42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2021): Thắm màu cờ cực Bắc
17 Tháng Hai 2021 9:40 CH GMT+7
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều xương máu của quân và dân đã đổ xuống để gìn giữ, bảo vệ vùng đất địa đầu...

Ngày đó, tiết trời cũng thật dịu dàng, ấm áp, sắc xuân ngập tràn khắp các đảo lớn, đảo nhỏ. Dưới cái nắng vàng óng như mật, pha chút mặn mòi của biển khơi, những chùm hoa mù u, muống biển, phong lan... rung rinh khoe sắc. Xa xa, những cánh hải âu chao lượn, nô đùa trên sóng. Biển trời Trường Sa xanh ngắt một màu, chan hòa trong nắng sớm mùa xuân...

Cột cờ quốc gia Lũng Cú 	 /// ẢNH: ĐỘC LẬP

Cột cờ quốc gia Lũng Cú. ẢNH: ĐỘC LẬP

Ai lên địa đầu cực Bắc ở xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) cũng thấy lá cờ Tổ quốc rộng 54 m2 kiêu hãnh tung bay trong gió. Thế nhưng ít ai biết rằng, rất nhiều xương máu của quân và dân đã đổ xuống để gìn giữ, bảo vệ vùng đất địa đầu...

Một tấc đất cũng phải giữ

Ngày 3.3.1959, lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) được thành lập, nhưng gần 1 tháng sau (29.3.1959), CANDVT Hà Giang mới ra đời. Thời điểm này, địa bàn Lũng Cú do Đồn CANDVT Săm Pun (nay là Đồn biên phòng Xín Cái) quản lý.

Sáng 17.2.1979, phía Trung Quốc huy động 60 vạn quân, hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, ồ ạt tiến công trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Sau khi pháo kích hàng tiếng đồng hồ qua biên giới, xe tăng và bộ binh Trung Quốc liên tục tấn công vào 47/63 đồn CANDVT Việt Nam.

Ngay khi vừa qua biên giới, quân Trung Quốc đã bị lực lượng CANDVT và lực lượng vũ trang nhân dân địa phương đánh chặn quyết liệt, chúng buộc phải co cụm lại để đối phó. Cuộc chiến đấu của CANDVT và các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương đã có tác dụng kìm chân địch, tạo thời cơ để các lực lượng ở tuyến sau triển khai chiến đấu.

(Nguồn: Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng)

Năm 1976, tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên. Khi đó ở Lũng Cú, nhiều điểm bị phía Trung Quốc lấn chiếm. Tháng 5.1976, Ban Chỉ huy CANDVT Hà Tuyên, nay là Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) Hà Giang, cấp tốc thành lập Trạm CANDVT Lũng Cú.

Ông Nông Viết Trài (trạm trưởng đầu tiên) kể: Trạm đóng quân ở xóm Lô Lô Chải (Lũng Cú), chỉ là ngôi nhà 3 gian trình tường (tường bằng đất, theo lối kiến trúc người Mông - PV). Đồn đóng tại Thượng Phùng (Mèo Vạc), đi bộ 2 ngày đêm mới tới nên mọi thứ phải tự lực, từ trồng rau nuôi gà lấy cái ăn cho đến xử lý tình huống...

Tháng 10.1978, Đồn CANDVT Lũng Cú được thành lập. Ông Nông Văn Cầm (nguyên chính trị viên phó) nhớ lại: Vị trí đóng quân đầu tiên là ở bình độ 1.400 thuộc điểm cao 1665. Vừa thành lập, đồn Lũng Cú đã phải căng mình đấu tranh chống phía Trung Quốc lấn chiếm biên giới. Căng thẳng nhất là tại Gì Thàng, mốc 16 Mã Lủng Kha (mốc 413 hiện nay) thuộc xã Ma Lé. Đất đai ở khu vực này vốn được nhân dân canh tác từ lâu đời, thế nhưng phía Trung Quốc cho dân binh vượt biên sang thu hoạch và phá hoại hoa màu của dân ta, gieo hạt trồng rừng sang lãnh thổ ta và nhận đó là lãnh thổ của Trung Quốc.

Không chỉ phản kháng hành động sai trái của Trung Quốc, BĐBP Lũng Cú còn vận động nhân dân đấu tranh chống lấn chiếm, nhất là huy động các già làng, trưởng các thôn biên giới tiếp cận với số người quen ở Trung Quốc, giải thích đó là lãnh thổ Việt Nam và yêu cầu chấm dứt vi phạm... Bị phản đối quyết liệt, dân binh Trung Quốc phải rút về.

Sáng 17.2.1979, Trung Quốc ồ ạt tấn công sang các tỉnh biên giới phía bắc nước ta. Ở tuyến biên giới Hà Tuyên, các đồn biên phòng Lũng Làn, Săm Pun, Phố Bảng, Nghĩa Thuận, Thanh Thủy, Lao Chải bị đánh phá ác liệt. Tại Lũng Cú, tuy chưa có các cuộc tấn công lớn, nhưng Trung Quốc đã tung nhiều toán thám báo sang nắm tình hình, trinh sát thực địa.

42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2021): Thắm màu cờ cực Bắc - ảnh 1

Đoàn viên thanh niên chào cờ tại cột cờ quốc gia Lũng Cú. ẢNH: BÌNH MINH

Máu thắm đường biên

Ngày 7.3.1979, lính Trung Quốc tập kích vào chốt 1902 (khu vực Gì Thàng, địa bàn giáp ranh xã Lũng Táo và Ma Lé). Mặc dù quân số ít hơn địch rất nhiều lần, nhưng bộ đội đã vận dụng linh hoạt hình thức chiến thuật, kết hợp hỏa lực tại chỗ và cơ động, mưu trí và dũng cảm chiến đấu giữ chốt đến cùng. Trong trận này, 4 chiến sĩ của đồn đã anh dũng hy sinh.

Tháng 3.1980, tổ công tác gồm 2 chiến sĩ Trạm biên phòng Lũng Cú là Điều và Tuyển (cùng quê Hà Giang) đi công tác từ đồn về trạm, đến khu vực Pán Tính bị lính Trung Quốc phục kích hòng bắt sống, cả 2 đã chống trả quyết liệt và anh dũng hy sinh. Cũng tháng 3.1980, phía Trung Quốc tập kích vào Trạm biên phòng Lũng Cú, nhưng bị đánh trả quyết liệt. Sau hơn 1 giờ giằng co, địch không chiếm lĩnh được trận địa của ta, buộc phải mang xác đồng bọn rút về phía bên kia biên giới. Trong trận này, 2 chiến sĩ của trạm hy sinh.

Ngày 28.2.1985, phía Trung Quốc tập kích vào chốt Xín Mần Kha, nhưng cả 3 đợt đều bị đánh trả quyết liệt, phải rút lui. Ngày 12.7.1985, lính Trung Quốc lại tiến công hòng chiếm cho được chốt Xín Mần Kha. Trung đội trưởng Phan Duy Hoán đã chỉ huy đơn vị giữ chốt đánh địch, đuổi chúng về bên kia biên giới và làm bị thương 11 tên. Trong trận này, 3 chiến sĩ (Ma Văn Lĩnh, Đinh Văn Thân, Phan Duy Hoán) anh dũng hy sinh. Đêm 10.1.1986, phía Trung Quốc tiếp tục tập kích vào chốt Xín Mần Kha nhưng thêm một lần nữa thất bại...

“Ngày 31.3.1987, Trung Quốc tấn công vào mốc 16 (Mã Lủng Kha). Ta phản kích dữ dội, buộc Trung Quốc phải rút về. Trong trận đánh này, chiến sĩ Nguyễn Văn Tiến đã anh dũng hy sinh”, thượng tá Nông Minh Thạch, nguyên đồn phó trinh sát, kể lại.

Thắm màu cờ cực Bắc

Chốt chống dịch Covid-19 của Đồn biên phòng Lũng Cú tại thôn Gì Thàng (xã Ma Lé, H.Đồng Văn, Hà Giang). ẢNH: MAI THANH HẢI

Sao xanh tỏa sáng địa đầu

Từ năm 1989, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã từng bước được cải thiện, song phía Trung Quốc vẫn tổ chức các hoạt động xâm nhập vũ trang, xâm canh, lấn chiếm lãnh thổ của ta. Điển hình trưa 29.2.1992, khoảng 16 lính Trung Quốc có vũ trang, mặc quần áo rằn ri xâm nhập vào thôn Séo Lủng (Lũng Cú) dọa nạt, xua đuổi, ép người dân ta rời khỏi thôn Séo Lủng và đẩy đổ 3 ngôi nhà (gia đình ông Sùng Sè Phứ, Sùng Nỏ Dinh, Sùng Nhè Chứ), phá phách đồ đạc nhiều nhà khác; chiều 4.3.1992, khoảng 30 lính có vũ trang thuộc đơn vị biên phòng Đổng Cán (Trung Quốc) tiếp tục xâm nhập thôn Séo Lủng, đuổi dân ta ra khỏi nhà, đốt cháy 18 nhà, nhiều đồ đạc và 4.500 kg lương thực...

Ngay khi nhận tin báo về sự việc, cán bộ chiến sĩ địa bàn nhanh chóng có mặt tại hiện trường, cùng với nhân dân đấu tranh bằng các hình thức. Có vụ phức tạp, ta nổ súng báo động gọi lực lượng phía sau lên chi viện, khiến lính Trung Quốc phải chạy về bên kia biên giới, rơi cả quân trang có gắn quân hiệu “Bát nhất” đặc trưng của họ.

Chiều 11.4.1998, người dân thôn Xín Mần Kha (Lũng Cú) đang cày nương ở khu vực Pán Tính, thì bị phía Trung Quốc xâm nhập dọa nạt. BĐBP Lũng Cú đã lập hồ sơ vụ việc, viết thư phản kháng sang Trạm kiểm soát Biên cảnh Mã Lâm (Trung Quốc). Phía Trung Quốc vu khống “công dân Việt Nam sang Trung Quốc canh tác sản xuất”. BĐBP Lũng Cú đưa ra chứng cứ “khu vực đất đó do gia đình công dân Việt Nam canh tác đã 3 đời, trước hiệp định tạm thời giữa Việt Nam và Trung Quốc ký ngày 6.11.1991, nên đất đó là lãnh thổ của Việt Nam”... Trước sự đấu tranh cương quyết và những dẫn chứng cụ thể của ta, phía Trung Quốc đã phải trả lại công cụ sản xuất cho 2 ông Ly Mí Pó và Ly Mí Mua.

Ngày 12.2.2004, BĐBP Lũng Cú phát hiện phía Trung Quốc làm đường sát bờ sông Nho Quế vào khu vực 98C (thuộc thôn Séo Lủng, Lũng Cú). Phía bên kia bờ sông thuộc Trung Quốc, họ dựng lều lán cho công nhân và lính biên phòng ăn ở, tập kết các loại vật liệu. Bên đất Việt Nam, phía Trung Quốc phá đá, dự định bắc một cây cầu bê tông qua khu vực này.

Từ ngày 13.2 - 20.3.2004, BĐBP Lũng Cú và lực lượng công an, dân quân và nhân dân thôn Séo Lủng đã tăng cường đấu tranh ngoài thực địa không cho phía Trung Quốc xây cầu. Thiếu tá - quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Vũ Quỳnh (BĐBP Lũng Cú) kể: Đơn vị dựng lán tạm cách khu vực Trung Quốc làm cầu chỉ khoảng 150 m, tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát canh gác 24/24 giờ tại thực địa. Trước các biện pháp đấu tranh cương quyết của ta, cuối tháng 3.2004, phía Trung Quốc phải nắn lại đường và thay đổi vị trí xây cầu, không vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Những ngày giáp Tết Tân Sửu 2021, tôi lên với địa đầu cực Bắc. Thiếu tá Đỗ Đăng Nhiệm, Đồn trưởng Đồn biên phòng Lũng Cú , đưa tôi đi thăm 6 chốt phòng chống dịch Covid-19 của đồn trên biên giới và bảo: “Vất vả lắm nhưng không ai kêu ca, ý kiến. Ngày xưa gian khó, sống chết trong chớp mắt nhưng các chú, các bác vẫn kiên cường bám trụ giữ đất. Mình phải giữ được tinh thần ấy, mới xứng là sao xanh nơi địa đầu Tổ quốc”...

Theo thanhnien.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Ai cương ai nhu
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.