Chính trường Mỹ rối ren trong cơn bão luận tội, “ác mộng” vẫn chưa qua
02 Tháng Hai 2020 8:13 CH GMT+7
VOV.VN - Theo giới phân tích, phiên tòa xét xử luận tội Tổng thống Trump có thể gây ra xung đột giữa các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp của Mỹ.

Giáo sư Barbara McQuade, thuộc trường Đại học Michigan của Mỹ nhận xét, cuộc chiến pháp lý và hiến pháp liên quan đến cách hành xử của Tổng thống Trump có thể ảnh hưởng cách thức làm việc của chính phủ Mỹ qua nhiều thế hệ, để lại hậu quả lâu dài ngay cả khi phiên tòa xét xử luận tội kết thúc. Hiện tại, có rất nhiều câu hỏi lớn được đặt ra bên ngoài trụ sở Quốc hội về giới hạn quyền lực của Tổng thống và khả năng của Quốc hội trong việc giám sát công việc cũng như đặt trách nhiệm lên vai Tổng thống.

chinh truong my roi ren trong con bao luan toi, "ac mong" van chua qua hinh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ được tha bổng. Ảnh: Getty Images.

Giới hạn quyền lực của Tổng thống

Trước hết, việc Tổng thống Trump thực thi đặc quyền hành pháp một cách quá mạnh mẽ đã khiến quyền hạn này bị đặt dưới sự giám sát của Tòa án. Cam kết của ông Trump "chống lại tất cả các trát đòi" đã phá vỡ quy trình truyền thống gồm đàm phán và hòa giải mà các Tổng thống tiền nhiệm thường áp dụng để giải quyết những tranh cãi giữa các nhánh trong chính phủ.

Đặc quyền hành pháp là quyền của Tổng thống Mỹ hoặc các thành viên khác trong nhánh hành pháp của Chính phủ Mỹ nhằm chống lại những yêu cầu và sự can thiệp nhất định từ các nhánh lập pháp, cũng như tư pháp trong chính phủ khi họ nỗ lực thu thập thông tin hoặc chất vấn nhân sự liên quan tới nhánh hành pháp. Đặc quyền hành pháp được xây dựng dựa trên ý tưởng về việc tổng thống Mỹ luôn cần phải trao đổi thẳng thắn với những thành viên nội các cùng đội ngũ cố vấn.

Kết quả là đến nay, nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết, trong đó có thách thức pháp lý do Ủy ban Tư pháp Hạ viện đưa ra để buộc Don MacGahn – cựu luật sư của Tổng thống Trump phải điều trần về báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Hạ viện đang tìm kiếm lời khai của ông Mc Gahn về cáo buộc Tổng thống Trump cản trở công lý trong cuộc điều tra Nga can thiệp bầu của Mỹ do Robert Mueller phụ trách.

Tuy nhiên ông Don MacGahn đã chống lại trát đòi điều trần của Ủy ban Tư pháp Hạ viện với lý do có quyền miễn trừ tuyệt đối, cho rằng ông là trợ lý thân cận của Tổng thống – và là một thành viên của nhánh hành pháp vì vậy không cần xuất hiện trước Quốc hội để trả lời chất vấn. Thẩm phán liên bang Ketanji Brown Jackson đã bác bỏ lập luận này, khẳng định, mặc dù McGahn có quyền không trả lời các câu hỏi mang tính cá nhân nhưng ông không thể từ chối xuất hiện tại phiên điều trần.

“Dù trợ lý của Tổng thống đóng vai trò quan trọng thế nào đi chăng nữa hay họ có liên quan mật thiết đến các dự án nhạy cảm hoặc dự án an ninh quốc gia như thế nào, Tổng thống không có quyền yêu cầu thuộc cấp không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật yêu cầu”, Thẩm phán Jackson viết.

Phiên xét xử luận tội hiện giờ đang bị kháng cáo và trong cuộc tranh luận hồi đầu tháng 1/2020, luật sư của Ủy ban Tư pháp Hạ viện nói rằng các điều khoản luận tội bổ sung có thể được đệ trình dựa trên lời khai của ông Don MacGahn.

Đặc quyền hành pháp không được quy định trong Hiến pháp. Nhưng tòa án tối cao đã công nhận rằng Tổng thống có quyền giữ kín những thông tin nhạy cảm và được liên lạc với các trợ lý để lắng nghe lời khuyên, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia hay quyền lợi quan trọng khác của quốc gia.

Trước đó vào năm 1975, khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon bị luận tội, tòa án tuyên bố rằng đặc quyền hành pháp không mang tính tuyệt đối và chỉ được áp dụng trong một số trường hợp, chẳng hạn như cuộc điều tra hình sự. Thực tế, nó có thể bị vô hiệu hóa nếu các bên liên quan chỉ ra được sự cần thiết phải nêu ra bằng chứng trong một vụ kiện hay phiên tòa hình sự. 

Trong khi đó, quyền miễn trừ tuyệt đối cho phép một trợ lý Tổng thống từ chối ra điều trần, mà đến nay chưa có tòa án nào công nhận, thậm chí còn vượt xa hơn cả đặc quyền hành pháp. Theo chuyên gia Barbara McQuade, bất luận kết quả của vụ kiện như thế nào, quyết định của Tòa án trong trường hợp của ông McGahn sẽ ảnh hưởng tới vị thế đàm phán của các Tổng thống Mỹ trong tương lai.

"Ác mộng" vẫn chưa qua

Tổng thống Donald Trump có vẻ như sẽ được tha bổng trong phiên tòa xét xử tại Thượng viện khi đa số các thành viên Đảng Cộng hòa bỏ phiếu bác đề nghị triệu tập các nhân chứng và tài liệu mới. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ông Trump có thể bị mất cơ hội sử dụng thông điệp liên bang như một tuyên bố về chiến thắng lịch sử vào ngày 4/2 tới vì cuộc bỏ phiếu lần cuối cùng về việc nên kết tội hay tha bổng cho Tổng thống sẽ diễn ra một ngày sau đó, ngày 5/2.

Trong bối cảnh tiến trình luận tội Tổng thống Trump đang bước vào giai đoạn cuối, có một số tiết lộ mới liên quan đến cáo buộc đối với ông Trump. Hôm 31/1, tờ New York Times đăng tải những chi tiết mới trong cuốn sách sắp được ra mắt của Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton có tên gọi “The Room Where it Happened” (tạm dịch: Căn phòng nơi điều đó xảy ra). Theo đó, ông Bolton cho biết đích thân Tổng thổng Trump yêu cầu ông hỗ trợ các nỗ lực gây sức ép đối với Ukraine để buộc nước này khai thác những thông tin có hại cho đối thủ chính trị vào tháng 5/2019. Chỉ thị này được đưa ra trong cuộc họp tại Phòng Bầu Dục, có sự tham gia của Cố vấn Nhà Trắng Pat Cipollone – người dẫn đầu nhóm bảo vệ Tổng thống trong suốt phiên tòa xét xử luận tội.

Chưa dừng lại ở đó, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố rằng ông sẽ đứng ra điều trần nếu được Thượng viện triệu tập. Về phần mình, Tổng thống Trump cho biết, ông sẽ dùng đến đặc quyền hành pháp để ngăn chặn phiên điều trần của Bolton.

Xung đột giữa các nhánh chính trị

Theo nhà phân tích Barbara McQuade, phiên tòa luận tội Tổng thống có thể khiến 3 nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp của Mỹ xung đột.

Phiên tòa xét xử kéo dài gần 2 tuần đã chứng kiến sự tranh cãi khốc liệt giữa các phe phái. Các bên đều cho rằng đối thủ sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến nền cộng hòa nếu hành động theo cách riêng của mình. Phe Dân chủ lập luận, việc tha bổng ông Trump sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm, dẫn đến sự lạm quyền của các Tổng thống trong tương lai. Trái lại, luật sư bào chữa của ông Trump cho rằng, nỗ lực luận tội mang tính đảng phái cao và việc bãi nhiệm Tổng thống khi chỉ còn 9 tháng nữa là diễn ra bầu cử sẽ mở cánh cửa cho sự lạm dụng tiến trình luận tội, khiến sự việc này diễn ra thường xuyên hơn.

Nếu Thượng viện muốn lấy lời khai của Cố vấn John Bolton, Chánh án Tòa án tối cao Mỹ John Roberts – người chủ trì phiên xét xử luận tội sẽ phải quyết định phân thắng thua trong cuộc đối đầu giữa Tổng thống và Thượng viện.

Nếu ông John Roberts ủng hộ Thượng viện và yêu cầu ông Bolton ra làm chứng, liệu Tổng thống Trump có thể kháng lại quyết định của Tòa án tối cao hay không? Và liệu Thượng viện có quyền bắt giữ một nhân chứng từ chối ra điều trần hay không? Không có luật lệ nào quy định những gì xảy ra sau đó. Tuy vậy, trong suốt nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Trump đã phá vỡ nhiều quy tắc thông thường. Có vẻ như ông sẽ tiếp tục xu hướng này, ngay cả khi phiên tòa luận tội kết thúc.  

Trong bài toán luận tội, khả năng của Quốc hội trong việc giám sát quyền hạn của Tổng thống sẽ được làm rõ hơn. Các nhà soạn thảo Hiến pháp trước đó đã hình dung ra việc Quốc hội sẽ cung cấp sự giám sát đối với Tổng thống, có lẽ là bởi họ tin tưởng vào vai trò của Quốc hội hơn là những nghị sỹ trung thành với đảng phái của họ./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.