Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: "Cuộc chơi Biển Đông" sẽ thay đổi trong năm 2015?
Friday, January 02, 2015 7:56 AM GMT+7
Nhiều người cho rằng, “cuộc chơi tại Biển Đông” sẽ thay đổi trong năm 2015 nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Bởi khi đó, Bắc Kinh không những thiết lập các trạm radar quan sát, mà còn sở hữu một lực lượng không quân tại khu vực Trung Quốc từng yêu sách về “đường lưỡi bò”.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, Trung Quốc đã xây dựng xong 2 căn cứ quân sự tại Gạc Ma, Chữ Thập và một phi đội máy bay quân sự như J-10, J-11… được bố trí tại đây. Việc này đương nhiên khiến các quốc gia quanh Biển Đông buộc phải tăng cường tiềm lực quân sự và sẽ tạo ra một thế trận mới với khả năng đối đầu cao.

Cầm cự chờ tiếp viện

Ngày 27/12, tờ Vượng Báo của Đài Loan dẫn nguồn tờ Người quan sát của Trung Quốc cho biết, các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, kích thước của đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã tăng lên 40% kể từ năm ngoái do các dự án cải tạo (bất hợp pháp) tiến hành. Sau khi đảo đá nằm ở phía đông bắc đảo Phú Lâm bị Trung Quốc sáp nhập vào đảo Phú Lâm, đã kéo dài đường băng sân bay tại đây từ 2,7km lên 3km, có khả năng làm nơi cất và hạ cánh cho các chiến đấu cơ hạng nặng. Các dự án cải tạo như vậy là nỗ lực để Bắc Kinh tăng cường sức mạnh và tầm ảnh hưởng tại Biển Đông.

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Vẫn khó tin nhau

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Trước đó (25/12), trang thông tin chính thức của Chính phủ Trung Quốc Gov.cn đăng thông báo: Sẽ chế tạo thêm 3 vệ tinh giám sát biển thế hệ mới trong năm 2015 cho Cục Hải sự Quốc gia để tăng cường giám sát hàng hải. Việc tăng cường thêm 3 vệ tinh sẽ cải thiện đáng kể khả năng giám sát của Trung Quốc - xây dựng một mạng lưới giám sát hàng hải của riêng Trung Quốc và hệ thống này sẽ hoàn thành trước năm 2020.

Theo báo cáo của Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách ở Washington, Mỹ, Đài Loan nên từ bỏ cách phòng thủ truyền thống (sử dụng chiến thuật du kích và chiến tranh mạng) vì chi tiêu quốc phòng của họ bị Trung Quốc lấn át. Bởi với khoảng cách chi tiêu 14/1 (145 tỉ USD so với 10,8 tỉ USD năm 2013), cho dù Đài Loan có tăng mạnh ngân sách quốc phòng, cũng không thể theo kịp Trung Quốc. Do đó, Đài Loan nên “tiếp cận phi đối xứng” và cố kéo dài thời gian để chờ Mỹ tiếp viện nếu nổ ra xung đột với Trung Quốc.

Theo chuyên gia Richard Fisher, Đài Loan không thể từ bỏ khả năng phòng thủ tầm xa với tàu ngầm truyền thống, máy bay chiến đấu hiện đại và nên cân bằng giữa khả năng phòng thủ tầm ngắn và tầm xa, cũng như đầu tư công nghệ mới. Trong khi đó, chuyên gia Andrei Chang của Tạp chí Quốc phòng Kanwa cho rằng, đội ngũ phi công được đào tạo tại Mỹ và Pháp có thể giúp Đài Loan chiến thắng nếu phải đối đầu với không lực Trung Quốc.

Ban phát bổng lộc

Ngày 25/12, tờ China News cho biết, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình vừa ký ban hành "Chỉ thị về việc nỗ lực xây dựng Bộ Tư lệnh mô hình mới nghe đảng chỉ huy, giỏi tham mưu, khéo tác chiến", yêu cầu các đơn vị trong toàn quân quán triệt, thực hiện xây dựng "Bộ Tư lệnh mô hình mới" theo đúng tinh thần, chỉ thị của Quân ủy Trung ương.

Ông Tập Cận Bình còn đưa ra 4 yêu cầu các đơn vị phải tăng cường: Ý thức chấp hành mệnh lệnh, tham mưu giỏi tác chiến khéo, xây dựng tác phong, cải cách sáng tạo. Theo nhận định của tờ India Times, "Bộ Tư lệnh mô hình mới" sẽ tăng cường hoạt động của quân đội với yêu cầu hàng đầu là giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh khu vực thời đại công nghệ thông tin.

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Vẫn khó tin nhau

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani

Ngày 24/12, tờ Đại Công báo cho biết, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Hứa Kỳ Lượng đã chính thức công bố các quyết định điều động và bổ nhiệm nhân sự cấp cao, theo đó có thêm 6 tướng được điều động và bổ nhiệm vào các vị trí mới của quân đội. Đó là Thượng tướng không quân Lưu Thành Quân, Viện trưởng Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc chính thức nghỉ hưu vào cuối tháng 12 và Trung tướng Cao Tân sẽ nhận nhiệm vụ này từ tháng 01/2015.

Thượng tướng Tôn Tư Kính, Chính ủy Viện Khoa học Quân sự được điều làm Chính ủy Lực lượng Cảnh vệ. Thượng tướng Hứa Diệu Nguyên được cử giữ cương vị của Thượng tướng Tôn Tư Kính tại Viện Khoa học Quân sự. Trung tướng Miêu Hoa, Chính ủy Quân khu Lan Châu sẽ nhận chức Chính ủy Hải quân Trung Quốc. Thượng tướng Vương Kiện Bình, Tư lệnh Cảnh vệ sẽ nhận chức Phó tổng Tham mưu trưởng quân đội. Trung tướng Sài Chiêu Lương, Phó chính ủy Quân khu Thành Đô sẽ nhận chức Phó chính ủy Tổng cục Vũ khí, quân trang, quân dụng.

Trước đó (17/12), tờ Đa Chiều đã bình luận về chuyến thăm quân khu Nam Kinh của Tập Cận Bình, theo đó trong số 7 quân khu, 4 tổng cục và 3 quân chủng, chỉ có Quân khu Nam Kinh (gồm 5 tỉnh, thành: Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải, Giang Tây và Phúc Kiến) được ông Tập Cận Bình tin tưởng nhất vì được coi là đại bản doanh, đại hậu phương chiến lược của Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Đường dây nóng Nhật - Trung

Ngày 28/12, tại thủ đô Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yosuke Takagi đã hội đàm với Phó chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc Giải Chấn Hoa. Đây là hội nghị đầu tiên giữa quan chức chính phủ hai nước được tổ chức sau cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 22 tại Bắc Kinh. Đây được coi là động thái nhằm cải thiện quan hệ song phương.

Theo Hãng Kyodo, ngày 27/12, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố, Tokyo đã đề nghị nối lại đàm phán với Bắc Kinh trong tháng 01/2015 về việc thiết lập đường dây nóng nhằm ngăn chặn các vụ việc xảy ra bất ngờ trên biển. Tokyo hy vọng, đường dây nóng giữa các quan chức quốc phòng Nhật - Trung sẽ được triển khai trong năm 2015.

Trước đó (25/12), Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo, 3 tàu khu trục và 1 tàu tiếp tế của Trung Quốc được nhìn thấy chạy một vòng quanh Nhật Bản (từ biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua eo biển Osumi thuộc tỉnh Kagoshima vào hôm 04/12) và đây là lần thứ 2 trong nhiều năm qua, Bắc Kinh có động thái này. Theo tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản), Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản đã theo dõi chặt chẽ hoạt động của tàu Trung Quốc, và đây là lần đầu tiên Bắc Kinh cho tàu chiến di chuyển theo lộ trình tương tự cách đây hơn 1 năm (tháng 07/2013).

Sau khi được bổ nhiệm làm tân Bộ trưởng Quốc phòng, ông Gen Nakatani tuyên bố, môi trường xung quanh Nhật Bản đang thay đổi rõ rệt, do đó tôi phải chuẩn bị một khuôn khổ pháp lý về an ninh nhằm đảm bảo khả năng đáp trả tức thì. Và trên cương vị mới, ông Gen Nakatani còn có nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ chỉnh sửa định hướng hợp tác quốc phòng Nhật - Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 1997, đồng thời thúc đẩy việc di dời căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani là người ủng hộ chiến lược tấn công phủ đầu kẻ thù. Và ngày 24/12, Tân Hoa xã dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh (Doanh), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng về vấn đề này: Bắc Kinh sẽ đối phó với các vấn đề có liên quan theo quy chế ngoại giao.

Chia sẻ thông tin

Ngày 26/12, Lầu Năm Góc cho biết, quân đội Mỹ đã chính thức triển khai hệ thống radar giám sát Hải - Lục quân cơ động X-band (AN/TPY-2) tại căn cứ Kyogamisaki, thành phố Kyotango, tỉnh Kyoto, cách thủ đô Tokyo 600km về phía tây. 8 năm trước (2006-2014), Mỹ đã triển khai hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo đầu tiên tại tỉnh Aomori.

Theo giới truyền thông, trong số 5 tin tức quân sự quan trọng trên thế giới năm 2014, mạng Viện Hải quân Mỹ (ngày 23/12) vừa chọn ra 2 sự kiện có liên quan tới Trung Quốc. Đó là hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa của Việt Nam, và điều tàu theo dõi cuộc diễn tập quân sự "Vành đai Thái Bình Dương", cho dù Trung Quốc lần đầu tiên được mời tham dự.

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Vẫn khó tin nhau

Hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo dưới biển của Mỹ

Ngày 26/12, kênh truyền hình ABS-CBN (Philippines) đưa tin, Manila đang chuẩn bị xây dựng thêm 2 căn cứ hải quân ở tỉnh Palawan nhằm bố trí thêm tàu bảo vệ Biển Đông. Ngoài tàu khu trục lớp Pohang trang bị tên lửa dẫn đường do Hàn Quốc tặng, Philippines dự kiến mua thêm 2 tàu khu trục mới của Hàn Quốc, 2 tàu vận tải chiến lược và một số tàu của Indonesia, đồng thời muốn Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra.

Hiện Hải quân Philippines đang phát triển căn cứ ở vịnh Ulungan (tỉnh Palawan) và chuyển đổi vịnh Oyster thành căn cứ hải quân hiện đại. Philippines muốn chuyển giao vịnh Oyster cho Mỹ xây dựng căn cứ theo Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng mở rộng (EDCA) giữa hai nước. Ngày 23/12, Hãng UPI cho biết, Hải quân Philippines có kế hoạch mua tàu hộ tống có trang bị tên lửa, trực thăng chống tàu ngầm và thiết bị pháo binh. Và ngân sách chi cho việc tăng cường khả năng phòng thủ của Hải quân Philippines lên tới hơn 400 triệu USD.

Theo nhận định của tờ Thời báo Hoàn Cầu, châu Âu đang tiếp sức cho chạy đua vũ trang tại châu Á bằng cách bán vũ khí cho khu vực này. Châu Á đang trở thành thị trường khổng lồ cho các nhà sản xuất vũ khí với tổng giá trị thương mại hơn 1 tỉ USD/năm và các công ty của Đức, Pháp và Anh đều từng bán vũ khí cho các nước châu Á.

Trong khi Indonesia mua xe tăng, Singapore mua xe tăng và tàu ngầm, châu Âu bán tàu ngầm cho Hàn Quốc, máy bay chiến đấu hiện đại cho Ấn Độ... Giới bình luận cho rằng, việc Trung Quốc tăng chi phí quốc phòng lên gấp 3 lần trong 10 năm vừa qua đã khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại, nên buộc phải có hành động thích ứng.

Hồng Thất Công

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.