Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Lời thừa nhận khiếm nhã
Saturday, September 20, 2014 6:30 AM GMT+7
Mặc dù Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo Ấn Độ với khoản đầu tư hàng trăm tỉ USD, gấp nhiều lần con số cam kết của Tokyo với New Delhi, nhưng vẫn không khiến quốc gia láng giềng này quên đi mối lo. Bởi Ấn Độ luôn cảnh giác với Trung Quốc vì sau Chiến tranh biên giới năm 1962, tới nay một số khu vực biên giới vẫn là tâm điểm tranh chấp.

Theo thống kê, chỉ từ đầu năm 2014 đến hết tháng 8, số vụ Trung Quốc xâm phạm biên giới với Ấn Độ đã là 334 vụ. Được biết, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã lên kế hoạch ăn trưa tại Washington với Tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi trở về từ Tokyo với lời hứa đầu tư 35 tỉ USD trong vòng 5 năm của Nhật Bản. Trung Quốc tuy là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ (thương mại song phương đạt 70 tỉ USD), nhưng thâm hụt thương mại mà Ấn Độ phải gánh chịu trong quan hệ với Trung Quốc lên tới hơn 40 tỉ USD.

Luôn hai mặt

Ngày 15/09, chuyên trang quân sự của tờ QQ News bình luận, muốn giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại, điều cốt yếu đầu tiên là phải nắm quyền khống chế bầu trời. Do đó, Trung Quốc cần xây dựng căn cứ không quân ở Trường Sa để thay đổi chiến lược đối với khu vực này. QQ News cho rằng, 2 năm trước giới truyền thông Philippines từng cáo buộc Trung Quốc cải tạo đá thành đảo ở Trường Sa sau khi máy bay của họ chụp ảnh từ các bãi đá nơi Bắc Kinh chiếm đóng trái phép.

Theo QQ News, trong số 7 bãi đá và rạn san hô do Trung Quốc chiếm và duy trì lực lượng quân sự đồn trú bất hợp pháp, có 4 điểm đã xây dựng thành đảo nhân tạo (Gạc Ma, Tư Nghĩa, Châu Viên và Ga Ven). QQ News cho rằng, hoạt động đảo hóa tại 4 bãi đá kể trên đã gần hoàn thành và Bắc Kinh đang chuẩn bị cho bước tiếp theo.

 Lời thừa nhận khiếm nhã

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (chỉ tay) cùng Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên tại Ahmedabad ngày 17/09

Nhưng dù đảo nhân tạo có diện tích lớn nhất là Châu Viên cũng chỉ có khoảng 0,3km2, nên không đủ mặt bằng để xây dựng sân bay quân sự. Theo QQ News, một căn cứ không quân nhỏ cũng phải có ít nhất từ 5km2 trở lên, cùng đường băng tối thiểu 2,5km, chưa kể đến kho vũ khí đạn dược, nơi cất giữ máy bay, kho dầu, doanh trại... Từ thực tế này, nên Bắc Kinh có thể giảm quy mô căn cứ quân sự (chỉ cần đặt 8 chiến đấu cơ và tiết giảm tối đa các công trình phụ), nhưng năng lực tác chiến sẽ rất hạn chế. Do đó, nếu Trung Quốc muốn tăng cường khống chế Trường Sa thì việc nên làm là phát triển lực lượng tàu sân bay. Một cụm tàu sân bay với khoảng 50 chiến đấu cơ J-15 hoặc J-20 trong tương lai là đủ uy hiếp các nước ven Biển Đông?! QQ News cho rằng, với điều kiện hiện tại ở Gạc Ma và Châu Viên, nếu Trung Quốc xây dựng cầu tàu có thể neo đậu tàu hải cảnh loại 1.500 tấn và tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056.

Trung Quốc tuyên bố, biến bãi đá Châu Viên thành đảo lớn nhất Trường Sa. Việc hút cát dưới biển đắp lên bãi đá Châu Viên vẫn đang được tiến hành nhằm “mở rộng diện tích đất liền của Trung Quốc”. Theo mạng sina.com, Trung Quốc đã điều quân đến đồn trú ở bãi đá Châu Viên. Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc công khai hoạt động phi pháp tại quần đảo Trường Sa. Ngày 11/09, tờ The Times đưa tin, Mỹ và các cơ quan tình báo châu Á đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của chiếc tàu nạo vét Thiên Kình của Trung Quốc tham gia xây đảo phi pháp (có thể vét và đổ bùn với tốc độ 4.500m3/giờ) ở Biển Đông. Được biết, trong 3 tháng qua, tàu Thiên Kình đã biến 2 bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) thành đảo nhân tạo.

Theo ông Don Emmerson, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Đại học Stanford, Mỹ, từ năm 2013, giới chuyên gia Trung Quốc đều nói tới Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, sau khi Bắc Kinh đơn phương áp đặt ADIZ ở biển Hoa Đông. Bắc Kinh tiếp tục đơn phương tạo dựng sự đã rồi cả ở trên không, trên biển, cùng các thực thể ở Biển Đông. Giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Ban Lịch sử Viễn Đông, Khoa Nghiên cứu châu Á và châu Phi, Đại học Saint Petersburg, Nga, cho rằng việc Trung Quốc xây dựng căn cứ ở Gạc Ma có thể chứng tỏ rõ ràng kế hoạch bành trướng để kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Và Bắc Kinh sẽ không ngừng xây dựng hệ thống kiểm soát tại khu vực này nhằm hiện thực hóa mưu đồ độc bá Biển Đông.

Giới chuyên môn coi việc biến các bãi đá ở Trường Sa thành đảo và xây dựng công trình trên đó mà Trung Quốc đang tiến hành nhằm thiết lập sự kiểm soát ở Biển Đông, cũng như buộc các bên hữu quan vào thế sự đã rồi. Vì bãi đá Gạc Ma có vị trí quan trọng - giúp Trung Quốc vừa công vừa thủ, nên sau khi các cơ sở hạ tầng ở đây hoàn tất, ngoài việc máy bay J-10 có thể cất và hạ cánh, tàu ngầm 5.000 tấn cũng có thể hoạt động.

Khó lôi kéo

Ngày 17/9, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã tới Ahmedabad, thủ phủ bang Gujarat, bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ trong 3 ngày. Sau cuộc gặp với ông Tập Cận Bình tại Ahmedabad, ngày 18/09, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Narendra Modi đón tiếp Chủ tịch nước Trung Quốc. Tháp tùng ông Tập Cận Bình có hơn 100 lãnh đạo các doanh nghiệp, trong đó có những công ty lớn như China Harbour, China Railway Construction Group, Huawei và 4 ngân hàng lớn gồm Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc. Trung Quốc sẽ công bố khoản đầu tư 100 tỉ USD vào Ấn Độ.

Trước đó (15/09), tờ nhật báo Phố Wall đưa tin, Trung Quốc sẽ cam kết đầu tư hàng tỉ USD cho Ấn Độ nhân chuyến công du của ông Tập Cận Bình nếu Bắc Kinh tạo được ảnh hưởng với New Delhi trong bối cảnh cán cân quyền lực châu Á thay đổi liên tục. Bởi Bắc Kinh không muốn New Delhi ngả theo Washington và Tokyo, gây bất lợi cho họ.

 Lời thừa nhận khiếm nhã

Tổng thống Philippines Benigno Aquino

Ngày 16/09, Hãng Reuters và tờ The Hindustan Times (Ấn Độ) đưa tin, tuần trước, hơn 200 lính Trung Quốc đã đi vào khu vực mà Ấn Độ coi là lãnh thổ của mình ở khu vực Ladakh, phía tây dãy Himalaya, rồi dùng cần cẩu, xe ủi đất để xây một con đường dài 2km tại đây. Ấn Độ tuyên bố, sẽ bảo vệ chặt đường biên giới dài 3.500km với Trung Quốc và việc này diễn ra chỉ 1 ngày trước khi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến New Delhi. Dư luận cho rằng, do lo ngại Trung Quốc, nên Ấn Độ quyết định phát triển vùng biên giới. Điều này được thể hiện qua tuyên bố của Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Prakash Javadekar khi ông quyết định nới lỏng quy định về môi trường trong vòng 100km ở khu vực biên giới đang có tranh chấp tại bang Arunachal Pradesh để tăng tốc xây dựng khoảng 6.000km đường giao thông.

Theo tờ Want Daily, Đài Loan vừa kêu gọi Mỹ bán tàu ngầm và máy bay chiến đấu F-16C/D cho họ bởi 13 năm trước (2001-2014), cựu Tổng thống Mỹ Bush từng tuyên bố bán 8 tàu ngầm động cơ diesel-điện cho Đài Loan, nhưng việc này hiện vẫn không tiến triển. Giới chức Đài Loan cũng nhấn mạnh, nếu Mỹ muốn “xoay trục”, nhưng Đài Loan không được bảo vệ, thì Washington sẽ khó thực hiện chiến lược đã định. Ngày 11/09, tờ Dong-a Ilbo (Hàn Quốc) đưa tin, Nhật Bản đang đàm phán bí mật với Mỹ về việc bố trí vũ khí mang tính tấn công (như tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa hành trình trang bị cho tàu ngầm) tại đất nước mặt trời mọc. Bởi Nhật Bản muốn sửa đổi “Phương hướng hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ” vào cuối năm 2014 nhằm giải quyết khả năng tấn công của Tokyo.

Ngày 15/09, Đài Loan đã phô diễn khả năng của chiến đấu cơ (F-16 và Mirage 2000-5) và máy bay cảnh báo sớm (E-2K cùng trực thăng vận tải CH-47, trực thăng do thám OH-58D và trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra) trong cuộc tập trận với giả định các căn cứ không quân của hòn đảo này bị Trung Quốc tấn công. Khoảng 1.200 binh sĩ đã được huy động cho cuộc diễn tập và đây là một phần của cuộc tập trận Hán Quang (từ 15 đến 19/09) nhằm đánh giá khả năng tự vệ của Đài Loan trước một cuộc xâm lược của Trung Quốc.

Cũng trong ngày 15/09, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, 170 phi công đến từ 19 trung đoàn thuộc 7 quân khu đã tham gia cuộc diễn tập chiến đấu trên không lớn nhất từ trước tới nay tại một căn cứ bí mật trên sa mạc ở tây bắc nước này hồi đầu tháng 9 nhằm kiểm tra kỹ năng của phi công lái máy bay chiến đấu. Được biết, hơn 100 máy bay chiến đấu thế hệ 4, trong đó có J-10, J-11, Su-27 và Su-30MKK, đã được huy động cho cuộc diễn tập này. Ngày 17/09, tờ Want China Times dẫn nguồn tin từ tạp chí quốc phòng của Nga cho biết, hải quân Mỹ đã bắn thử nghiệm Pandarra Frog (sương mù Pandarra) trong một cuộc tập trận để bảo vệ tàu sân bay USS Frank Cable trước khả năng bị tấn công bằng tên lửa hành trình siêu thanh của Trung Quốc như C-602 và C-805 ở Guam.

Con đường tơ lụa trên biển

Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc muốn đẩy nhanh tiến đđộ thiết lập “con đường tơ lụa trên biển” qua Nam Á, và chuyến công du tới Tajikistan, Maldives, Sri Lanka và Ấn Độ (từ 11 đến 19/09) của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình là nhằm mục đích này. “Con đường tơ lụa trên biển” được ông Tập Cận Bình đề cập lần đầu tiên nhân chuyến thăm Indonesia hồi năm ngoái. Được biết, Maldives và Sri Lanka đã ủng hộ “con đường tơ lụa trên biển” khi ông Tập Cận Bình tới 2 nước này hôm 15 và 16/09.

 Lời thừa nhận khiếm nhã

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russell

Giới chuyên môn và dư luận khá quan tâm tới nhận định của học giả Jin Kai, Phó giáo sư tại Đại học Deajin của Hàn Quốc khi ông đề cập tới chính sách ngoại giao hai mặt của Trung Quốc và việc này diễn ra sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Phó giáo sư Jin Kai cũng đề cập tới “con đường tơ lụa trên biển” và chiến lược này có ý nghĩa rất lớn đối với Trung Quốc khi đồng thời tiến hành “vành đai kinh tế con đường tơ lụa”.

Tân Hoa xã đưa tin, ngày 15/09, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo, đã phát hiện mỏ khí đốt ở phía bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam 150km về phía nam. Mỏ này được đặt tên Linh Thủy 17-2 ở độ sâu 1.500m với trữ lượng khoảng 30 tỉ m3 khí. Ngày 16/09, Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) dẫn lời Chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm, theo đó họ sẽ mở rộng thăm dò ở bất kỳ vùng biển sâu nào tại Biển Đông. Giới chuyên môn coi thông tin này là minh chứng thêm cho tham vọng tìm dầu vùng nước sâu của Trung Quốc, đồng thời khẳng định chiến lược độc chiếm Biển Đông và thỏa mãn cơn khát năng lượng của Bắc Kinh. Theo thống kê, Trung Quốc hiện là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và phụ thuộc rất lớn vào nguồn dầu khí nhập khẩu, với 58% dầu và 31,6% khí đốt được nhập khẩu trong năm 2013.

Ngày 16/09, tờ Want China Times (Đài Loan) dẫn lại thông tin từ Jane’s Defence Weekly cho biết, Mỹ đã điều 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược (USS Michigan và USS North Carolina lớp Ohio) để do thám ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Ngày 15/09, tờ The Wall Street Journal dẫn lời Người phát ngôn Hạm đội 7 Rebekah Johnson, theo đó Mỹ và Malaysia đang thảo luận khả năng Washington triển khai máy bay săn ngầm P-8 tới một trong những căn cứ của nước này. Trước đó, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert tuyên bố, Malaysia đã ngỏ lời cho phép Mỹ dùng một trong số căn cứ gần Biển Đông để triển khai P-8.

Hãng Yonhap News (Hàn Quốc) vừa dẫn lời Thiếu tướng quân đội Trung Quốc họ Bành chỉ trích Nhật Bản “đang trên con đường tái vũ trang”, cùng lời đe dọa: 1/3 quân đội Trung Quốc cũng đủ đánh bại Nhật Bản. Ngày 14/09, tại một quân cảng ở thành phố Châu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã diễn ra cuộc tập trận thực binh mang tên “Hải thần 2014” trên biển Hoa Đông. Trước đó (12/09), tờ Thời báo Washington đăng bài của tác giả James Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho rằng, Trung Quốc tiếp tục áp dụng chiến thuật “ỷ mạnh hiếp yếu”, thúc đẩy yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông; đồng thời khiêu khích trực tiếp tới tự do hàng hải.

Trong khi đó, dư luận trong khu vực coi chuyến công du châu Âu (tới Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp và Đức từ 13 đến 20/09) của Tổng thống Philippines Benigno Aquino là cơ hội vàng để Manila thúc đẩy quan hệ với các nước châu Âu, cũng như thúc đẩy hợp tác quốc phòng và tìm kiếm sự ủng hộ của châu lục này trong vấn đề Biển Đông. Manila cũng đang cân nhắc việc để Washington đóng quân ở đảo Palawan, nơi được coi là tuyến đầu của những căng thẳng với Bắc Kinh.

Người dân làng Macarascas sống trên đảo Palawan, nơi được coi là tuyến đầu trong căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, đã ủng hộ quyết định lập căn cứ quân sự tại đây sau khi Manila và Washington ký thỏa thuận củng cố hợp tác quốc phòng EDCA. Philippines đang xem xét cho phép Mỹ đóng quân tại những khu vực nhạy cảm (tới các căn cứ quân sự hiện nay của Philippines, trong đó có cơ sở tại Vịnh Oyster, nằm trong căn cứ Vịnh Ulugan của Palawan) sau khi không tìm được tiếng nói chung với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Malina cho biết, Trung Quốc đang xây dựng các tiền đồn trên các bãi ngầm trong quần đảo Trường Sa và đe dọa lực lượng Hải quân Philippines.

 

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.