Báo Nga nói về những lá chắn thép của Việt Nam
06 Tháng Giêng 2021 6:29 CH GMT+7
Chúng tôi xin tổng hợp lại những bài viết của hãng thông tấn Nga Sputnik về đề tài này...

Trong những ngày đầu năm qua, giới truyền thông Nga đã có hàng loạt bài viết về triển vọng hợp tác quân sự Việt-Nga và cho rằng, những vũ khí chiến đấu chủ lực của nước này đang làm xương sống trong các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Chúng tôi xin tổng hợp lại những bài viết của hãng thông tấn Nga Sputnik về đề tài này.

 

Việt Nam sở hữu chiến đấu cơ Su-27 và Su-30MK2 của Nga.

Không quân Việt Nam: Từ Su-27 đến Su-30MK2

Việt Nam có một đội máy bay chiến đấu phong phú, nòng cốt là các chiến đấu cơ Nga/Liên Xô như MiG-17, MiG-21, Su-22 hay Su-27. Hiện đại nhất trong số đó là tổ hợp tác chiến hàng không đa chức năng hai chỗ ngồi Su-30MK2 (đôi khi được gọi là Su-30MK2V).

Theo các nguồn tin mở, trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2016, Việt Nam đã tiếp nhận 36 máy bay loại này. Không quân Việt Nam làm chủ phương tiện một cách triệt để, có thể tự mình sửa chữa các hỏng hóc tầm trung.

Máy bay này là bản hiện đại hóa sâu từ Su-27UB, lần đầu tiên cất cánh vào năm 2002. Su-30MK2 được thiết kế để chiếm ưu thế trên không, tấn công các mục tiêu mặt đất và trên biển, bằng các vũ khí chính xác cao. Máy bay có thể đảm nhiệm tuần tra - hộ tống trên không, trinh sát và huấn luyện phi công.

Sức mạnh chiến đấu và khả năng cơ động của Su-30 cho phép chúng chiếm thế thượng phong trong các trận không chiến. Điều này đã được các phi công Ấn Độ chứng minh một cách rõ ràng, khi giành chiến thắng trong huấn luyện trước phi công Mỹ bay trên phiên bản F-15 và trong điều kiện rõ ràng là không ngang bằng đối với Su-30.

Theo đánh giá của báo giới, trong tương lai, Việt Nam không loại trừ việc đặt mua các máy bay chiến đấu đa năng cực kỳ hiện đại từ Nga. Thậm chí có thể không phải về Su-35 thế hệ 4 ++ mà là Su-57 thế hệ thứ 5, phiên bản xuất khẩu đã được giới thiệu ở Nga.

Hải quân Việt Nam: Lá chắn trên bờ, mặt biển và dưới nước

Tàu hộ vệ tên lửa lớp "Gepard 3.9"

Sách Trắng Quốc phòng mới được thông qua của Việt Nam, dành sự quan tâm đáng kể đến sự phát triển của Hải quân, đặc biệt là thành phần tàu chiến mặt nước.

Niềm tự hào của hải quân Việt Nam có thể kể đến là các khinh hạm thuộc dự án 11661E "Gepard 3.9", được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Gorky (Zelenodolsk, Cộng hòa Tatarstan). Hai chiến hạm đầu tiên thuộc loại này - Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ - được đưa vào biên chế chiến đấu của Hải quân Việt Nam vào tháng 3/2011.

Theo phân loại chính thức của Nga, đây là "tàu tuần tra đa năng hạng 2 hoạt động trên vùng biển gần". Chúng được thiết kế để tuần tra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, tấn công tàu địch, hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ, phòng không, chống ngầm bảo vệ các đoàn tàu vận tải.

Do vậy, vũ khí của "Gepard" rất đa dạng từ pháo đến rocket chống ngầm, tên lửa phòng không, và đặc biệt là với tên lửa hành trình chống hạm Kh-35E. Tàu có thể chở theo trực thăng Ka-27 trên boong.

Lần đầu tiên tàu chiến Việt Nam đến Vladivostok - Sputnik Việt Nam

Lễ nghênh đón tàu hộ vệ Quang Trung của Hải quân Việt Nam tại Vladivostok ngày 25/07/2019.

"Gepard" có khả năng hoạt động trên biển dài ngày, được chứng tỏ qua chuyến thăm của chiến hạm 016 “Quang Trung” đến thành phố cảng Vladivostok vào mùa hè năm 2019.

Tuy nhiên, việc chỉ sở hữu vẻn vẹn 04 tàu mặt nước hạng trung hiện đại và hơn 10 chiếc tàu tên lửa cỡ nhỏ rõ ràng là không đủ với hải quân Việt Nam. Vào năm 2019, các phương tiện truyền thông đưa tin về việc Việt Nam có ý định đặt mua những chiếc “Gepard” mới, với tên lửa hành trình "Kalibr" và hệ thống phòng không mạnh mẽ hơn.

Không có dữ liệu về tiến độ của hợp đồng này trong các nguồn mở nhưng rất có thể Việt Nam sẽ chọn những chiến hạm thế hệ mới mang tên lửa hành trình Kalibr và hệ thống phòng không mạnh mẽ hơn, đủ sức làm cái ô phòng không cho cả hạm đội.

“Improved KILO”: Tàu ngầm diesel-điện nâng cấp từ project 636

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chính thức đưa vào hoạt động đội tàu ngầm của mình, gồm 6 tàu ngầm diesel - điện "Dự án 06361 Improved KILO" của Nga, phát triển từ "Dự án 636" lớp Varshavyanka. Chúng được coi là một trong những loại tàu ngầm thông thường tốt nhất trên thế giới, có nhu cầu cao trên thị trường.

Ngoài Hải quân Nga, các tàu ngầm lớp KILO đang được biên chế cho Hải quân Algeria, Trung Quốc, Ấn Độ, và theo các thông tin chưa được xác nhận, có thể bao gồm cả Indonesia.

Quan chung Hai quan tiep nhan tau ngam HQ 182-Ha Noi hinh anh 1

Tàu ngầm Kilo-636 HQ-182 Hà Nội của Hải quân Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam đã nhận đủ 06 tàu ngầm lớp này, bao gồm HQ-182 Hà Nội, HQ-183 Hồ Chí Minh, HQ-184 Hải Phòng, HQ-185 Đà Nẵng, HQ-186 Khánh Hòa và HQ187 Bà Rịa-Vũng Tàu.

Không phải ngẫu nhiên mà những tàu ngầm đáng tin cậy loại này mang biệt danh "Hố đen" (Black Hole) vì độ ồn và sự bộc lộ radar thấp. Chúng có khả năng hoạt động chống lại các nhóm tàu chiến mặt nước, tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm đối phương, bí mật rải mìn và cũng có thể tấn công các mục tiêu quan trọng trên đất liền.

Các tàu ngầm được trang bị hệ thống tên lửa tích hợp Club-S (phiên bản xuất khẩu dành cho tàu ngầm của hệ thống tên lửa hành trình nổi tiếng Kalibr) với 2 loại tên lửa hành trình chống hạm và đối đất (3M-54E và 3M-14E) có tầm phóng lên tới 300 km.

Rõ ràng, giới lãnh đạo quân sự-chính trị Việt Nam coi đội tàu ngầm diesel -điện như vậy là đã đủ và chưa tính đến việc bổ sung trong những năm tới.

Lá chắn biển

Giống như mọi quốc gia biển khác, Việt Nam buộc phải quan tâm đến việc bảo vệ bờ biển một cách đáng tin cậy và đó là hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển K-300P Bastion-P của Nga, được trang bị tên lửa chống hạm P-800 "Yakhont" (mã NATO-SS-N-26 Strobile).

K-300P Bastion-P Việt Nam: "Lá chắn thép không thể xuyên thủng"

Tổ hợp tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion-P của Việt Nam.

"Bastion-P" cung cấp khả năng bảo vệ đáng tin cậy chống lại tàu mặt nước đối phương ở khoảng cách đáng kể so với bờ biển. Mỗi tổ hợp có thể bao quát một vùng bờ biển dài tới 600km nhưng để lấp kín các vùng chồng lấn giữa các tổ hợp, vùng bao quát giữa chúng sẽ là 500km.

Tên lửa siêu âm P-800 "Yakhont" (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onik), bay với tốc độ lên đến Mach 2,5 (680-750 m/s, hoặc 2500 - 2700 km/h), tầm bắn tới 300 km, có thể vượt qua các hệ thống phòng không hải quân mạnh mẽ, tiếp cận mục tiêu từ hướng bất ngờ nhất...

Tổ hợp có khả năng tấn công từ sâu trong lãnh thổ, hoạt động gần như theo chiến thuật du kích: "khai hỏa - bắn một loạt đạn - nhanh chóng di chuyển vị trí, và các tên lửa sẽ tự tìm diệt mục tiêu". Thời gian triển khai tổ hợp vào vị trí bắn không quá 5 phút, có thể bắn loạt tới 12 tên lửa cùng lúc.

Ngoài ra, một tính năng độc đáo khác có thể khiến kẻ thù bất ngờ là "Bastion P" còn có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất. Điều này đã được Nga thử nghiệm thành công cả ở Nga và chiến trường Syria.

Khòng không Việt Nam: Ô bảo vệ bầu trời S-300PMU1

Lực lượng phòng không quân đội Việt Nam được trang bị hệ thống tên lửa phòng không di động (SAM) S-300PMU1 do công ty “Almaz-Antey” của Nga phát triển.

Mặc dù thực tế hệ thống này không phải sản phẩm mới nhất (xuất hiện từ đầu những năm 1990), nhưng vẫn còn khá phù hợp trong điều kiện ngày nay.

Sức mạnh hệ thống phòng không S-300 Việt Nam - DVO - Báo Đất Việt

Hệ thống phòng không S-300PMU1 Việt Nam sẵn sàng chiến đấu.

Được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước mọi loại vũ khí tấn công đường không, S-300PMU1 có thể chống lại máy bay (tầm bắn tới 150 km), tên lửa hành trình chiến lược (ở độ cao 6-100m, tầm bắn 28-38 km), tên lửa đạn đạo chiến thuật (ở tầm bắn tới 40 km) và các mục tiêu trên không khác bay với tốc độ lên đến 2800 m/s.

S-300PMU1 có khả năng hoạt động mạnh mẽ đáp trả một cuộc tập kích đường không lớn, kể cả khi bị can thiệp điện tử dữ dội. Hệ thống đặt trên khung gầm MAZ-537 8x8 do Belarus sản xuất nên có khả năng cơ động rất tốt, chống lại những đòn tấn công đáp trả của địch.

Tuổi thọ của hệ thống S-300PMU1 ít nhất là 25-30 năm và có thể gia hạn đáng kể sau khi đại tu. Nó cũng có thể được nâng cấp lên chuẩn cao hơn với việc thay thế các hệ thống thiết bị và sử dụng các tên lửa của các hệ thống đời sau, cho phép tăng tầm bắn của tên lửa lên gấp bội.

Ngoài ra, một lựa chọn tối ưu với Việt Nam là mua sắm hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Nga là S-400 Triumf đã chứng tỏ được hiệu quả thực chiến đáng kinh ngạc ở Syria. Tuy nhiên, có lẽ điều này sẽ không xảy ra trong tương lai gần.

Binh chủng pháo binh: Tên lửa Scud vẫn đang trực chiến

Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu hệ thống tên lửa tác chiến - chiến thuật 9K72 Elbrus (OTRK) với tên lửa đạn đạo một tầng nhiên liệu lỏng R-17E (R-300) (mã NATO - SS-1C Scud B/C), được phát triển tại Liên Xô.

Tên lửa này hoạt động từ đầu những năm 1960, tham gia nhiều cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới, nhưng ngày nay, Scud bị coi là đã lỗi thời.

Hình ảnh bệ phóng tên lửa đạn đạo Scud của Việt Nam - VnReview - Tin nóng

Hệ thống tên lửa chiến thuật 9K72 Elbrus Việt Nam.

Tuy nhiên, bằng những nỗ lực phi thường, các kỹ sư Việt Nam vẫn đủ khả năng duy trì hoạt động của chúng và còn có thêm nhiều sáng kiến kỹ thuật để nâng cao tính năng cũng như độ tin cậy của nó, đảm bảo yêu cầu trực chiến trong một thời gian nữa.

Nhưng không sớm thì muộn, Binh chủng Pháo binh của Việt Nam sẽ phải nghĩ đến việc thay thế tên lửa Scud bằng một thế hệ vũ khí hiện đại hơn. Và Nga có một thứ để cung cấp cho đối tác truyền thống, đó là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn “Iskander-E”.

Một bệ phóng“Iskander-E” mang theo hai tên lửa độ chính xác cao cùng một lúc. Xét về tầm phóng, “Iskander-E” không thua kém những cựu binh “Elbrus” đời đầu, còn về uy lực công phá, khả năng tấn công linh hoạt, độ chính xác và tốc độ triển khai thì vượt trội hơn hẳn.

Lực lượng Lục quân: Xương sống là xe tăng T-90S/SK

Gần đây, Việt Nam đã sở hữu của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK do nhà máy chế tạo khổng lồ “Uralvagonzavod” của Nga sản xuất. Mẫu xe tăng này phát triển từ tăng T-72 thời Liên Xô. Cả hai loại xe đều có ngoại hình tương tự nhau, nhưng nếu đặt cạnh nhau, chúng ta sẽ thấy rõ ràng có những điểm khác biệt. Ngay cả thân xe và tháp pháo cũng khác nhau.

Các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Việt Nam. Ảnh: Jane's Defense Weekly.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S của Việt Nam.

T-90 ban đầu được thiết kế để xuất khẩu. Tuy nhiên, xét về đặc điểm tổng hợp, vượt trội hơn đáng kể so với T-72, vì vậy hiện nay xe tăng loại này được cung cấp cho quân đội Nga (bản T-90M). Và phiên bản sửa đổi T-90S/SK là một trong những loại được cung cấp cho khách hàng nước ngoài.

Xe tăng trang bị pháo nòng trơn 125 mm, súng máy 7,62 mm và một súng máy phòng không 12,7 mm. Hệ thống tự bảo vệ bao gồm thiết bị tạo khói tự động, giáp phản ứng nổ và vỏ thép dày có thiết kế khá phức tạp. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động, đánh bại mọi loại tên lửa chống tăng có điều khiển hiện đại nhất thế giới.

Vũ khí mạnh mẽ, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại cho phép T-90S bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao vào mọi thời điểm và trong mọi điều kiện thời tiết, khí hậu. Và điều này đã được chứng minh bằng thời gian thực chiến vô cùng thành công ở Syria.

Ngoài ra, xe tăng có thể được trang bị thiết bị lái dưới nước, lưỡi ủi tự san lấp mặt bằng, có thể gắn lưới kéo chống mìn trên đó. Xe tăng T-90SK phiên bản chỉ huy được trang bị thêm đài vô tuyến sóng ngắn, thiết bị định vị và la bàn pháo binh (thiết bị đặc biệt để đo góc).

Theo datviet.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.