Mỹ: Lại “ăn ốc nói mò”
Thursday, July 24, 2014 6:12 AM GMT+7
Tình báo Mỹ vừa công bố một loạt tài liệu về vụ máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi trên không phận Ukraine ngày 17/07. Bây giờ thì Washington không đổ lỗi trực tiếp cho Nga nữa mà quay sang cáo buộc Moskva đã “tạo điều kiện” khiến MH17 bị bắn rơi và không loại trừ, khả năng chiếc máy bay xấu số đã bị lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine “bắn nhầm”.

Giả thuyết mà tình báo Mỹ đưa ra là việc sử dụng tên lửa BUK cần nhiều ngày luyện tập và có thể là một thao tác sai của một người lính không thành thạo đã gây ra thảm họa. Tuy nhiên, Nga đã huấn luyện cho quân nổi dậy sử dụng các vũ khí phòng không. Những vũ khí này đã được quân nổi dậy sử dụng trong suốt nhiều tuần vừa qua để bắn hạ hơn chục máy bay. Do đó, dù không liên quan trực tiếp nhưng việc Nga huấn luyện cho họ đã gián tiếp gây ra thảm họa MH17.

Bằng chứng mà tình báo Mỹ cung cấp để chứng minh cho giả thuyết này là việc MH17 đã bị rơi ở miền Đông Ukraine – trong khu vực thuộc kiểm soát của quân nổi dậy – điều mà ai đọc báo cũng biết từ ngày xảy ra tai nạn. Chỉ có điều, Washington lại vội vã đi tới khẳng định luôn nơi này là vùng xuất phát của chiếc tên lửa định mệnh, gây ra thảm kịch làm chết gần 300 người.

Họa đồ về vụ bắn rơi máy bay MH17 do tình báo Mỹ đưa ra ngày 22/07. Đường màu xanh là đường đi của tên lửa SA-11 (BUK), đường màu vàng là đường đi của MH17. Đốm cam là SA-11 nổ, đốm vàng là MH17 chạm đất.

Tình báo Mỹ lập luận: Tên lửa bay thẳng lên trời cho đến khi trúng vào máy bay, ở ngay phía dưới buồng lái. Các mảnh vỡ của loại vũ khí này đáng ra là sẽ phải tìm được ở khu vực máy bay rơi, nhưng nếu không tìm thấy thì chắc là do… chưa tìm được và các nhà điều tra bị cản trở trong công việc của họ. Lập luận này nghe quen quen, tựa như thời Mỹ đem lực lượng quân sự tấn công Iraq để tìm vũ khí hạt nhân nhưng tìm mãi, tìm mãi vẫn chưa thấy, trong khi đã kịp lật đổ một chế độ và cướp đi bao sinh mạng dân thường nước này.

Chính quyền Mỹ - vốn nổi như cồn về khả năng do thám trên Internet sau vụ Edward Snowden tiếp tục đưa ra một bằng chứng được khai thác từ Facebook. Đó là việc “sau khi máy bay bị rơi được xác nhận là một máy bay dân dụng, quân nổi dậy đã xóa những dòng đăng tải trên mạng xã hội mà họ khoe khoang về việc bắn hạ được một máy bay và về việc sở hữu tên lửa đất đối không BUK (SA-11)”.

Chưa biết giá trị của bằng chứng này đến đâu, nhưng cũng cần phải nhắc lại rằng, dư luận cũng đã từng được phen rúng động khi một chuyên viên không lưu người Tây Ban Nha có tên Carlos Buca, làm việc tại đài kiểm soát không lưu Kiev, tiết lộ trên Twitter về việc chính quân đội Ukraine đã bắn hạ MH17. Mà việc này thì không thấy Nga hay bên nào sử dụng làm “bằng chứng” để cáo buộc Kiev, như cách mà Mỹ đang làm cả.

Ngay cả cơ quan tình báo Mỹ cũng thừa nhận là họ không thể xác nhận tính xác thực của các tài liệu từ Internet do chính phủ Ukraine phổ biến. Trước đó, một số chuyên gia đã chỉ ra những dấu hiệu chắp ghép rõ rệt của bằng chứng từ mạng xã hội mà quan chức Mỹ và Ukraine đã sử dụng.

“Bằng chứng” có lẽ là hợp lý và có thể xác minh nhất mà tình báo Mỹ cung cấp trong cuộc họp báo ngày 22/07 là hình ảnh vùng Rostov do vệ tinh Mỹ chụp được năm ngoái, rồi trong những tuần lễ gần đây, cho thấy rõ ràng một khu vực mới với nhiều gian nhà. Phía Mỹ đánh giá đó là một trại huấn luyên cho lực lượng ly khai Ukraine và từ đây, Washington cho rằng Moskva vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy, bất chấp áp lực quốc tế. Họ cáo buộc các bệ phóng tên lửa, các khẩu đội pháo khác cùng xe tăng đã được chuyển tới một “cơ sở huấn luyện” ở tây nam Nga, để huấn luyện cho quân nổi dậy.

Hình ảnh vệ tinh Mỹ chụp căn cứ Rostov của Nga gần biên giới Ukraine ngày 19/07 và 21/07. Mỹ đánh giá đây là cơ sở huấn luyện quân nổi dậy Ukraine

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo, các tình báo viên đã không đưa ra hình ảnh độc quyền chụp từ vệ tinh, thay vào đấy chỉ là ảnh chụp từ vũ trụ chứa ít thông tin. Người Mỹ cũng không hề đưa các hình ảnh cho ai, cả EU cũng như Moskva, dù họ đã hứa sẽ làm việc này vào ngày 22/07, dù rằng, cả Nhà Trắng lẫn Bộ Ngoại giao Mỹ đều đồng thanh hứa cơ quan tình báo sẽ cho thấy những bằng chứng thuyết phục ai đã bắn máy bay Boeing của Malaysia Airlines. Trong khi đó, cũng vào ngày 22/07, Nga đã chính thức chuyển cho EU toàn bộ dữ liệu quan sát khách quan về vụ tai nạn máy bay Boeing Malaysia ở Ukraine.

Xem ra, dựa vào những cơ sở này mà đi đến được giả thuyết trên thì quả thật, tình báo Mỹ có lẽ sở hữu “siêu năng lực” linh cảm. Còn lãnh đạo Mỹ, rõ là đang “ăn ốc nói mò”.

Linh Phương

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.