Tên lửa Tàu ngầm 182 - Hà Nội đánh trúng mục tiêu từ lòng biển Đông
12 Tháng Năm 2020 7:10 CH GMT+7
TPO - Về Thủ đô tham dự chương trình giao lưu các điển hình tiên tiến toàn quốc, thiếu tá Nguyễn Trọng Khôi, Thuyền trưởng Tàu ngầm 182 - Hà Nội chia sẻ hành trình chinh phục lòng biển ở Lữ đoàn “4 đặc biệt”.

Vượt 3 đại dương về Tổ quốc

 Trong lộ trình tiến thẳng lên chính quy, hiện đại của Quân chủng Hải quân, Lữ đoàn tàu ngầm 189 được thành lập, đánh dấu sự ra đời của một đơn vị chiến đấu mới, trang bị vũ khí hiện đại mang tính đặc thù cao - chính thức cất lên tiếng nói, khẳng định sự hiện diện của lực lượng Hải quân Việt Nam trong lòng biển Đông rộng lớn của Tổ quốc.

Tàu ngầm 182 - Hà Nội và Tàu ngầm 183 - TPHCM tại quân cảng Cam Ranh

Tàu ngầm 182 - Hà Nội và Tàu ngầm 183 - TPHCM tại quân cảng Cam Ranh.

Thiếu tá Khôi chia sẻ, ngày 3/1/2014, sau hơn một tháng hải trình vượt qua 3 đại dương, chiếc tàu ngầm Kilo 636 hiện đại đầu tiên mang tên 182 - Hà Nội đã cập Quân cảng Cam Ranh an toàn.

Ngay từ những ngày đầu về nước, quá trình tiếp nhận tàu ngầm gặp rất nhiều khó khăn. Cán bộ, thủy thủ kíp tàu được lựa chọn từ các quân binh chủng, nhiều người chưa từng công tác trong Hải quân, trình độ không đồng đều, nhất là trình độ tiếng Nga, trong khi tàu ngầm là trang bị mới, hiện đại, tài liệu hướng dẫn khai thác, sử dụng chưa được biên dịch; kinh nghiệm khai thác, sử dụng tàu ngầm Kilo tại Việt Nam chưa có.

Bên cạnh đó, Lữ đoàn mới thành lập, đang trong giai đoạn xây dựng; công tác bảo đảm còn nhiều thiếu thốn; thời tiết khí hậu nóng ẩm thường xuyên nên ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của vũ khí trang bị kỹ thuật.

Nhận thức sâu sắc vinh dự, trách nhiệm của kíp tàu “Đi trước - mở đường”, trước yêu cầu nhiệm vụ chính trị to lớn, những phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Hải quân” được phát huy cao độ. Kíp tàu đã chủ động khắc phục khó khăn, khẩn trương thực hiện các nội dung huấn luyện chuyển giao với tinh thần “Quyết tâm làm chủ vũ khí trang bị trong thời gian ngắn nhất.

“4 đặc biệt”

Thiếu tá Khôi nhớ lại: Từ những bữa ăn dưới hầm máy với mùi dầu nồng nặc, cùng những ngày huấn luyện quên cả ăn trưa và nhiều đêm thức trắng để khắc phục sự cố khi vũ khí trang bị “đổi tính”, đổi nết”… Chỉ sau 6 tháng huấn luyện, cả kíp tàu được chuyên gia Nga đánh giá đủ điều kiện độc lập khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật và kết thúc huấn luyện chuyển giao. Tàu 182 được đưa vào đội hình chiến đấu của Quân chủng sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Tên lửa Tàu ngầm 182 - Hà Nội đánh trúng mục tiêu từ lòng biển Đông - ảnh 2

Lễ thượng cờ Tàu ngầm 182 - Hà Nội, ngày 14/5/2014.

Trước những yêu cầu khắt khe về sức chịu đựng, tâm lý vững vàng và chấp hành nghiêm kỷ luật công tác và quy tắc bảo đảm an toàn, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tập thể Tàu ngầm 182 - Hà Nội luôn đặt yêu cầu về chấp hành kỷ luật lên hàng đầu, phấn đấu và giữ gìn danh hiệu Lữ đoàn “4 đặc biệt” (Trung thành đặc biệt, đoàn kết đặc biệt, kỷ luật đặc biệt và bí mật đặc biệt).

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cùng với việc tập trung thực hiện tốt kế hoạch huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật theo lộ trình, tàu đã triển khai thực hiện nhiều cách làm hay, mô hình mới rất hiệu quả.

Tiêu biểu như mô hình “Kíp huấn luyện rút gọn” gồm những người có kiến thức, kinh nghiệm tốt nhất để huấn luyện cho các kíp tàu khác trong thời gian mới nhận tàu, nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và kinh phí, đồng thời nhanh chóng truyền thụ những kiến thức và kinh nghiệm học được của chuyên gia Nga cho các kíp tàu mới.

Đồng thời thành lập nhóm biên dịch để “Việt hoá” tài liệu tiếng Nga thành giáo án huấn luyện; triển khai tổ kỹ thuật để kịp thời khắc phục, sửa chữa, thay thế máy móc, trang bị hư hỏng… Chỉ sau hơn 2 năm tập trung thực hiện nhiệm vụ huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật, những người lính tàu ngầm đã biên dịch hơn 100 đầu tài liệu với hơn 7.000 trang về hướng dẫn khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tàu ngầm; độc lập sửa chữa, khắc phục 76 hạng mục hỏng hóc phát sinh với 31 hạng mục vượt cấp.

Tên lửa Tàu ngầm 182 - Hà Nội đánh trúng mục tiêu từ lòng biển Đông - ảnh 3

Sĩ quan, thủy thủ Tàu ngầm 182 - Hà Nội và cựu chiến binh Hải quân thăm di tích lịch sử tàu không số Vũng Rô.

Tên lửa đối hải vọt lên từ lòng biển

Theo thuyền trưởng Nguyễn Trọng Khôi, đối với tàu ngầm, chuẩn bị cho một chuyến đi biển là chuẩn bị cho nhiệm vụ tác chiến thực sự, không cho phép dù chỉ một sai sót nhỏ, vì không có cơ hội để sửa sai. Nếu để xảy ra sai sót sẽ dẫn đến nguy cơ tai nạn tàu ngầm, mà tai nạn tàu ngầm là thảm họa quốc gia.

Nhờ làm chủ và khai thác hiệu quả vũ khí trang bị kỹ thuật nên từ năm 2014 đến nay, cán bộ, thủy thủ Tàu ngầm 182 đã hoàn thành xuất sắc gần 60 chuyến đi biển với trên 300 ngày hoạt động, hành trình hơn 7.500 hải lý/5000 giờ ở các độ sâu khác nhau ở tất cả các vùng biển của Việt Nam.

Tên lửa Tàu ngầm 182 - Hà Nội đánh trúng mục tiêu từ lòng biển Đông - ảnh 4

Kiểm tra trang bị kỹ thuật trước khi huấn luyện thợ lặn trên Tàu ngầm 182.

Đặc biệt, năm 2017 tàu được giao nhiệm vụ bắn tên lửa đối hải. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhất đối với tàu ngầm và chưa từng có trong tiền lệ, trong khi đó không có sự giúp đỡ của chuyên gia Nga. Nhưng với quyết tâm chính trị cao nhất, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn và cấp ủy, chỉ huy tàu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường huấn luyện bổ sung, từng bước làm chủ bài bắn. 

 “Đúng 9h ngày 2/6/2017, lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, một quả tên lửa được phóng đi từ tàu ngầm đã vọt lên từ lòng biển trúng trực tiếp mục tiêu. Kết quả đó khẳng định tính độc lập, tự chủ, sáng tạo và khả năng làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật trên tàu ngầm Kilo 636 hiện đại”, thiếu tá Khôi nói.

Là ngọn cờ đầu trong phong trào Thi đua Quyết thắng của Lữ đoàn tàu ngầm 189 Hải quân, với những kết quả đạt được trong giai đoạn 2014-2019, Tàu ngầm 182 - Hà Nội vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; nhiều lần được Bộ trưởng Quốc phòng tặng Bằng khen; 5 năm liền tàu được Bộ Tư lệnh Hải quân tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”, “Đơn vị huấn luyện giỏi” và “Giữ tốt dùng bền”; 90 lượt tập thể, 195 lượt cá nhân được khen thưởng các cấp…

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.