Vệ tinh Trung Quốc gây nhiều nghi ngại
Tuesday, July 29, 2014 5:41 AM GMT+7
Nhiều nước trong khu vực đang lo ngại về các hoạt động vệ tinh của Trung Quốc, đặc biệt là về quân sự và vấn đề tranh chấp chủ quyền.

Tàu cá Trung Quốc neo đậu tại cảng Đông Phương, Hải Nam - Ảnh: Reuters 
Tàu cá Trung Quốc neo đậu tại cảng Đông Phương, Hải Nam - Ảnh: Reuters

Reuters vừa đăng phóng sự về tình hình hoạt động của các cư dân Trung Quốc tại đảo Hải Nam, cửa ngõ mở ra đường xuống biển Đông của nước này. Trong đó, phần lớn các ngư dân được phỏng vấn cho hay tính đến cuối năm ngoái, đã có hơn 50.000 tàu cá Trung Quốc được lắp hệ thống định vị và liên lạc khẩn cấp kết nối với mạng lưới vệ tinh nội địa Bắc Đẩu. Nước này hiện có 16 vệ tinh Bắc Đẩu hoạt động trong quỹ đạo địa tĩnh phía trên khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi chính thức triển khai mạng lưới này hơn 1 năm trước, Bắc Kinh tuyên bố đây là nỗ lực nhằm tạo ra một hệ thống định vị, liên lạc và thông tin riêng nhằm độc lập với GPS của Mỹ và GLONASS (Nga). Tuy nhiên, vào thời điểm đó, đã có nhiều chuyên gia cảnh báo về mục tiêu quân sự và phục vụ tranh giành chủ quyền của Bắc Đẩu.

Tại cảng Đàm Môn trên đảo Hải Nam, các ngư dân khẳng định với Reuters rằng chính quyền địa phương trợ giá nhiên liệu và thúc giục họ đánh bắt ở các ngư trường xa xôi, lấn xuống tới tận Trường Sa của VN. “Tôi từng ở đó nhiều lần”, một thuyền trưởng giấu tên kể lại. Trên con thuyền cũ kỹ của ông này, một hệ thống định vị - liên lạc mới toanh nằm nghễu nghện, gây ra cảm giác có gì đó rất ngược ngạo. Theo Reuters, các chủ tàu chỉ thanh toán khoảng 10% chi phí lắp đặt hệ thống này, số còn lại do chính phủ chi trả. Truyền thông Trung Quốc khẳng định tàu cá có thể dùng hệ thống tích hợp để xác định vị trí của mình cũng như báo động cho tàu công vụ mỗi khi gặp tàu cá và tàu thực thi pháp luật của nước khác. Chưa hết, một ngư dân khác cho biết các thuyền trưởng nhận tiền trợ giá nhiên liệu cho mỗi chuyến ra khơi, chẳng hạn đối với tàu loại 500 mã lực, thuyền trưởng có thể bỏ túi 2.000 - 3.000 nhân dân tệ/ngày (gần 7 triệu đồng - hơn 10 triệu đồng).

Ngoài ra theo Reuters, ít nhất một hãng đánh bắt lớn của Trung Quốc được hưởng trợ cấp của chính phủ là Công ty phát triển hải sản Shandong Homey. Hồi tháng 2, công ty tuyên bố đã đưa vào hoạt động 8 tàu cá mới, mỗi chiếc dài 55 m tại Đông Phương thuộc Hải Nam. Theo thông tin đăng trên website của hãng thì động thái này nhằm “đáp lại lời kêu gọi của chính phủ phát triển biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia”. Và 6 tuần sau, mỗi tàu cá của hãng được hỗ trợ 2 triệu nhân dân tệ. Khi được hỏi về vấn đề này, Phó giám đốc Cơ quan an toàn hàng hải Hải Nam Trương Kiệt ngang nhiên nói với Reuters rằng ngư dân Trung Quốc được khuyến khích đánh bắt ở mọi vùng biển “thuộc Trung Quốc”.

Nhận định về vấn đề trên, Giáo sư về an ninh quốc tế Alan Dupont thuộc Đại học New South Wales (Úc) nói: “Rõ ràng là các đội tàu đánh cá Trung Quốc đang được khuyến khích đánh bắt tại các vùng biển tranh chấp. Tôi cho rằng điều này hiện trở thành chính sách của Trung Quốc với động cơ thương mại lẫn chính trị”.

Mỹ - Nhật hợp tác ứng phó

Theo Bloomberg, Mỹ và Nhật đang ở giai đoạn đầu của việc kết hợp các chương trình không gian nhằm đối phó nguy cơ Trung Quốc phá hoại vệ tinh của họ. Giới chức hữu trách của Washington và Tokyo đã thảo luận cách thức phối hợp các hệ thống định vị toàn cầu của hai bên nhằm theo dõi tốt hơn những gì đang diễn ra trong không gian và trên các đại dương. Điều này cũng phù hợp với quyết định vừa qua của chính phủ Nhật về nới lỏng những hạn chế lâu nay đối với việc thực thi quyền phòng vệ tập thể, mở ra khả năng lực lượng phòng vệ của nước này hỗ trợ đồng minh và bạn bè trong trường hợp bị tấn công.

Đến nay, Nhật và Mỹ đã chi nhiều tỉ USD cho một hệ thống phòng thủ tên lửa tinh vi phụ thuộc một phần vào dữ liệu do các vệ tinh do thám của Mỹ cung cấp. Đó là lý do tại sao các chuyên gia hoạch định chiến lược của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đăng tải nhiều bài viết trên các chuyên san quốc phòng về việc làm suy yếu dần ưu thế của Mỹ trong không gian, theo tờ Business Week .

Trong khi đó chuyên gia Brian Weeden cho hay Mỹ đang tìm những cách thức khác nhằm giảm nhẹ mối đe dọa từ Trung Quốc, bao gồm triển khai đội vệ tinh cơ động cỡ nhỏ khiến đối phương khó phát hiện và tiêu diệt. Việc cho phép các bộ phát tín hiệu hoạt động linh hoạt giữa các tần số cũng là phương pháp hiệu quả đối phó nguy cơ gây nhiễu. Ngoài ra, không quân Mỹ hôm 23/07 đã đưa 2 vệ tinh do thám mới vào quỹ đạo. Ngay lập tức, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng xã luận cáo buộc Mỹ phóng 2 vệ tinh trên là nhằm do thám chương trình không gian của Trung Quốc.

Theo giới quan sát, phản ứng “nhanh một cách bất thường” của truyền thông Trung Quốc cho thấy mức độ ganh đua căng thẳng giữa hai bên trong vấn đề chiếm lĩnh không gian.

 

Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động phi pháp ở Hoàng Sa

Cái gọi là “chính quyền TP.Tam Sa” vừa ngang nhiên lập ra “ủy ban công tác, quản lý” trấn Vĩnh Hưng, tên gọi ngụy xưng của Trung Quốc đối với đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa. “TP.Tam Sa” do Trung Quốc thành lập phi pháp hồi tháng 07/2012 để tự cho mình quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền VN. Theo tờ Nhân Dân nhật báo, “ủy ban” nói trên này sẽ chịu trách nhiệm quản lý đảo Phú Lâm, đảo Đá và các vùng biển lân cận. Cùng ngày, giới chức “TP.Tam Sa” còn đưa vào sử dụng kho lạnh có thể tích 375 m3 ở Phú Lâm. Kho này có thể trữ lạnh rau quả, đồ khô đủ dùng cho 800 người trên đảo trong 20 ngày. Những động thái trên của Trung Quốc rõ ràng vi phạm chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Văn Khoa

Danh Toại -Trùng Quang

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.