Tàu Hải Dương 8 rút đi, VN hoãn hội thảo về Bãi Tư Chính
Tuesday, September 24, 2019 8:33 PM GMT+7
Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc rời khu vực Bãi Tư Chính, đi về Đá Chữ Thập hiện do Trung Quốc quản lý, kết thúc lần xâm phạm thứ ba của tàu này vào khu vực nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

South China Sea News, một dự án phi lợi nhuận, phi chính phủ chuyên theo dõi tình hình Biển Đông, đăng trên Twitter rằng tàu Hải Dương 8 đã đột ngột rời khỏi Bãi Tư Chính vào đầu giờ sáng Chủ Nhật, giờ địa phương, nhưng phía Trung Quốc vẫn để tàu hải cảnh mang số hiệu 45111 ở lại trong vùng EEZ của Việt Nam.

Tuy nhiên, tờ South China Morning Post thì nói tàu Hải Dương 8 rời khỏi khu vực vào sáng thứ Hai.

Tàu Hải Dương 8 đã quay lại Bãi Tư Chính hôm 13/8

Tàu Hải Dương 8 lần đầu tiên vào Bãi Tư Chính là đầu tháng Bảy, lần thứ hai vào hôm 13/8, và lần thứ ba, hôm 7/9.

Dữ liệu ghi chép hành trình tàu bè của trang MarineTraffic cho thấy Hải Dương di chuyển về Đá Chữ Thập thuộc Quần Đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh đã bồi đắp thành đảo nhân tạo và xây cất các cơ sở kiên cố trên đó.

Căng thẳng dâng cao

Chỉ trước đó ít hôm, Trung Quốc đã đẩy căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam lên mức cao chưa từng thấy trong những năm gần đây.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng hôm 18/9 tuyên bố khu vực Bãi Tư Chính là lãnh thổ của Bắc Kinh, và đòi Việt Nam 'ngay lập tức' dừng các hoạt động dầu khí tại đây.

Twitter bởi @SCS_news: After demanding Vietnam to stop “unilateral” oil/gas activities, Haiyang Dizhi 8 & 4 of its escort Coast Guard ships suddenly left for Fiery Cross Reef this morning (local time). CCG 45111 still remains in Vietnam’s EEZ. Hakuryu-5 is still in operation at block 06.1, reportedly.

Bãi Tư Chính nằm cách Vũng Tàu 160 hải lý, nơi Việt Nam nói hoàn toàn nằm trong vùng EEZ vốn được tính 200 hải lý từ đường cơ sở, theo luật quốc tế.

Đây là nơi Việt Nam đã tiến hành hợp tác dầu khí với các đối tác nước ngoài từ nhiều năm qua.

Đây cũng là nơi nằm trong khu vực biển mà Việt Nam đã xây dựng và duy trì hệ thống 'Trạm dịch vụ Kinh tế- Khoa học kỹ thuật', gọi tắt là Nhà Giàn DK1 kể từ cuối 1988.

Việt Nam nói nơi này hoàn toàn không thuộc vùng tranh chấp mà thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sau tuyên bố 'xóc óc' của Bắc Kinh, phản ứng chính thức từ Hà Nội được đưa trong chuyến đi của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới Quảng Tây, Trung Quốc, sau đó ba ngày.

Getty Images

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhân dịp dự CAEXPO và CABIS tại Quảng Tây nói với Phó Thủ tướng TQ Hàn Chính rằng VN đề nghị Bắc Kinh "tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam" và "không để tiếp diễn tình hình phức tạp trên biển".

Hôm 21/9, Phó Thủ tướng Việt Nam được truyền thông trong nước dẫn lời nói đã "đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam".

Ông Vũ Đức Đam cũng đề nghị phía Trung Quốc "không để tiếp diễn tình hình phức tạp trên biển".

Tuyên bố của ông Vũ Đức Đam được đưa ra trong cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính tại Hội chợ và Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại, Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO và CABIS) lần thứ 16, tổ chức tại Quảng Tây.

Hoãn hội thảo

Trong một diễn biến riêng rẽ, một buổi tọa đàm về Bãi Tư Chính, lẽ ra diễn ra ngày 22/9 ở Hà Nội, đã bị hoãn.

Thông báo của Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển, nói rằng Viện đã nhận được chỉ đạo từ cơ quan chủ quản của mình vào ngày 19/9, trong đó viết rằng "theo chỉ đạo của cơ quan chức năng", Viện này được yêu cầu lùi thời gian tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề "Vùng biển Bãi Tư Chính và Luật pháp Quốc tế" cho đến sau ngày 05/10/2019.

Other

Viện trưởng, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, nói với BBC hôm 19/9 nói rằng về mặt pháp lý, hồ sơ để Việt Nam khởi kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là "đã sẵn sàng", và "rất đầy đủ về căn cứ, chứng cứ".

"Kiện hay không kiện, lúc này không còn là vấn đề pháp lý nữa, mà là nằm ở quyết tâm chính trị của giới lãnh đạo Việt Nam," Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao nói.

"Phải chăng chính phủ Việt Nam đang có chính sách đối ngoại cố gắng tránh làm mất mặt Trung Quốc, tránh chọc giận Trung Quốc, mặc dù họ đã vào đến tận trong nhà mình để quậy," Viện trưởng Hoàng Ngọc Giao, người ký thông báo tạm hoãn hội thảo, nói.

"Ba lần vào Bãi Tư Chính" của Hải Dương 8

Như vậy, Hải Dương 8 sau hơn hai tuần tiến vào vùng biển Việt Nam đã rút lui, kết thúc đợt xâm phạm thứ ba.

Đây không phải là lần đầu tiên tàu khảo sát này từ Bãi Tư Chính về Đá Chữ Thập.

Tàu lần đầu tiên vào khu vực ngoài khơi Vũng Tàu hôm 3/7. Sau hơn một tháng, chiều 7/8, tàu rút về Bãi Chữ Thập để tiếp vận và tiếp liệu.

Chưa đầy một tuần sau, tàu quay trở lại khu vực gần Bãi Tư chính vào hôm 13/8. Tới 2/9, các dữ liệu do Marine Traffic ghi nhận cho thấy Hải Dương 8 cùng bốn tàu hộ tống lại rời vị trí, quay về Đá Chữ Thập, sau ba tuần có mặt trong vùng EEZ của Việt Nam.

Phía Việt Nam nói Hải Dương 8 lần thứ ba tiến vào khu vực là hôm 7/9. Như vậy, so với trước thì lần này tàu khảo sát Trung Quốc 'hạ trại' với thời gian ngắn hơn, chỉ hơn hai tuần.

Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố lý do rút tàu Hải Dương 8 khỏi khu vực mà Hà Nội nói là thuộc EEZ của Việt Nam nhưng Bắc Kinh nói là của Trung Quốc.

Hai lần trước, Hải Dương 8 đều rút về Đá Chữ Thập và tạm nghỉ tại đó trong vòng chưa đầy một tuần rồi lại tiếp tục trở lại.

Theo BBC

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.