Giữa đụng độ Nga-Thổ, bão chính trị trực chờ Tổng thống Erdogan và kỳ vọng về đảo ngoặt phút chót
02 Tháng Ba 2020 12:50 SA GMT+7
(Tổ Quốc) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm mọi cách để ngăn cản không cho liên minh với Nga tại Syria bị đổ vỡ.

Tờ Haaretz đăng tải, những thiệt hại về người nghiêm trọng nhất kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Syria có thể làm dấy lên một cơn bão chính trị ngay tại chính Ankara trong bối cảnh Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang cố gắng vãn hồi mối quan hệ đồng minh với Nga.

Chỉ trong tháng hai, 50 binh lính Thổ đã bị chết trong những cuộc đụng độ với quân đội Syria tại tỉnh Idlib. Trong số này, 36 người thiệt mạng hôm thứ năm (27/2) do không kích của Nga và pháo bắn từ chính phủ Syria. Liên minh Nga – Thổ tại bắc Syria được cho là đang đứng trước khả năng tan vỡ bất kỳ lúc nào.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan (phải) và đồng cấp Vladimir Putin (ảnh: arabnews)

Ankara trực tiếp cáo buộc Moscow phải chịu trách nhiệm cho cái chết của các binh lính Thổ. Về phần mình, Nga tuyên bố, quân đội Thổ không có lý do hiện diện tại Syria cũng như chưa thông báo với Nga về sự có mặt của mình. Đáp trả, Thổ khẳng định, Nga biết tin về các binh lính Thổ.

Trước đó, Tổng thống Erdogan từng đe dọa, nếu có thêm binh lính Thổ thiệt mạng, Ankara "sẽ tấn công quân đội chính phủ [Syria] mọi nơi và bất kể ranh giới của Idlib nằm ở đâu".

Tuy nhiên, hôm thứ năm (27/2), ông Erdogan đã phải đánh giá lại chính sách với Nga khi mà một cuộc đụng độ trực tiếp với quân đội Nga sẽ đem tới nguy hiểm hơn rất nhiều. Một cuộc điện đàm khẩn cấp giữa Tổng thống Thổ và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã đưa tới kết quả là một tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh cả hai bên sẽ giảm căng thẳng và thu hẹp các hoạt động quân sự. Mặc dù vậy, Nga và Thổ vẫn chưa sắp xếp được một cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo – điều mà ông Erdogan vẫn mong muốn kể từ khi đụng độ tại Idlib bùng nổ.

Hôm chủ nhật (1/3), người đứng đầu Thổ đã yêu cầu Nga đứng sang một bên và để Ankara trực tiếp làm việc với quân đội Syria. Cùng ngày, Thổ bắn rơi hai máy bay Syria và tấn công sân bay ở Aleppo sau khi quân đội Syria nhắm trúng 3 thiết bị không người lái của Thổ. Căng thẳng leo thang nhanh chóng.

Những ủng hộ ngoại giao dành cho ông Erdogan từ Washington tỏ ra chưa đủ. Là một thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Mỹ trang bị cho mình hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Nhưng ông Erdogan cũng đề nghị Tổng thống Putin không can thiệp vào chiến dịch chống lại quân đội Tổng thống Syria Bashar al-Assad của Thổ. Còn đối với châu Âu, không ngoài dự kiến, Ankara cũng đe dọa sẽ mở của biên giới để hàng triệu người tị nạn Syria "tây tiến" về lục địa già.

Theo các thông tin từ Thổ, hàng nghìn người tị nạn Syria đang tập trung tại các cảng biển và cửa khẩu để chờ đợi tiến vào Hy Lạp. Một phát ngôn viên của Thổ cho hay, nước này sẽ tuân thủ các điều kiện trong loạt hiệp định đã ký kết với Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2016 và không để người tị nạn tiến vào châu Âu. Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan lại xác nhận rằng, ông đã yêu cầu để ngỏ các cửa ngõ của Thổ cho tới khi EU đồng ý gia tăng ngân sách trị giá 3,5 tỷ USD để hỗ trợ người tị nạn đang ở Thổ Nhĩ Kỳ, bên cạnh khoản tiền khoảng 6 tỷ USD mà nước này đã nhận được.

Trong khi đó, Ankara còn đang phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng của việc rút quân và dừng can thiệp quân sự vào Syria. Tuần trước, khoảng 140 tri thức và nghệ sỹ đã ký một bản kêu gọi trong đó nhấn mạnh: "Chúng tôi đang chứng kiến đất nước mình rơi vào thế bế tắc, con cái của chúng tôi đang chết trong một cuộc chiến đấu tại một quốc gia khác, danh tiếng của chúng ta trước cộng đồng toàn cầu bị thiệt hại và đất nước của chúng ta đang được sử dụng như một móng vuốt của chủ nghĩa đơn cực và như một nhà tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố".

Các bài báo chỉ trích cuộc chiến tại Syria đang che giấu cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng của Thổ Nhĩ Kỳ liên tục xuất hiện trên các trang web đối lập. Mặc dù vậy, gần như chắc chắn chính sách của ông Erdogan sẽ không thay đổi trong một sớm một chiều khi mà chính quyền đang bắt đầu hạn chế tiếp cận mạng xã hội kể từ giữa tuần. Về mặt đối nội, điều khiến ông Erdogan lo lắng nhất là mâu thuẫn chính trị bên trong đảng cầm quyền Công lý và Phát triển. Một số cựu thành viên của đảng đã thành lập hai đảng mới, trong khi khoảng 10.000 thành viên được cho là đã rời sang các đảng đối thủ.

Tổng thống Erdogan bị cáo buộc là đã "vượt mặt" quốc hội Thổ và tấn công Syria vì lợi ích chính trị của đảng mình. Các đảng đối lập kêu gọi chấm dứt chiến dịch quân sự và đàm phán với chính phủ Assad để đưa binh lính Thổ về nước.

Phe đối lập cũng cho rằng, ông Erdogan không giữ lời hứa bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria hoặc khiến quân đội Syria rời bỏ các tuyến đường cao tốc chính nối liền Idlib với Thổ, đồng thời hiệp định ông ký kết với Nga nhằm thiết lập một "khu vực an toàn" tại miền bắc Syria không có hiệu quả.

Người dân và các nhà lập pháp Thổ đặc biệt tức giận khi Ankara không thể đưa binh lính bị thương về nước bằng đường hàng không do Nga áp dụng vùng cấm bay cho phi cơ Thổ. Kết quả là, binh lính bị vận chuyển trên đường bộ chất lượng xấu về Thổ.

Theo Haaretz, cơn bão chính trị có thể bùng nổ trong tuần này tại Ankara. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình, ông Erdogan biết cách làm sao để vượt qua các thách thức chính trị. Nền tảng ủng hộ của ông khá vững chắc trong khi cuộc bầu cử quốc hội mới sẽ chỉ diễn ra sau 3 năm nữa. Tuy nhiên, Nga vẫn là một thế lực và Tổng thống Erdogan không thể mạo hiểm để rơi vào một cuộc đụng độ trực tiếp với Điện Kremlin – không chỉ bởi vì Syria mà còn cả do sự phụ thuộc chặt chẽ của nền kinh tế Thổ vào Nga. Câu hỏi đặt ra là làm sao để hàn gắn chiến dịch quân sự và mục tiêu chính trị của Ankara tại Syria với sự phản đối gay gắt từ Nga. Trong quá khứ, ông Erdogan từng cho thấy những bước ngoặt ấn tượng vào ngay phút cuối, và giờ có khả năng lớn ông cũng có thể làm được điều tương tự.

Theo toquoc.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.