Thượng đỉnh Nga-Ukraine: thái độ "cứng rắn" của Tổng thống Putin và thế khó cho đồng cấp Zelensky
08 Tháng Mười Hai 2019 7:32 CH GMT+7
(Tổ Quốc) - Không có nhiều kỳ vọng về một kết quả đột phá cho cuộc gặp mặt đối mặt đầu tiên giữa hai Tổng thống Nga và Ukraine.

Trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky vào thứ hai (9/12) tại Paris, nhiều vấn đề được kỳ vọng sẽ xuất hiện trên bàn nghị sự.

Trang NBC News nhận xét, một đột phá trong cuộc họp có thể dẫn tới cái kết cho cuộc chiến tranh tại miền đông Ukraine – vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 13.000 người kể từ khi nó nổ ra từ gần 6 năm trước.

Thượng đỉnh Nga-Ukraine: thái độ "cứng rắn" của Tổng thống Putin và thế khó cho đồng cấp Zelensky - Ảnh 1.

Hai Tổng thống Volodymy Zelensky và Vladimir Putin sẽ có cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên vào ngày hôm nay (9/12) (ảnh: NBC NEWS)

Khoảng cách giữa hai bên vẫn còn rất xa. Ukraine từng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Moscow khi còn nằm trong Liên bang Xô viết. Một số chuyên gia cho rằng, Nga đang muốn khôi phục tình trạng đó; trong khi Kiev chỉ đơn giản muốn các lực lượng của Nga và đồng minh rời khỏi miền đông Ukraine.

"Kỳ vọng chính của chúng tôi về thượng đỉnh và bất kỳ các thể thức nào khác là điều mà chúng tôi gọi là RUxit", Ngoại trưởng Ukraine Vadym Pristaiko viết trên Twitter vào đầu tuần trước. "Chúng tôi muốn Nga và các lực lượng của Nga rời Ukraine". "RUxit" mà ông Pristaiko đề cập có lẽ là sự kết hợp của hai chữ "Russian" (Nga) và "Exit" (ra đi).

Cuộc xung đột tại miền đông Ukraine bùng phát sau khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014. Các lực lượng li khai được Moscow ủng hộ đã nắm quyền kiểm soát hai vùng Donetsk và Luhansk ở biên giới giữa Ukaraine và Nga.

Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 4 triệu người sinh sống tại miền đông Ukraine đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến. Một báo cáo mới công bố của UNICEF thống kế, 430.000 trẻ em trong khu vực "tiếp tục phải chịu đựng gánh nặng của cuộc chiến".

Tổng thống Zelensky chắc chắn hiểu rõ những điều trên. Kể từ khi nhậm chức hồi tháng Tư, ông luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết cuộc xung đột vì chính những người dân đang phải gánh chịu nó. Và với lý do này, có được một cuộc gặp mặt với Tổng thống Putin đã được coi là một thắng lợi.

"Đó là một chiến thắng khi vũ khi im lặng và con người cất tiếng nói", ông Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn mới nhất với bốn tờ báo nước ngoài tại Kiev. "Đây là bước đi đầu tiên".

Tuy nhiên, hầu hết mọi việc sẽ phụ thuộc vào liệu Tổng thống Putin có hay không đạt được những gì mình mong muốn. Theo bà Alyona Getmanchuk, giám đốc tổ chức tư vấn chính sách Trung tâm Châu Âu mới tại Kiev, điều ông Putin hướng tới là lợi thế tương lai không chỉ tại miền đông Ukraine mà còn tại cả Ukraine nói chung. "Ở điểm này, rất khó để nói về hội nghị Paris sẽ có được những kết quả cụ thể nào", bà cho hay.

Giống như Crimea, các khía cạnh liên quan tới hiệp định Minks - từng được ký kết giữa Nga, Ukraine, Pháp và Đức hồi tháng 2/2015, đã chứng tỏ là không thể hàn gắn được từ nhiều năm nay. Đặc biệt, hai bên vẫn chưa thể thống nhất được một khung làm việc để thực thi kế hoạch.

Sự kiện hôm thứ hai sẽ là cuộc gặp đầu tiên trong 3 năm trở lại đây theo thể thức Normandy. Mục tiêu của thể thức là hiện thực hóa hiệp định Minsk.

Thỏa thuận Minsk kêu gọi một lệnh ngừng bắn, từ bỏ các vũ khí hạng nặng, khôi phục lại quyền kiểm soát của Kiev ở khu vực biên giới, chấp nhận quyền tự trị lớn hơn cho các lãnh thổ mà quân li khai đang kiểm soát và tổ chức bầu cử địa phương.

Tuy nhiên, thỏa thuận Minsk chưa từng được thực hiện và các cuộc đàm phán bị ngưng trệ dưới thời người tiền nhiệm ông Zelensky là Tổng thống Petro Poroshenko.

Mặc dù phát ngôn viên của Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, Tổng thống Putin đã chuẩn bị để thảo luận về bất kỳ chủ đề nào mà đồng cấp Zelensky mong muốn, nhưng ông cũng thẳng thừng loại bỏ Crimea ra khỏi chương trình nghị sự. Hiện chưa rõ vấn đề sẽ được giải quyết hay không, hoặc bằng cách nào. Tổng thống Putin coi Crimea là một nền tảng chủ chốt cho sự ủng hộ nội bộ tại Nga.

Mặt khác, những tháng gần đây cũng đã chứng kiến một số tín hiệu khởi sắc.

Sau 3 cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý tổ chức một cuộc trao đổi tù binh và tháng trước, Moscow đồng ý trả lại ba tàu hải quân của Ukraine từng bị Nga bắt giữ hơn một năm trước tại Biển Đen.

Trong một cuộc phỏng vấn khác, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh, lập trường của Kiev là không thể tiến hành bầu cử tại miền đông Ukraine cho tới khi các lực lượng li khai được Nga ủng hộ rút quân và Kiev giành lại quyền kiểm soát khu vực biên giới Nga – Ukraine. Trong khi đó, Nga và các đồng minh tại miền đông lại muốn tổ chức bầu cử trước tiên.

"Ông Putin không có lý do để chịu khuất phục và nhượng bộ trong vấn đề Minsk", ông Dmitry Trenin, người đứng đầu tổ chức tư vấn chính sách Carnegie tại Moscow nhận định. "Và ông Zelensky không có khả năng thực thi toàn bộ thỏa thuận". Gần như chắc chắn, hai nhà lãnh đạo chỉ có thể đi tới một tuyên bố chung, tái khẳng định cam kết về việc tìm ra một biện pháp hiện thực hóa hiệp định Minsk trong tương lai.

Trang NBC News kết luận, nếu xảy ra, cho dù không dẫn tới hòa bình, ít nhất kết quả trên cũng sẽ đem lại một khoảng khắc an tĩnh nào đó cho các bên liên quan.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.