Chuyến tàu nặng tình cá nước - Bài 3: Những ông ngoại ở đảo Sinh Tồn
Monday, July 01, 2019 7:04 PM GMT+7
Trên chuyến tàu quân y 561 (thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân) xuất phát từ cảng Cam Ranh ra Trường Sa vào một ngày Hè 2019 chúng tôi gặp một nhóm gồm năm bác trai rất gắn bó với nhau trong suốt hành trình dài trên biển. Đó là “nhóm ông ngoại đảo Sinh Tồn” mà nhiều thành viên từng tham gia quân ngũ.

Sinh Tồn nặng về “đối ngoại” 

Đó là cách nói vui của các chiến sỹ hải quân trên đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lý do là trong số bảy ông bố ra thăm con đang làm nhiệm vụ trên đảo thì có tới năm người là bố vợ. Như vậy, số lượng ông ngoại chiếm tỷ lệ áp đảo so với các ông nội. Đây là điểm khác biệt thú vị của Sinh Tồn so với các đảo khác.

Chú thích ảnh

Các “ông ngoại” trên chuyến tàu ra thăm đảo Sinh Tồn.

“Nhóm ông ngoại” thân thiết với nhau như anh em một nhà, gồm: bác Bùi Trung Thông, 63 tuổi, trú tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, thăm con rể là Lê Tuấn Anh; bác Đinh Tư Hòa, 56 tuổi, trú tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, thăm con rể là Trần Mạnh Tú; bác Nguyễn Thế Điền, 54 tuổi, trú tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, thăm con rể là Phạm Tiến Dũng; bác Nguyễn Duy Thắm, 61 tuổi, trú tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, thăm con rể là Hoàng Khắc Trọng; bác Nguyễn Văn Tính, 64 tuổi, trú tại quận Hải An, thành phố Hải Phòng, thăm con rể là Phạm Hữu Tú.

Thông thường, khi các chiến sỹ, sỹ quan có một suất đón thân nhân ra thăm thì họ vui mừng thông báo nhanh về nhà. Gia đình sẽ tổ chức một cuộc họp để “bình chọn” thành viên nào được ưu tiên ra đảo bởi đây được coi là niềm tự hào của dòng họ, niềm vui của cả láng giềng. Với những người lính đảo đã lập gia đình riêng thì đối tượng được ưu tiên nhất là người vợ, tiếp đó là “tứ thân phụ mẫu”. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình mà “lĩnh ấn” ra đảo có thể là người vợ, bố mẹ ruột hay bố mẹ vợ quân nhân.

Các “ông ngoại” trên đảo Sinh Tồn cho biết, câu “rể là khách” hoàn toàn không chính xác đối với gia đình bộ đội nói chung và lính đảo nói riêng. Với người lính, đặc biệt là những người đang làm nhiệm vụ ở biên cương, nơi đầu sóng ngọn gió, quý trọng tình cảm, không bao giờ có tư tưởng phân biệt nội, ngoại. Thậm chí, theo lời của bác Nguyễn Ngọc Sơn (trú tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) – một trong hai “ông nội” ở đảo Sinh Tồn, thì sự quan tâm, săn sóc của các chàng rể hải quân đối với các “ông ngoại” chu đáo đến mức “đáng ghen tị”.

Trong cuộc sống thường nhật ở quê nhà, mỗi khi bố vợ, con rể gặp nhau thì không thể thiếu chén rượu, chai bia, điếu thuốc lào… châm mồi cho câu chuyện. Nhưng theo quân lệnh, các chất kích thích bị cấm triệt để trên các đảo, không có sự ngoại lệ nào. Tuy nhiên, như “ông ngoại” Đinh Tư Hòa cho biết, dòng hàn huyên “bố bố, con con” giữa bác và chàng rể Trần Mạnh Tú chưa bao giờ vơi nhạt vì thiếu “chất cay”. Cũng tương tự,  bác Nguyễn Thế Điền tâm sự rằng tám ngày tám đêm trôi đi quá nhanh, bố con còn nhiều chuyện muốn nói.

Theo lời kể của bác Nguyễn Duy Thắm, những ngày trên đảo Sinh Tồn bác không chỉ đơn thuần là nhạc phụ của chiến sỹ Hoàng Khắc Trong, mà còn được quan tâm như là người cha chung của các anh em trong đơn vị. Những bữa cơm tập thể ấm áp, những cuộc giao lưu xoay vần giữa các phân đội, các buổi lao động tăng gia, câu cá… giúp gắn kết chặt chẽ tình quân dân máu thịt, làm dịu đi những thiếu thốn trong cuộc sống giữa trùng khơi sóng nước để bảo vệ vững cột mốc chủ quyền của Việt Nam trên hòn đảo nhỏ.

Niềm tự hào về hai người con rể bộ đội

Bác Bùi Trung Thông (quê Tuyên Quang) vốn là bộ đội Trường Sơn dạn dày sương gió. Điều này thể hiện rất rõ qua tác phong sinh hoạt quy củ trên tàu, qua những bước đi chắc nịch ngay cả khi sóng đánh con tàu lớn lắc lư. Dáng người bác thấp nhỏ nhưng giọng nói vang vang, rành rọt.

Chúng tôi được biết bà con lối xóm nể trọng bác Thông vì tính tình cương trực và sự nhiệt tình trong công tác xã hội ở địa phương. Bác cũng không giấu niềm tự hào về việc vợ chồng bác có hai người con rể đang phục vụ trong quân đội. Người rể cả đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương ở huyện Đồng Văn, tỉnh  Hà Giang. Người rể út chính là chiến sỹ Lê Tuấn Anh đang canh giữ biển trời ở đảo Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Theo lời kể của bác Thông, bác thương tất cả con gái, con rể. Song tình cảm của vợ chồng bác có chút phần nghiêng về con rể hải quân như một sự đền bù cho những vất vả, gian nan mà anh đang gánh vác nơi “sóng vỗ ngàn trùng”.

Chàng rể út trong con mắt người bố vợ mang đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ, của người lính đảo: Can trường, kiên định, sống có trách nhiệm, hòa đồng, năng động… Kỷ luật quân đội, sự rèn giũa trong một tập thể gắn kết, môi trường sống có nhiều thử thách đã biến chàng thư sinh con một ở phố thị thành người đàn ông chững chạc, tháo vát. 

Bác Thông thấu hiểu nỗi vất vả xa chồng suốt năm dài tháng rộng của cô con gái. Bác thường xuyên đến thăm cháu ngoại, giúp con cháu những công việc cần đến đôi bàn tay đàn ông, động viên con làm hậu phương vững vàng để người chồng chắc tay súng nơi đảo xa.

Tâm sự với phóng viên TTXVN, bác Bùi Trung Thông cho biết: Chuyến thăm đảo để lại ấn tượng sâu sắc đối với các thân nhân bộ đội hải quân. Dù đọc báo, xem tivi về Trường Sa nhiều đến đâu thì mọi người cũng không thể cảm nhận chính xác về cuộc sống của người lính đảo bằng một ngày chiêm nghiệm thực tế. Mỗi người trở về sau chuyến đi sẽ là một tuyên truyền viên tích cực về biển, đảo Việt Nam, về tinh thần quả cảm của cán bộ, chiến sỹ hải quân, về sự quan tâm của cả nước đối với Trường Sa…


Bài 4: Thương nhớ sao vơi... Trường Sa ơi!

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.