Mỹ mở rộng không kích chống IS
Friday, September 12, 2014 8:15 AM GMT+7
Các hoạt động chiến tranh của Mỹ ở Trung Đông sẽ được mở rộng nhằm tiêu diệt mầm họa số 1 ở khu vực.

 

Lược đồ bố trí các lực lượng Mỹ và đồng minh xung quanh Iraq và Syria - Đồ họa: S.D 
Lược đồ bố trí các lực lượng Mỹ và đồng minh xung quanh Iraq và Syria - Đồ họa: S.D

Cách đây 13 tháng, Mỹ điều nhiều tàu chiến áp sát Syria chuẩn bị không kích quân của Tổng thống Bashar al-Assad sau các cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường. Các tàu khu trục chở theo hàng chục tên lửa Tomahawk là nòng cốt của lực lượng này, song Lầu Năm Góc cũng tính đến việc phát động không kích từ những căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ, châu Âu hoặc đội tàu ngầm thường xuyên ẩn hiện trong khu vực. Tuy nhiên, cuối tháng 08/2013, Tổng thống Barack Obama hoãn lại cuộc tấn công, với lý do ông muốn Quốc hội bỏ phiếu về việc này. 2 tuần sau, Nga và Mỹ đạt thỏa thuận tiêu hủy vũ khí hóa học Syria, chặn đứng cuộc không kích của Washington.

Kế hoạch tác chiến ở Syria lại vừa được đặt ra sau khi ông Obama phê chuẩn mở rộng không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) vào hôm qua. Lần này, mục tiêu không phải là quân chính phủ Syria mà là các tay súng IS đối địch với Damascus.

Bàn đạp tấn công

Mỹ đã phát động chiến dịch không kích hạn chế ở Iraq từ ngày 08/08, với tỷ lệ trung bình chưa đầy 10 vụ/ngày, so với hàng trăm vụ/ngày trong các cuộc xung đột trước đây ở khu vực. Tuy nhiên, tần suất các phi vụ xuất kích dự kiến sẽ gia tăng đáng kể sau quyết định của tổng thống Mỹ.

Việc mở rộng hoạt động không kích đòi hỏi quyền tiếp cận thêm nhiều đường băng hơn trong khu vực. Ngoài tàu sân bay USS George H.W.Bush hiện có mặt ở vịnh Ba Tư, các chiến đấu cơ Mỹ trong thời gian qua trông cậy vào 3 căn cứ không quân al-Dhafra (UAE), Ali al-Salem (Kuwait) và al-Udeid (Qatar) để phát động không kích IS ở Iraq, theo AFP. Hiện chưa rõ Thổ Nhĩ Kỳ có sẵn lòng cho phép Mỹ sử dụng căn cứ không quân Incirlik làm bàn đạp truy quét IS ở Syria hay không.

Nhờ vị trí Syria nằm gần Địa Trung Hải hơn so với Iraq, Mỹ có thể xem xét thêm vài lựa chọn khác, kể cả điều các máy bay cất cánh từ những căn cứ ở châu Âu. Ngoài ra, tờ The Washington Post dẫn lời một sĩ quan hải quân tiết lộ Mỹ hiện có nhiều tàu chiến trong khu vực. Nếu các tên lửa Tomahawk được sử dụng, chúng có thể được bắn từ tàu khu trục USS Cole hiện có mặt ở Địa Trung Hải.

Nguy cơ ở Syria

Bất kỳ cuộc không kích nào ở Syria nhiều khả năng cũng sẽ tập trung vào các lãnh thổ do IS kiểm soát ở phía đông. Theo các chuyên gia quân sự, Lầu Năm Góc có thể sẽ trông cậy vào máy bay không người lái (UAV) để tấn công các mục tiêu IS, tương tự các vụ không kích những phần tử al-Qaeda ở Pakistan, Yemen và Somalia trong nhiều năm qua. Hiện chưa rõ ông Obama có điều chiến đấu cơ có người lái đến Syria hay không bởi các phi công sẽ đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ trong các khu vực do IS hoặc quân chính phủ Syria kiểm soát. IS được cho là sở hữu một số tên lửa phòng không vác vai sau khi chiếm căn cứ không quân Tabqa ở Syria.

Nếu chính phủ Syria để yên cho lực lượng Mỹ tấn công kẻ thù chung IS, chiến dịch không kích của Lầu Năm Góc sẽ tương đối đơn giản. Các chiến đấu cơ như F-15E Strike Eagle của không quân hoặc F/A-18E/F Super Hornet của hải quân sẽ được tự do hoạt động. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều nếu lực lượng phòng không Syria chủ động nhắm bắn máy bay Mỹ. Damascus từng tuyên bố mọi hoạt động không kích ở Syria mà không được phép của nước này đều sẽ bị xem là xâm lược trong khi ông Obama hoàn toàn không tính đến việc hợp tác với chính quyền Assad trong chiến lược mới công bố. Quân đội Mỹ khi đó sẽ phải phát động một chiến dịch toàn diện và nhiều rủi ro hơn để làm suy yếu và tiêu diệt hệ thống phòng không và không quân Syria. Oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit và tiêm kích cơ tàng hình F-22 Raptor sẽ phải vào cuộc để dọn đường cho các chiến đấu cơ thông thường, theo Viện Hải quân Mỹ. Các máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler và EA-6B Prowler cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong những chiến dịch như thế.

Việc oanh tạc các mục tiêu ở Syria cũng đòi hỏi thông tin tình báo về hoạt động của những tay súng IS. Đây là một thách thức lớn với Washington, vốn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu chính xác những gì đang diễn ra trong lòng phe nổi dậy Syria thời gian qua. Lầu Năm Góc cần triển khai những nhóm biệt kích nhỏ, bao gồm các đặc vụ CIA, thâm nhập vào cả miền bắc Iraq và miền đông Syria để thu thập thông tin tình báo và đánh dấu mục tiêu. Với 35.000 quân đóng ở Trung Đông, Mỹ cũng có thể triển khai lực lượng thông thường để hỗ trợ hậu cần cho các chiến dịch.

 

Liên minh nòng cốt

Mỹ hiện tìm kiếm sự ủng hộ từ các đối tác quốc tế nhằm giảm nhẹ gánh nặng quân sự. Tại hội nghị NATO mới đây, Washington không thể vận động khối quân sự này tham gia chống IS song tập hợp được một nhóm 9 nước tạo nên liên minh nòng cốt gồm Anh, Pháp, Đức, Canada, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Ba Lan và Đan Mạch. Hiện chưa rõ mức đóng góp của các nước. Ngoài các chiến đấu cơ, các nước trên có thể hỗ trợ hậu cần và căn cứ để mở rộng hoạt động tìm diệt IS.

Sơn Duân

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.