Vợ lính Trường Sa
Wednesday, March 16, 2022 8:12 PM GMT+7
Làm vợ người lính thì bất kể thời chiến hay thời bình, chịu thiệt thòi, vất vả, thậm chí hi sinh những điều thiêng liêng để dân tộc trường tồn là lẽ sống của người phụ nữ Việt Nam. Câu chuyện về một giáo viên mầm non đang công tác tại quần đảo Cát Bà là một minh chứng cho lẽ sống cao cả đó.

Trong danh sách giáo viên trẻ tiêu biểu của ngành giáo dục huyện Cát Hải, TP Hải Phòng nổi lên một cái tên rất đẹp – Hoàng Thị Hoàng Anh, Giáo viên Trường Mầm non Sao Mai, xã Nghĩa Lộ. Cái tên ấy đẹp không phải ở ngữ điệu khi được xướng lên mà là vẻ đẹp lung linh, chất chứa trong phẩm chất của người vợ lính đảo xa. Ngoài công việc “người mẹ thứ hai” của các cháu mầm non, trách nhiệm vừa đóng “hai vai” là mẹ, là cha trông nom quán xuyến gia đình, dạy dỗ con cái, cô Hoàng Anh còn tích cực tham gia các hoạt động công tác xã hội. Thông tin đáng giá nhất mà chúng tôi có được về cô vẻn vẹn có mấy dòng, như sau: “Lập gia đình đến nay vừa tròn 10 năm, nhưng tổng thời gian vợ chồng tôi gần nhau chỉ chưa đầy 5 tháng. Là bộ đội hải quân, chồng tôi luôn làm nhiệm vụ trên tàu và các đảo xa. Gia đình thường xuyên thiếu vắng hơi ấm của người trụ cột nhưng tình yêu đối với người chồng, người  chiến sỹ đang bảo vệ Trường Sa hòa quyện vào tình yêu Tổ quốc đã trở thành động lực, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên và thiên chức người mẹ”.

Gia đình nhỏ của cô giáo Hoàng Thị Hoàng Anh thăm Lữ đoàn 146 Quân chủng Hải quân.

Tìm đến nhà cô giáo trẻ những ngày đầu xuân năm mới, trong lúc chờ đợi, thông qua hàng xóm, chúng tôi biết thêm một vài thông tin về người giáo viên gương mẫu này. Năm 2011, cô giáo trẻ Hoàng Thị Hoàng Anh nên duyên cùng chàng trai Nguyễn Khắc Mạnh, quê xã Bằng La, Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Khi đó, chiến sĩ Mạnh đang công tác tại Trung tâm 47- Bộ tham mưu Hải Quân. Cưới nhau vừa hơn một tháng thì chiến sỹ Nguyễn Khắc Mạnh được đơn vị cử đi tăng cường vào Đà Nẵng công tác. Từ đó bắt đầu chuỗi ngày tháng đôi vợ chồng trẻ phải xa nhau. Lần thì anh nhận nhiệm vụ bảo vệ giàn khoan dầu khí tại thềm lục địa phía Nam, 4 lần đi công tác tại Khánh Hoà, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Đến năm 2013, khi con trai đầu lòng vừa được 3 tháng, chiến sĩ Mạnh lại nhận nhiệm vụ tăng cường vào Cam Ranh, Khánh Hòa.

 Năm 2016 là năm đánh dấu hai sự kiện lớn của gia đình nhỏ này. Năm ấy khi con gái thứ hai vừa tròn một tháng tuổi, chiến sĩ Mạnh chính thức nhận nhiệm vụ tăng cường cho quần đảo Trường Sa, đóng quân tại đảo Nam Yết. Hơn một năm sau, anh mới được về phép thăm nhà. Lúc đó con gái nhỏ đã chập chững biết đi và “lạ” người, không theo cha, không cho đến gần. Con chưa kịp quen, anh lại vội vàng trở về đơn vị, tiếp tục theo tàu ra đảo.

Gần đây nhất vào năm 2020, Thượng úy Hải quân Nguyễn Khắc Mạnh vừa có chuyến công tác 16 tháng liên tục tại đảo Phan Vinh B thuộc quần đảo Trường Sa. Những ngày tháng xa nhau là chuỗi nhiều khó khăn của cô giáo trẻ. Do ở riêng nên cô giáo Hoàng Anh vừa tất bật với công việc dạy trẻ mầm non, lại phải một mình chăm sóc hai con nhỏ. Nói về cô con dâu thảo hiền, nết na, mẹ chồng cô Hoàng Anh tâm sự: “Có nuôi con một mình như con dâu, tôi mới hiểu được sự vất vả như thế nào. Con thơ hay đau ốm, nhiều hôm phải thức cả đêm để chăm con, nhưng cháu nó (Hoàng Anh – PV) không hề kêu ca, phàn nàn. Mặc dù chồng đi công tác xa nhà biền biệt, nhưng con vẫn quán xuyến mọi việc trong gia đình. Nhờ đó, chồng mới có thể toàn tâm, toàn ý yên tâm công tác”.

Cô giáo Hoàng Thị Hoàng Anh trong thời gian lên lớp cùng các cháu về chủ đề "Biển đảo quê hương".

 Tuy bận rộn với gia đình, song cô giáo trẻ Hoàng Thị Hoàng Anh luôn nỗ lực, phấn đấu, năng động, sáng tạo trong công việc. Ở môi trường công tác, nhìn nhận về những công việc hàng ngày, đồng nghiệp đều đánh giá cô luôn có cách thức đổi mới phương pháp dạy học, sáng tạo, lồng ghép, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc. Do đó, liên tiếp từ năm học 2017- 2018 đến nay, nhiều sáng kiến của cô giáo Hoàng Anh luôn được áp dụng vào thực tế giảng dạy tại một số trường Mầm non trên địa bàn TP Hải Phòng.  

 Ngoài ra, nhờ ý thức vượt khó vươn lên trong công việc, bằng sự sáng tạo, cần mẫn, liên tiếp trong những năm gần đây, cô Hoàng Anh luôn đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của TP Hải Phòng, của huyện Cát Hải, ngành Giáo dục … Đặc biệt, năm 2020, Hoàng Anh được Chủ tịch UBND TP Hải Phòng tặng Bằng khen có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, được vinh danh nhà giáo “tâm huyết, sáng tạo”. Năm 2021, cô Hoàng Anh tiếp tục vinh dự  được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen trong phong trào thi đua “Đổi  mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”.

Theo baocantho.com.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.