Bí ẩn con tàu 800 năm tuổi của Trung Quốc chìm dưới đáy Biển Đông
Friday, June 17, 2022 8:47 PM GMT+7
TTO - Xác con tàu nguyên vẹn từ thế kỷ XII đã được tìm thấy dưới đáy Biển Đông vào năm 1987. Trung Quốc mất 20 năm chỉ để bảo vệ chặt chẽ và lập kế hoạch khai quật bảo tồn 'mảnh thời gian' vô giá này.

Theo kênh National Geographic của Mỹ, vào năm 1987, Công ty Maritime Exploration của Anh và Công ty Guangzhou Salvage của Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm xác con tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan bị chìm vào những năm 1700 ở Biển Đông.

Bí ẩn con tàu 800 năm tuổi của Trung Quốc chìm dưới đáy Biển Đông - Ảnh 1.

Xác tàu 800 năm tuổi ở Trung Quốc - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC

Tại vùng biển giữa Hong Kong và đảo Hailing ở tỉnh Quảng Đông, nhóm tìm kiếm đã bất ngờ gặp một xác tàu buôn dài khoảng 30m còn nguyên vẹn những kiện hàng từ những năm 1100. Tàu có niên đại vào thời Nam Tống của thế kỷ XII. Trung Quốc quyết định đặt tên xác tàu là Nanhai 1.

Một lớp phù sa dày 1,8m đã bảo quản thân tàu bằng gỗ và hàng hóa của nó, bao gồm đồ sứ, đồ tạo tác bằng vàng, tiền xu thời nhà Tống và các thanh bạc. Tuy nhiên, hầu hết trong số 60.000 - 80.000 đồ vật trên tàu là đồ gốm từ thời Nam Tống.

Kể từ khi được phát hiện, do thiếu công nghệ trục vớt phù hợp, Nanhai 1 vẫn nằm dưới đáy Biển Đông trong 2 thập kỷ. Địa điểm tàu chìm do hải quân Trung Quốc trực tiếp bảo vệ và giám sát, cấm mọi ngư dân lai vãng.

Một lồng thép nặng 3.000 tấn đặt làm riêng đã được hạ xuống nơi tàu chìm. Các cảm biến đã được đặt dọc theo đáy biển.

Bí ẩn con tàu 800 năm tuổi của Trung Quốc chìm dưới đáy Biển Đông - Ảnh 2.

Chiếc bát sứ Jian là một trong 80.000 mặt hàng được vận chuyển trên con tàu này - Ảnh: MARITIME SILK ROAD MUSEUM GUANGDONG

Vào tháng 12-2007, tàu Nanhai 1 được trục vớt thành công, với chi phí khoảng 20 triệu USD. Con tàu với 15.600 tấn hàng hóa được chuyển đến Bảo tàng Con đường tơ lụa trên biển ở đảo Hailing thuộc tỉnh Quảng Đông. 

Nơi đây đã lưu giữ xác tàu theo phương thức rất đặc biệt: họ đặt tàu trong một bể nước mặn và phần lớn hàng hóa vẫn chưa được đưa ra khỏi hầm chứa của tàu.

Để ngăn ngừa sự xuống cấp, phù sa và nước bao phủ con tàu cùng các vật dụng bên trong, bể chứa được duy trì ở nhiệt độ tương tự của vùng nước mà xác tàu được phát hiện.

Các tuyến đường biển mà triều đại Nam Tống dựa vào để buôn bán hàng hóa được các nhà sử học gọi là Con đường tơ lụa trên biển. Con đường này nối liền Trung Quốc, Indonesia và quần đảo Spice, Ấn Độ, thế giới Ả Rập và thế giới Hy - La (Hy Lạp - La Mã) ở Địa Trung Hải.

Nhiều khả năng tàu Nanhai 1 đã khởi hành từ cảng Quảng Châu, là một trong những cảng quan trọng của miền nam Trung Quốc.

Năm 2018, các nhà nghiên cứu tìm thấy một chiếc bình gốm trong số hàng hóa trên tàu và phát hiện có dòng chữ mực đen ở dưới đáy bình, tiết lộ nó có thể sản xuất vào năm 1183. 

Song song với tầm quan trọng lịch sử của nó, Nanhai 1 còn là một phương tiện để Chính phủ Trung Quốc thể hiện lịch sử của đất nước như một cường quốc hải quân và thương mại.

Đối với nhiều người Trung Quốc, Nanhai 1 phản ánh cả những vinh quang trong quá khứ của Trung Quốc cũng như các dự án đầy tham vọng cho tương lai.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.