'Mỹ kịch liệt phản đối hành vi bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông'
Wednesday, April 22, 2020 8:47 PM GMT+7
Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 22/4 đã chỉ trích Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng ở Biển Đông, và khẳng định Mỹ kịch liệt phản đối hành động như vậy.

Ông Pompeo nhắc lại cáo buộc cho rằng Trung Quốc đang thực hiện “hành vi khiêu khích” đối với các vấn đề liên quan tới Hong Kong, Đài Loan và “o ép các nước láng giềng ở Biển Đông”, theo Reuters.

Mỹ kịch liệt phản đối hành vi bắt nạt của Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng các quốc gia khác sẽ bắt họ chịu trách nhiệm”, ông Pompeo cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng ông sẽ trao đổi vấn đề này với các đối tác ASEAN ngày 22/4.

'My kich liet phan doi hanh vi bat nat cua Trung Quoc o Bien Dong' hinh anh 1 2020_04_22T171034Z_1041177511_RC2T9G9M641K_RTRMADP_3_ISRAEL_PALESTINIANS_POMPEO.JPG

Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington hôm 22/4. Ảnh: Reuters.

Hành động của Trung Quốc đi quá xa

“Chúng tôi cũng thấy Trung Quốc đang gia tăng áp lực quân sự lên Đài Loan và các nước láng giềng ở Biển Đông, thậm chí họ còn đi xa tới mức đâm chìm tàu cá của Việt Nam", ông Pompeo chỉ rõ.

Mỹ gần đây liên tục có các động thái liên quan đến tình hình ở Biển Đông. Ngày 6/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng về vụ hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa, khiến 8 ngư dân gặp nạn.

“Chúng tôi quan ngại sâu sắc với thông tin Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở khu vực quanh quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông”, bà Morgan Ortagus nói trong thông cáo ngày 6/4. "Đây là sự việc mới nhất trong chuỗi các hành động của Trung Quốc nhằm thúc đẩy các tuyên bố hàng hải phi pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á trên Biển Đông".

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 3/4 đã trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm vụ nhân viên công vụ và tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 9/4, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố phản đối hành động trên của Trung Quốc.

“Hành vi của Trung Quốc đi ngược lại tầm nhìn về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở của Mỹ, mà trong đó tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ, đều được đảm bảo chủ quyền, không bị đe dọa, và có thể theo đuổi phát triển kinh tế phù hợp với luật và thông lệ quốc tế”, thông cáo ngày 9/4 cho biết.

“Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của các đồng minh và đối tác nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải và cơ hội kinh tế trong toàn bộ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”, thông cáo nói tiếp.

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, 8 ngư dân Việt Nam trên tàu QNg 90617 TS đã được tiếp nhận an toàn vào ngày 3/4.

Mỹ triển khai tàu đổ bộ tới Biển Đông

Ngày 21/4, bà Nicole Schwegman, phát ngôn viên Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết tàu đổ bộ USS America và tuần dương hạm USS Bunker Hill thuộc biên chế của Hạm đội 7, đã được triển khai đến Biển Đông song không nêu vị trí cụ thể.

'My kich liet phan doi hanh vi bat nat cua Trung Quoc o Bien Dong' hinh anh 2 Tau_chien_My_7.jpg

Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của quân đội Mỹ ngày 21/4 xác nhận tàu đổ bộ tấn công USS America (LHA 6) đã được triển khai đến Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ.

“Thông qua hiện diện hoạt động tiếp nối trên Biển Đông, chúng tôi đang nỗ lực thúc đẩy tự do hàng hải và hàng không, các tiêu chí quốc tế nền tảng cho an ninh và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, bà Schwegan trả lời hãng tin Reuters. “Mỹ ủng hộ các đồng minh và đối tác tự định đoạt quyền lợi kinh tế của riêng mình”.

Trang tin của Học viện Hải quân Mỹ, USNI News, ngày 20/4 cho biết tàu USS America đang hướng đến vùng biển có tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 (HD-8) và nhóm tàu hộ tống Trung Quốc ngoài khơi Malaysia.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận xảy ra “đối đầu” với tàu Malaysia trên vùng biển phía nam Biển Đông và khẳng định tàu HD-8 chỉ tiến hành các hoạt động bình thường.

'My kich liet phan doi hanh vi bat nat cua Trung Quoc o Bien Dong' hinh anh 3 2.jpg

Tàu đổ bộ USS America hoạt động trên Biển Đông ngày 19/4. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 18/4 cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại trước thông tin “về những hành động khiêu khích liên tiếp của Trung Quốc nhắm đến hoạt động phát triển dầu và khí đốt xa bờ”.

“Trung Quốc cần chấm dứt kiểu hành xử bắt nạt của họ và kiềm chế không thực hiện kiểu hành vi khiêu khích và gây bất ổn này”.

Trước đó, trả lời câu hỏi về thông tin nhóm tàu HD-8 đi vào Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng sáng 15/4 cho biết “các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi sát các diễn biến ở Biển Đông”.

Ngày 14/4, tàu này xuất hiện trở lại ở vị trí cách bờ biển Việt Nam khoảng 158 km, nằm trong EEZ của Việt Nam, với ít nhất một tàu hải cảnh của Trung Quốc đi cùng, theo dữ liệu từ trang theo dõi hàng hải Marine Traffic được Reuters dẫn lại.

Nửa cuối năm 2019, tàu HD8 đã ngang nhiên xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông.

Trước đó, Trung Quốc đã ngang nhiên khánh thành 2 “trạm nghiên cứu” trên đá Subi và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo Zingnews.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.