Những kịch bản lịch sử Việt Nam trong tương quan Ucraina hiện đại
Thursday, April 24, 2014 6:33 AM GMT+7
Điều đáng ngạc nhiên là những gì đang xảy ở Ucraina lúc này rất giống với các sự kiện tại Việt Nam cách đây sáu thập kỷ, đó là sự dựng lên một chế độ bù nhìn...

Tình hình thế giới hiện nay nổi lên những căng thẳng trên vòng cung bất ổn Âu-Á, trải từ Bắc Phi đến Đông Á.

Một khu vực đáng báo động mới xuất hiện ở đây là Ucraina. Các phương tiện truyền thông phương Tây đã phát động cuộc chiến tranh thông tin rầm rộ khi đưa tin về sự kiện ở Ucraina, không chừa thủ đoạn tung tin đánh lạc hướng và thêu dệt cho nước Nga hình ảnh quỷ sứ.

Phần lớn dư luận nhiều nước bị trường thông tin như vậy tác động, họ tin cậy các quan điểm phương Tây. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhất định do việc đơn thuần dịch lại bài viết của báo chí phương Tây. Tuy nhiên nếu phân tích lịch sử Việt Nam hiện đại, dường như có thể tìm thấy không ít sự kiện mang đường nét tình hình Ucraina hiện nay, - ông Vladimir Kolotov,  Chủ nhiệm Tổ bộ môn Lịch sử Viễn Đông trường Đại học tổng hợp St. Petersburg đã chia sẻ nhận xét.

“Có thể nhắc đến những diễn biến trong quá trình công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên thế giới. Khi đó, nhà nước Việt Nam độc lập phải đối mặt với những thế lực địa chính trị, không khác các lực lượng tham gia lật đổ chế độ của Tổng thống Yanukovych mới đây, từ chối công nhận việc Nga sáp nhập Cộng hòa Crưm. Như vậy sau này chính những thế lực như vậy đã chống lại quá trình Việt Nam thống nhất đất nước. Họ tuyên bố các biện pháp trừng phạt kinh tế Việt Nam sau năm 1976.”

Một so sánh khác: năm 1978, Việt Nam buộc phải đưa quân sang Campuchia ngăn chặn nạn diệt chủng và cứu người Khmer khỏi sự hủy diệt. Phương Tây ủng hộ chế độ đẫm máu Pol Pot dù hiểu rõ bản chất ăn thịt đồng loại, họ công nhận vị trí của chế độ tội phạm tại Liên Hiệp Quốc và gay gắt phản đối Việt Nam. Những điều như vậy đang diễn ra hôm nay với Ukraina. Phương Tây nâng đỡ chính phủ Kiev bất hợp pháp, có thành phần bao gồm đại diện các đảng phái dân tộc cực đoan, không che đậy những khẩu hiệu hiếu thắng.

Điều đáng ngạc nhiên là những gì đang xảy ở Ucraina lúc này rất giống với các sự kiện tại Việt Nam cách đây sáu thập kỷ, đó là sự dựng lên một chế độ bù nhìn Ngô Đình Diệm, - nhà sử học Nga tiếp tục nhận xét.

“Các đại diện của CIA đã đến Sài Gòn, kiểm soát phương tiện truyền thông và đưa một tổng thống Công giáo lên nắm quyền. Dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ, người Công Giáo thiểu số mở rộng chính sách qui mô lớn đàn áp những người Cộng sản và phân biệt đối xử các tôn giáo khác. Chịu áp lực nặng nề nhất là các tôn giáo truyền thống, đặc biệt Phật giáo. Áp dụng quán triệt một chính sách Công giáo hóa quân đội, bộ máy nhà nước và cưỡng bức người dân miền Nam Việt Nam chuyển sang Công giáo với mục đích tổ chức "cuộc thập tự chinh" chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”

Các đại diện trong chính phủ Ucraina bất hợp pháp hôm nay cũng thuộc các giáo phái thiểu số: ông Turchinov là mục sư Baptist, ông Yatsenyuk – một người Khoa luận giáo /Scientology/. Họ nhận được sự hỗ trợ của Giáo Hội Công Giáo-Hy Lạp (ở Ucraina) và Giáo Hội Chính Thống Ucraina tự xưng của Tòa Thượng phụ Kiev. Tất cả vị trí trong bộ máy nhà nước được phân bổ giữa những người từ Tây Ucraina, các lực lượng giáo phái được kích hoạt đàn áp Giáo hội Chính thống Ukraina thuộc Tòa Thượng Phụ Moskva. Người ta xử lý, bóp méo thông tin nhằm xoay chuyển nhận thức cộng đồng, đẩy các bộ phận nhân dân vào cuộc xung đột lẫn nhau với nguy cơ dẫn tới nội chiến. Công nghệ này không khỏi làm người ta nhớ đến các sự kiện ở Nam Việt Nam trước Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai /Cuộc kháng chiến chống Mỹ/. Nhưng chuyên gia Nga nhắc rằng, không nên quên về kết cục của cuộc chiến ở Việt Nam.

Theo TIẾNG NÓI NƯỚC NGA

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.