn 130 chiếc và gia tăng hoạt động ở những vùng biển tranh chấp, theo báo cáo của Lầu Năm Góc trình quốc hội Mỹ hồi tháng 5. Phần lớn trong số đó được trang bị bãi đáp trực thăng, vòi rồng, pháo từ 30 - 76 mm. Ngoài ra, CCG còn vận hành hơn 70 tàu tuần tra nhanh (trên 500 tấn) và hơn 400 tàu tuần tra gần bờ.

“Mối đe dọa thật sự”

Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hồi tháng 3, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Philip Davidson khẳng định các tàu CCG của Trung Quốc “thường xuyên quấy nhiễu và đe dọa tàu cá Philippines hoạt động gần bãi cạn Scarborough cũng như đội tàu cá của những nước khác trong khu vực”. Theo giới chức Philippines, lực lượng CCG thường chặn tàu và tịch thu thủy sản do ngư dân Philippines đánh bắt ở Scarborough. Phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines Harry Roque chỉ trích đây là hành động “không thể chấp nhận”, vi phạm thỏa thuận song phương liên quan đến Scarborough, theo AFP. Trước đó, tàu hải cảnh vũ trang bị cáo buộc can thiệp thô bạo để ép buộc giới chức Indonesia thả tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ do đánh bắt trái phép ở vùng biển gần quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông hồi tháng 3.2016. Từ đó đến nay, Indonesia đã phải tăng cường hiện diện quân sự cũng như tuần tra ở khu vực và mới đây đã triển khai tàu tuần tra lớn nhất của cảnh sát quốc gia mang tên KP Yudistira đến đóng trú tại đơn vị ở tỉnh đảo Riau, bao gồm quần đảo Natuna.

Từ những diễn biến phức tạp trên thực địa lâu nay, Giáo sư Andrew S.Erickson tại Đại học Hải chiến Mỹ cảnh báo trong bài viết đăng trên chuyên san The National Interest: “CCG là mối đe dọa thật sự đối với cả Mỹ lẫn các lực lượng trên biển của tất cả những nước ven biển gần Trung Quốc”. 

Tàu sân bay Mỹ tuần tra ở Biển Đông

Ngày 6.8, trang Facebook của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đăng nhiều hình ảnh kèm chú thích cho thấy hàng không mẫu hạm này đang hoạt động tại Biển Đông, bao gồm các diễn tập chiến đấu cơ cất hạ cánh. Theo tờ The Japan Times, nhóm tàu USS Ronald Reagan có mặt ở Biển Đông trong ngày 4.8 để tiến hành “đợt tuần tra thông thường” và bắt đầu chuyến thăm Philippines từ hôm qua.

Cùng ngày, Đài ABS - CBN News dẫn lời phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines Salvador Panelo cho hay trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp tới, Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ đề cập phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp. Ông Panelo nói rõ Tổng thống Duterte sẽ dùng phán quyết làm cơ sở để thảo luận kế hoạch tiến hành thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông với mục tiêu đạt tỷ lệ ăn chia 60 - 40 với Trung Quốc. Phủ Tổng thống Philippines xác nhận ông Duterte sẽ thăm Bắc Kinh trong tháng này nhưng chưa công bố ngày cụ thể.

Theo thanhnien.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.