Dấu chân người Bình Gi đã in khắp Trường Sa...
Thursday, July 03, 2014 6:38 AM GMT+7
Khoảng hai thập niên trước, hàng trăm thanh niên làng Bình Gi, xã Giao Thịnh (Giao Thủy, Nam Định) được vinh dự ra quần đảo Trường Sa để xây nhà cho bộ đội hải quân và xây dựng cột mốc chủ quyền trên đảo Nam Yết. Dấu chân người làng Bình Gi đã in khắp các đảo nổi, đảo chìm của quần đảo Trường Sa...

Ông Lương Viết Thanh kể lại hành trình xây đảo.

 

Trước sự kiện Trung Quốc hạ giàn khoan Hải Dương 981 trái phép lên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến những người con làng Bỉnh Gi càng thêm sôi sục, ngày đêm hướng về Biển Đông. Ngôi làng này có nhiều dấu ấn với Biển Đông và được gắn với cái tên “làng xây đảo”.

Tiếp chúng tôi, ông Lê Ngọc Đóa, phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Giao Thịnh cho biết: Câu chuyện cả làng đi xây đảo ở Trường Sa gắn với những người thợ làng Bình Gi. Đó là một cơ duyên đặc biệt. Đây là làng duy nhất từng được huy động quy mô lớn thợ đi xây các đảo ở Trường Sa và nhiều người giỏi nghề từ Trường Sa. Rồi đi làm thợ xong về, họ lại cho con cháu gia nhập những công ty đang xây đảo hiện nay. Vì vậy, làng Bình Gi được nhiều cán bộ và chiến sĩ hải quân gọi vui là “làng xây đảo”.

Ông Đóa đọc vanh vách danh sách tên tuổi những người từng đi xây đảo. Sau đó, ông Đóa giới thiệu chúng tôi tìm đến gặp ông Lương Viết Thanh, đội trưởng đội đi xây đảo đầu tiên ở Bình Gi từ năm 1992.

Ông Lê Văn Biền lưu giữ hai vỏ đạn ở đảo Nam Yết như là giữ khúc ruột của mình.

 

Chúng tôi gặp ông Thanh khi ông đang cùng anh em trong đội đang xây dựng công trình nhà văn hóa xã. Trong câu chuyện ông đều thể hiện nỗi niềm trước chủ quyền của đất nước đang bị xâm phạm. “Hòa chung với tinh thần cả cả đất nước, người dân làng Bình Gi luôn một lòng hướng về Biển Đông và sẵn sàng nhận lệnh lên đường khi Tổ quốc gọi”, ông Thanh tâm sự.

Theo lời ông Thanh, làng Bình Gi từng có tới hàng trăm người ra Trường Sa làm thợ. Không chỉ thợ xây, Bình Gi góp cả thợ sắt, thợ mạ, thợ mộc, công nhân phá đá... Người ít thì đi dăm ba tháng, người nhiều đi mấy năm trời, về quê một thời gian rồi đi tiếp.

Những “lão làng” từng đi đi xây đảo nhớ lại: Hồi đó làng Bình Gi còn nghèo lắm, nhà nào cũng dăm bảy miệng ăn mà mỗi khẩu chưa được nổi một sào ruộng. Một ngày, cả làng xôn xao chuyện ông Hoàng Kiền (khi ấy là Chỉ huy trưởng Trung đoàn 83 hải quân) về quê tuyển người ra Trường Sa. Lúc đó, ông Kiền nói cần tuyển công nhân có tay nghề cao để tiếp tục việc tôn tạo và xây dựng Trường Sa. Bà con sẽ được trả lương cao gấp đôi ở đất liền, ăn uống không mất tiền. Cả hai bố con tôi xung phong ra Trường Sa xây đảo, vì Tổ quốc.

Trở về cuộc sống đời thường nhưng người dân Bỉnh Gi vẫn một lòng hướng về biển đảo và sẵn sàng nhận lệnh khi Tổ quốc gọi.

Xây dựng trên đất liền vất vả một thì xây nhà trên hải đảo vất vả gấp năm, gấp mười. Ngày đó, mối lo nhất là thiếu nước ngọt và phải chiến đấu thường xuyên với nắng gió. Cả đảo chỉ có vài cây xanh, anh em căng bạt ra, cứ thấy nao nao chuẩn bị say nắng thì chạy vào nghỉ một chút, rồi lại ra làm.

Xòe bàn tay chai sạn, sần sùi, nước da màu đồng hun, ông Lương Viết Thanh ở Bình Gi cũng có thâm niên 4 lần đạp sóng gắn bó với đảo.

“Thuở thanh niên, tôi nhập ngũ, từng là lính hải quân từ năm 1978. Sau xuất ngũ, số phận thế nào, thấy tuyển thợ đi Trường Sa, tôi xung phong và được luôn” - ông Thanh kể. Dạn dày sóng gió nên ông Thanh được đi làm ở khá nhiều đảo, mùa biển động về đất liền, ông cũng được giao làm tổ trưởng tổ sản xuất đá phục vụ xây đảo. Thời đó sức vóc trai trẻ, ông vác cả tạ xi măng.

Có những người thợ Bình Gi đã trưởng thành hơn từ những ngày lao động trên hải đảo, có những người sau khi hoàn thành công việc lại trở về với đồng ruộng quê hương nhưng cũng có những người vào những công ty xây dựng lớn để gắn bó với hải đảo như một phần cuộc sống. Những tổ trưởng như anh Cần, anh Bốn, anh Hoàn vẫn thường xuyên về làng lấy thêm người đi xây dựng trên các đảo. Và những người con Bình Gi hết lớp này đến lớp khác lại ba lô, khăn gói lên đường đi kiến thiết cơ sở hạ tầng cho Trường Sa.

Cũng theo lời ông phó Bí thư đảng ủy, khoảng 20 năm nay, số người trong làng đi xây đảo Trường Sa lên đến hơn 3.000 lượt người. Gia đình nào cũng có người đi tham gia xây dựng đảo, có nhà liền một lúc đi đến 3, 4 người. Cứ ăn Tết xong, những người vợ, người mẹ lại chuẩn bị đồ đạc đưa chồng con lên đường ra ngoài đảo xa rồi cuối năm lại hồ hởi đón họ trở về.

Dân làng Bình Gi - "thợ xây đảo" chụp ảnh kỷ niệm tại đảo Nam Yết.

 

Ở đất liền, những người vợ, người mẹ ở nhà chỉ cứ đến ngày rằm, mùng một lại lên chùa thắp hương cầu nguyện cho những người đang xây dựng ngoài khơi xa. Bà Cao Thị Thắm, có hai con trai đều tham gia xây đảo tâm sự: “Thời tiết trên đảo khắc nghiệt, bão tố triền miền cũng mong chúng nó được bình an. Có độ các con đi mấy năm liền, dịp Tết âm lịch cũng không về. Nhiều đêm khóc ròng nhưng lại nhớ lời các con dặn: Biển đảo như quê hương thứ hai của mình”.

Những “lão làng” như ông Lê Văn Biền, Lương Viết Thanh, Đoàn Văn Tự hay cả những thế hệ sau đi xây đảo sau này đều coi Trường Sa là quê hương thứ hai và có những tình nghĩa không phai mờ. Ông Biền kể, mỗi đảo xây xong, tấm bia đá chủ quyền được làm mới lại, khắc tên nước, kinh độ, vĩ độ.

“Có lần tôi chứng kiến cảnh một anh cán bộ đơn vị T3, đưa tấm bia chủ quyền để tiếp tục làm mới cho công trình, xuồng vào gần bờ thì sóng to quá bị lật. Anh này không biết bơi, hô ầm lên. Anh em tới cứu. Sóng đánh cao cả mét, chỉ nắm được tóc, thi thoảng nhấc lên cho thở. Thế mà khi vào đến đảo, anh ấy vẫn... ôm khư khư cái bia chủ quyền nặng cả chục ký. Chính họ đã khiến chúng tôi cảm phục để làm tốt hơn công việc của mình. Cái tình Tổ quốc ở Trường Sa lớn lắm” - ông Biền xúc động.

Thảo Phượng

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Thư Trường Sa
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.