Ông Joe Biden chính thức thắng cử
Thursday, January 07, 2021 6:31 PM GMT+7
Nước Mỹ trải qua một “ngày phán quyết” khó tin khi người ủng hộ Tổng thống Donald Trump làm loạn, nhưng cuối cùng ông Joe Biden cũng chính thức được gọi tên là chủ nhân Nhà Trắng tiếp theo.

Quốc hội Mỹ hôm 7.1 kết thúc việc đếm phiếu đại cử tri và công bố chiến thắng thuộc về ứng viên Dân chủ Joe Biden với 306 phiếu, vượt xa Tổng thống Donald Trump với 232 phiếu. Vốn chỉ là thủ tục thường mất chưa đến 30 phút, nhưng phiên họp lưỡng viện lần này đã kéo dài qua đêm (theo giờ Mỹ) với biến cố bất ngờ gây chấn động cả trong và ngoài nước Mỹ.

Ông Joe Biden được Quốc hội Mỹ xác nhận là người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 /// Reuters

Ông Joe Biden được Quốc hội Mỹ xác nhận là người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. REUTERS

Mọi nỗ lực “lật kèo” đều thất bại

Dưới sự chủ trì của Phó tổng thống Mike Pence, phiên họp bắt đầu như thường lệ với quy trình kiểm tra và xác nhận kết quả phiếu đại cử tri của lần lượt từng bang theo thứ tự bảng chữ cái. Tuy nhiên, người ủng hộ Tổng thống Trump đã xông vào khiến tòa nhà quốc hội tê liệt và phiên họp bị hoãn trong gần 6 giờ đồng hồ, trước khi được nối lại với phần phản đối kết quả của bang Arizona.

Theo quy định, lưỡng viện bắt đầu tổ chức tranh luận riêng trong 2 giờ về việc bác bỏ hay công nhận đơn phản đối khi có thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ cùng đưa chung quan điểm. Kết quả cho thấy cả Thượng viện và Hạ viện đều bác bỏ đơn phản đối kết quả tại bang Arizona với số phiếu 93/6 của Thượng viện và 303/121 tại Hạ viện.

Tương tự với bang Pennsylvania, sau phiên tranh luận và bỏ phiếu, lưỡng viện vẫn bác bỏ phản đối này, với số phiếu lần lượt là 92/7 tại Thượng viện và 282/138 tại Hạ viện. Kết quả tại các bang Nevada, Michigan và Georgia cũng có đơn phản đối của các hạ nghị sĩ, nhưng không thượng nghị sĩ nào tham gia nên phản đối vô hiệu mà không cần tranh luận hay bỏ phiếu.

Kết thúc phiên họp, Phó tổng thống Pence chính thức tuyên bố ông Biden là người thắng cử và sẽ nhậm chức tổng thống vào ngày 20.1.

Ông Joe Biden chính thức thắng cử1

Phó tổng thống Pence công bố kết quả ông Biden thắng cử. ẢNH: AFP

Bạo loạn chấn động

Tuyên bố của ông Pence khép lại một cuộc họp đếm và công bố kết quả phiếu đại cử tri đầy nặng nề, với cảnh tượng hỗn loạn chưa từng thấy tại Điện Capitol. Theo Reuters, khi đến phần xem xét kết quả bầu cử tại bang Arizona, nhiều người ủng hộ ông Trump ẩu đả với cảnh sát và xông vào tòa nhà quốc hội, khiến phiên họp tạm hoãn, các nghị sĩ được sơ tán, trong khi lực lượng an ninh gồm mật vụ, vệ binh quốc gia và FBI được triển khai.

Đây là cách tranh cãi kết quả bầu cử tại một nước có nền chính trị hỗn loạn, không phải là cộng hòa dân chủ của chúng ta

Cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush

Nghị sĩ Gerry Connolly xác nhận các nhà lập pháp được cấp mặt nạ chống độc trước khi sơ tán khỏi Hạ viện, trong khi cảnh sát đã sử dụng hơi cay đối phó người quá khích, theo The Guardian. Phó tổng thống Pence cũng được sơ tán đến nơi an toàn và Thị trưởng Washington D.C Muriel Bowser nhanh chóng ban bố lệnh giới nghiêm toàn thủ đô. Thống đốc bang Virginia Ralph Northam cũng ban bố tình trạng khẩn cấp và áp đặt lệnh giới nghiêm tại hai khu vực Arlington và Alexandria, giáp thủ đô Washington D.C, theo CNN.

Trật tự dần được vãn hồi và cuộc họp tiếp tục, sau khi nhiều quan chức, nghị sĩ và các cựu tổng thống lên tiếng chỉ trích tình trạng bạo loạn và kêu gọi mọi người tuân thủ luật pháp. Cảnh sát trưởng thủ đô Robert J.Contee sau đó thông báo 4 người thiệt mạng và 52 người bị bắt, trong đó có 26 người bị bắt trong khuôn viên Điện Capitol. Đài Fox5 đưa tin một phụ nữ bị bắn chết tại đây là nữ cựu binh Ashli Babbitt từ San Diego (California) và là người ủng hộ ông Trump.

Ông Joe Biden chính thức thắng cử - ảnh 2

Người biểu tình xông vào tòa nhà quốc hội Mỹ. AFP

Nguy cơ ông Trump bị luận tội

Sau vụ người biểu tình xông vào tòa nhà quốc hội Mỹ, một số thành viên nội các và nghị sĩ mở cuộc thảo luận sơ bộ về khả năng kích hoạt Tu chính án số 25 để phế truất Tổng thống Trump. Tu chính án số 25 được quốc hội Mỹ thông qua vào năm 1965 và chính thức phê chuẩn vào năm 1967, tạo cơ chế hợp pháp nhằm phế truất người đứng đầu chính phủ trong trường hợp tổng thống không đủ năng lực lãnh đạo đất nước hoặc qua đời khi tại chức, cho phép phó tổng thống tiếp quản vai trò của tổng thống.

Theo USA Today, sau vụ bạo loạn tại Điện Capitol, Ủy ban Tư pháp Hạ viện ra thông cáo kêu gọi kích hoạt tu chính án này. “Cả trong đoạn tuyên bố video, Tổng thống Trump cho thấy ông không đủ minh mẫn và vẫn chưa thể tiếp nhận lẫn chấp nhận kết quả kỳ bầu cử năm 2020. Việc Tổng thống Trump sẵn sàng kích động bạo lực và bất ổn xã hội để đảo ngược kết quả bầu cử bằng bạo lực rõ ràng chứng tỏ điều này”, tuyên bố viết.

Theo giới quan sát, Phó tổng thống Pence và đa số nội các có thể tuyên bố tổng thống không thể “hoàn thành vai trò trên cương vị lãnh đạo nước Mỹ”. Nếu Tổng thống Trump kháng cự quyết định này, Hạ viện và Thượng viện có thể tổ chức bỏ phiếu, và cần 2/3 số phiếu ủng hộ tại lưỡng viện để phế truất tổng thống, đưa phó tổng thống lên thay. Bên cạnh đó, các nghị sĩ cũng có thể hành động bằng cách chỉ định một nhóm phối hợp với phó tổng thống để đưa ra tuyên bố và triển khai quy trình tương tự.

Ông Trump hứa chuyển giao quyền lực ôn hòa

Theo CNN, Tổng thống Trump lần đầu tuyên bố sẽ rời Nhà Trắng vào ngày 20.1, cam kết chuyển giao quyền lực một cách có trật tự, sau khi quốc hội xác nhận Tổng thống tân cử Joe Biden giành chiến thắng. “Mặc dù tôi hoàn toàn không đồng ý với kết quả của cuộc bầu cử, song sẽ có một cuộc chuyển giao quyền lực có trật tự vào ngày 20.1”, ông tuyên bố. Theo ông Trump, điều này thể hiện sự kết thúc của “nhiệm kỳ đầu tiên vĩ đại nhất trong lịch sử tổng thống, nhưng đó chỉ là sự khởi đầu của cuộc chiến của chúng tôi để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.

Trước đó, phát biểu với người ủng hộ ngay trước Nhà Trắng, ông Trump nói rằng những người xuất hiện tại cuộc biểu tình không muốn để phe Dân chủ và “truyền thông tin giả” cướp đi chiến thắng. “Chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ, chúng ta sẽ không bao giờ nhận thua”, ông Trump nhấn mạnh.

Đồng minh quay lưng, thuộc cấp từ chức

Sau vụ nổi loạn trên, Phó tổng thống Pence chỉ trích: “Những ai đã phá hoại tại Điện Capitol hôm nay đã không chiến thắng. Bạo lực không bao giờ thắng”. Trong khi đó, các cựu tổng thống Mỹ đồng loạt lên án, trong đó ông Barack Obama phê phán trực tiếp ông Trump. Cựu Tổng thống George W.Bush ra thông cáo gọi đó là “cảnh bệnh hoạn và đau lòng”. “Đây là cách tranh cãi kết quả bầu cử tại một nước có nền chính trị hỗn loạn, không phải là cộng hòa dân chủ của chúng ta. Tôi thật kinh sợ hành động khinh suất của một số lãnh đạo chính trị trong cuộc bầu cử và sự thiếu tôn trọng vào hôm nay đối với thể chế, truyền thống và hành pháp”, ông chỉ trích.

Tại quốc hội, thượng nghị sĩ bang Georgia Kelly Loeffler (đảng Cộng hòa) sau khi chứng kiến sự náo loạn đã tuyên bố không còn phản đối việc chứng nhận kết quả cho ông Biden đắc cử nữa. Tiếp sau đó, 2 thượng nghị sĩ Cộng hòa Steve Daines và James Lankford cũng đổi ý và bỏ phiếu ủng hộ kết quả bầu cử. Cả hai ra thông cáo cho rằng ngày 6.1 (giờ Mỹ), ngày quốc hội đếm phiếu đại cử tri, là một ngày buồn cho đất nước. “Giờ đây chúng ta cần toàn bộ quốc hội hợp lại cùng nhau và chứng nhận kết quả bầu cử. Chúng ta phải đứng cùng nhau như những người Mỹ. Chúng ta phải bảo vệ Hiến pháp và luật lệ”, theo thông cáo.

Tình trạng hỗn loạn khiến Phó cố vấn an ninh quốc gia Matt Pottinger từ chức. Ông Pottinger là nhân vật quan trọng trong việc định hình chính sách đối phó Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Trump. Bà Stephanie Grisham, cựu Giám đốc truyền thông Nhà Trắng và hiện là chánh văn phòng của đệ nhất phu nhân Melania Trump, cũng đệ đơn từ chức và có hiệu lực ngay lập tức. Reuters dẫn các nguồn tin cho hay trợ lý các vấn đề xã hội Nhà Trắng Rickie Niceta và phó trợ lý báo chí Nhà Trắng Sarah Matthews cũng từ chức, bên cạnh nhiều quan chức cấp cao khác cũng đang tính chuyện tương tự.

Theo thanhnien.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.