Phóng viên chiến trường hồi ức quân dân biên giới anh dũng chống quân Trung Quốc ngày 17-2-1979
Thursday, February 18, 2021 9:28 PM GMT+7
TTO - Được phân công tăng cường cho biên giới phía Bắc, sáng 16-2-1979 tôi mua vé máy bay đi Cao Bằng (lúc đó có đường bay Hà Nội - Cao Bằng), người bán vé cho biết không bán vé khứ hồi. Tôi nghĩ thế là chiến tranh sắp xảy đến rồi.

1. Máy bay vừa hạ cánh, tôi vội vàng về ngay nhà giao tế của tỉnh, định nghỉ lại ở đây sáng mai xuống biên giới. Rất may chiều hôm đó có xe về huyện Hòa An. Tôi theo xe về thị trấn Nước Hai và nghỉ qua đêm tại nhà khách của huyện ủy.

Phóng viên chiến trường hồi ức quân dân biên giới anh dũng chống quân Trung Quốc ngày 17-2-1979 - Ảnh 1.

 

Chiến sĩ Trung đoàn 567 xung phong ở đèo Khau Chỉa - Ảnh: MẠNH THƯỜNG

Sáng hôm sau, 17-2, tôi nghe đâu đó có tiếng đại bác nổ rền vang và khoảng 8-9 giờ, từng đoàn xe tăng Trung Quốc từ Thông Nông nối đuôi nhau vừa chạy vừa nã pháo loạn xạ và tràn qua thị trấn Nước Hai.

Chúng vừa đến bản Sẩy, xã Bế Triều (huyện Hòa An) liền bị các chiến sĩ đại đội 10 (tiểu đoàn 9, Trung đoàn 81, Sư đoàn 346) giáng cho đòn chí mạng, bắt sống và tiêu diệt gọn 12 chiếc. Mặc cho lửa đạn nổ liên hồi, rất may tôi đã kịp ghi được sự kiện nóng bỏng xảy ra ngay ngày hôm ấy.

Buổi chiều tôi được tin tại thị xã Cao Bằng, xe tăng Trung Quốc từ Đông Khê theo đường số 4 vừa tiến đến đồi Pháo Đài (trung tâm thị xã Cao Bằng) đã bị bộ đội địa phương bắn chặn, một số chạy lên đồi Nà Toòng vẫn bị B40, B41 của bộ đội ta bắn cháy.

2. Sau khi chụp ảnh xong, tôi vào ngay Sở chỉ huy tiền phương của thiếu tướng Đàm Quang Trung, tư lệnh Quân khu I và đồng chí Dương Tường, bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng. Tối hôm đó, tôi theo một toán dân quân du kích, băng rừng lội suối suốt đêm, đến rạng sáng 18-2 mới ra được quốc lộ 3 gần cầu Tài Hồ Sìn.

Phóng viên chiến trường hồi ức quân dân biên giới anh dũng chống quân Trung Quốc ngày 17-2-1979 - Ảnh 2.

 

Bệnh viện huyện Trùng Khánh bị đạn pháo Trung Quốc phá nát.

Tại đây tôi thấy ở mé đường một chị phụ nữ nằm sõng soài, bất tỉnh, máu me loang lổ đầy người, ngồi cạnh là một bé gái khoảng 2-3 tuổi gầy guộc đang mếu máo.

Tôi chưa kịp chụp ảnh thì bỗng có một chiếc xe quân sự trườn tới. Nhanh như chớp, một nữ chiến sĩ lưng đeo balô, súng AK khoác vai nhảy xuống ôm chầm lấy bé. Sẵn máy trong tay, tôi thu ngay hình ảnh rất thương tâm ấy vào ống kính. Cùng lúc tiếng súng nổ rền vang khắp nơi cùng tiếng đại bác gầm rú lẫn trong tiếng kêu thất thanh, hoảng hốt của con trẻ và phụ nữ.

Mọi người chạy tán loạn. Tôi men theo đường số 3, khi còn cách thị xã Cao Bằng 3km, tại một khúc quanh, tôi ghi được hình ảnh một đơn vị bộ đội đang hành quân cấp tốc chi viện cho chiến trường biên giới.

Theo chỉ dẫn của các đồng chí Bộ chỉ huy tiền phương, tôi luồn rừng về tới đội du kích xã Hoàng Tung đang đánh trả địch quyết liệt và chụp ảnh một tổ phục kích của bộ đội địa phương thị trấn Nước Hai. 

Tạm biệt Hòa An, tôi đến tác nghiệp tại trận địa dân quân xã Trưng Trắc dưới chân đèo Mã Phục. Từ trên đèo tôi nhìn thấy ở một "cua tay áo" có một tổ 3 chiến sĩ đang ém mình chờ quân giặc đến. Trên đường xuống xã Đình Phong, tôi ghi được tiểu đội Hoàng Văn Khoáy, bộ đội Trùng Khánh đang phục kích đánh địch từ Bản Dốc kéo lên.

3. Rời Trùng Khánh, tôi quay về Tà Lùng (huyện Quảng Hòa) đến với các chiến sĩ Trung đoàn 567 đang tiêu diệt địch ở đèo Khau Chỉa cách Tà Lùng khoảng 12km và rất hiểm trở - một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Từ Quảng Hòa, tôi lần mò về với Trung đoàn 677, Sư đoàn 346 (mà tôi đã chụp ảnh trận đánh của họ tiêu diệt và bắt sống xe tăng địch ở bản Sẩy sáng 17-2) đang chiến đấu với bọn xâm lược Trung Quốc ở bình độ 700, trên đồi Quyết Tử và ở cao điểm 800, Trà Lĩnh.

Qua Trà Lĩnh, tôi vượt đèo Mã Quỷnh đến với bộ đội chủ lực huyện Thông Nông đang chiến đấu bảo vệ từng tấc đất quê hương.

Rời Thông Nông, tôi nhanh chóng đến với tiểu đoàn 6, Trung đoàn 246, Sư đoàn 346 đang nhả đạn vào đội hình địch tháo chạy về bên kia biên giới ở Sóc Giang (Hà Quảng, Cao Bằng).

Với trách nhiệm phóng viên chiến trường, tôi không chỉ ghi lại tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân biên giới mà còn ghi được những chiến công của họ: tiêu diệt và bắt sống hàng chục xe tăng giặc, bắn hạ và bắt sống nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí và đạn dược.

Đặc biệt, tôi không quên ghi lại tội ác giết người vô tội, đốt phá nhà cửa, giết hại trâu bò, san bằng phố phường, phá nát đình chùa, cầu cống, nhà máy thủy điện... của giặc.

42 năm trôi qua, những chiến địa khốc liệt ấy đã hồi sinh, phát triển đầy sức sống. Và những tấm ảnh vệ quốc ngày nào sẽ mãi nhắc tinh thần hùng anh, kiên cường của dân tộc Việt.

Phố phường đã đông vui trên chiến địa xưa

Đúng vào ngày 17-2-2016, tôi trở lại Cao Bằng tham dự buổi ra mắt cuộc hội ngộ "37 năm ngày gặp lại" giữa cô bộ đội Bùi Thị Mùi từng cứu em bé Hoàng Thị Thu Hiền trong cuộc chiến biên giới 1979. Xe đưa tôi đến cầu Tài Hồ Sìn, nơi tôi chụp bức ảnh "Cô bộ đội cứu em bé" sáng 18-2-1979.

manh thuong 5

Tác giả Mạnh Thường (người đeo kính phía trước) gặp lại cô chiến sĩ Bùi Thị Mùi từng cứu sống em bé giữa chiến địa.

Tôi vô cùng ngạc nhiên, cầu Tài Hồ Sìn không chỉ vững chắc mà còn đẹp hơn xưa. Và trên đống đổ nát năm nào, nhiều nhà xây 3, 4 tầng mọc lên san sát. Đến thị xã Cao Bằng trong buổi chiều nắng đẹp, tôi nhìn thấy những chiếc cầu bắc qua sông Bằng, sông Hiến giờ khang trang đẹp đẽ hơn, được trang trí bắt mắt.

Những vết tích chiến tranh tôi chụp năm xưa nay đã trở thành dĩ vãng. Nhiều nhà cao tầng, khách sạn rực rỡ cờ hoa mọc lên đã khỏa lấp hố đạn pháo. Đồng bào vui vẻ, buôn bán tấp nập; nhiều cửa hàng điện tử, gara ôtô, hiệu tạp hóa, cửa hàng ăn uống mọc lên khắp nơi. Nhiều đường phố rộng thênh thang với làn ngăn cách xanh nổi lên như một đường hoa hòa sắc chạy dài...

Chiến tranh qua đi, đất nước đổi mới, Cao Bằng từ một thị xã miền núi tan hoang giờ đã là một trung tâm kinh tế sầm uất. Một mùa xuân nữa lại về, tôi tin rằng sự phát triển sẽ còn tiếp tục mạnh mẽ nơi biên ải.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.