Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc "bẻ lái" sự chú ý quốc tế khỏi hành vi sai trái
Thursday, May 07, 2020 6:48 PM GMT+7
VOV.VN - Ông Hornung cho rằng, Trung Quốc sử dụng chiến thuật “tấn công quyến rũ” quen thuộc, đánh lạc hướng sự chú ý của thế giới với tham vọng của nước này.

Chiêu tấn công quyến rũ

Nhà khoa học chính trị Jeffrey W. Hornung tại tổ chức phi lợi nhuận RAND Corp trong bài viết đăng tải trên tờ Los Angeles Times cho rằng, xuất phát từ chiến thuật quen thuộc, Trung Quốc đã và đang thực hiện "cuộc tấn công quyến rũ" trên phạm vi toàn cầu để cố gắng phân tán sự chú ý của thế giới vào những cáo buộc liên quan đến trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc bùng nổ đại dịch Covid-19.

trung quoc be lai su chu y quoc te khoi hanh vi sai trai hinh 1

Trung Quốc bồi đắp trái phép đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo. Ảnh: LA Times.

“Chúng ta đã thấy một cái gì đó tương tự như thế này trước đây… Lần này, cuộc tấn công quyến rũ được thực hiện với khẩu trang và máy thở”, ông Hornung viết.

Hơn một thập kỷ trước, người ta thường nghe thấy Trung Quốc nói theo đuổi trỗi dậy hòa bình và vì thế mà dường như các nước trong khu vực không có gì phải lo lắng. Nhưng những lời lẽ đó hóa ra chính là một đòn tấn công quyến rũ.

Vào giữa những năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu đẩy mạnh chiến dịch hàng hải chống lại các nước láng giềng. Cho dù đó là câu chuyện Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự, bán quân sự để đối đầu với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông hay việc ngang nhiên bồi đắp, xây đảo nhân tạo trái phép quy mô lớn ở Biển Đông… tất cả đều cho thấy tuyên bố trỗi dậy hòa bình không phải ý định thực sự của Bắc Kinh.

Theo Hornung, có thể thấy, đòn tấn công quyến rũ một lần nữa lại được Trung Quốc sử dụng khi nhìn vào cách ứng phó với đại dịch Covid-19 và cách hành xử của Bắc Kinh với các nước láng giềng. Mỹ cáo buộc Trung Quốc ngay từ sớm đã biết rõ dịch bệnh vượt khỏi tầm kiểm soát nhưng che giấu thông tin khiến dịch bệnh lan rộng và gây ra hậu quả nặng nề. Phía Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này.

Nhà khoa học chính trị Hornung cho rằng để đánh lạc hướng sự chú ý của thế giới, Trung Quốc đã viện trợ cho hàng trăm quốc gia các vật tư y tế, gồm hàng chục triệu khẩu trang, hàng triệu bộ xét nghiệm và máy thở, bao gồm 1.000 máy thở cho bang New York, Mỹ. Đây là những tin tức tốt, nhưng không vì thế mà người ta có thể tin rằng Trung Quốc sẽ không có hành vi xấu với các nước láng giềng đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Trong vài tháng kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng ra khỏi biên giới Trung Quốc, nước này vẫn tiếp tục – và trong một số trường hợp là leo thang những hành động khiêu khích chống lại các nước láng giềng trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực phải vật lộn để đối phó với đại dịch.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm việc công bố thiết lập trạm nghiên cứu mới trên các căn cứ quân sự xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập và đá Subi ở quần đảo Trường Sa [của Việt Nam-ND]; vụ việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá của Việt Nam…

Trung Quốc cũng thường xuyên thách thức Nhật Bản tại khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một nhóm gồm các đảo nhỏ tại Biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát nhưng Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Dữ liệu cho thấy các tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển ở khu vực tranh chấp với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khoảng thời gian từ tháng 1-3/2020. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục.

Theo nhà phân tích Hornung, trong khi các nước láng giềng “đau đầu” để ngăn chặn dịch bệnh, khắc phục các vấn đề về kinh tế, y tế, xã hội phát sinh thì Trung Quốc dường như đang lợi dụng sự xao lãng của các nước. Thông qua việc sử dụng “ngoại giao khẩu trang”, Trung Quốc muốn cố gắng để khiến các nước quên đi trách nhiệm của Bắc Kinh trong đại dịch toàn cầu.

Trung Quốc không bỏ lỡ cơ hội

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh bác bỏ cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng thời điểm các nước láng giềng bận tâm đối phó với Covid-19 để hành động, nói rằng Trung Quốc muốn chia sẻ những kinh nghiệm tốt của nước này, nhưng “sẽ không biến nó thành vũ khí hay công cụ địa chính trị”.

Nếu Trung Quốc thực sự quan tâm đến các quốc gia khác trong đại dịch toàn cầu này, hầu hết các nhà quan sát mong đợi hành vi của họ sẽ thay đổi. Và thế giới đã có được câu trả lời sau những diễn biến gần đây.

Trên thế giới, các nước khác đã tạm dừng xung đột để chiến đấu với kẻ thù sinh học chung. Ở Trung Đông, Saudi Arabia và UAE – trong cuộc chiến với lực lượng Houthi tại Yemen đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn để giúp ngăn chặn đại dịch Covid-19 lan rộng. Tương tự ở Libya, cả hai bên trong cuộc xung đột đang diễn ra đã đồng ý ngừng bắn để nước này có thể tập trung chiến đấu với dịch bệnh. Ở khu vực Mỹ Latin, Quân đội Giải phóng Quốc gia – nhóm vũ trang cách mạng cánh tả của Colombia đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn – một cử chỉ nhân đạo đối với người dân. Và tại châu Phi, lực lượng dân quân miền Nam Cameroon cũng tuyên bố ngừng bắn vì dịch bệnh bùng phát.

Không đâu xa, ngay cả ở chính Đông Nam Á, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn với với lực lượng phiến quân khi chính phủ cố gắng ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Phiến quân Barisan Revolusi Nasional chống lại chính phủ Thái Lan cũng đơn phương tuyên bố dừng các hoạt động của họ do dịch bệnh. Điều đáng nói, đây quyết định ngừng bắn đầu tiên của họ trong cuộc xung đột kéo dài ở Thái Lan.

Những quyết định ngừng bắn nói trên đã chứng minh thực tế rằng quân đội và thậm chí là cả các nhóm phiến quân hoàn toàn có thể đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của riêng họ trong thời điểm đại dịch lan rộng. Nhưng những gì Trung Quốc đang làm với các nước láng giềng dường như cho thấy họ không có ý định đi theo xu thế đó.

Chuyên gia Hornung chỉ ra, tờ Hoàn cầu Thời báo hồi giữa tháng 4/2020 còn “khoe” rằng trong khi nhóm tàu sân bay Trung Quốc đang thực hiện nhiệm vụ thì 4 tàu sân bay của hải quân Mỹ - gồm các chiếc USS Theodore Roosevelt, USS Ronald Reagan, USS Carl Vinson và USS Nimitz - bị gián đoạn hoạt động do xuất hiện các trường hợp nhiễm Covid-19 trên tàu.

"Hải quân Trung Quốc không gặp phải vấn đề như vậy", tờ Hoàn cầu Thời báo dẫn lời các chuyên gia quân sự Trung Quốc khẳng định.

“Đừng để khẩu trang và máy thở làm lạc hướng. Khi cơ hội xuất hiện, Trung Quốc dường như không thể lãng phí nó”, ông Hornung kết luận./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.