Nữ y tá gốc Việt nhiễm Ebola vẫn lạc quan
Tuesday, October 14, 2014 10:47 AM GMT+7
Đang được điều trị cách ly, nữ y tá gốc Việt Nina Phạm tuy sốc vì bị lây nhiễm Ebola từ bệnh nhân nhưng cô luôn hi vọng sẽ vượt qua.
Nụ cười tươi tắn của Nina Phạm - Ảnh: New York Times

Nina Phạm, cô gái 26 tuổi gốc Việt, bị nhiễm virút Ebola ở thành phố Dallas, bang Texas (Mỹ), có bằng y tá chuyên chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và xử lý “các tình huống đe dọa tính mạng”.

Theo báo New York Times, Nina Phạm hiện đang được điều trị cách ly trong Bệnh viện Texas Health Presbyterian ở Dallas.

Cô đang trong trạng thái ổn định, thường xuyên thảo luận với các bác sĩ về việc điều trị của mình. Cô cũng nói chuyện qua video với mẹ và người thân trong gia đình, trao đổi tin nhắn với bạn  bè thân thiết.

“Cô ấy đang nghỉ ngơi và đầy hi vọng phục hồi - cô Jennifer Joseph, một đồng nghiệp cũ của Nina Phạm, cho biết - Cô ấy không để việc nhiễm bệnh làm sụp đổ. Cô ấy đang dành thời gian cho riêng mình để đọc sách và nghỉ ngơi”.

Cô Joseph, từng làm việc tại Bệnh viện Texas Health Presbyterian, khẳng định Nina Phạm là một y tá cực kỳ cẩn trọng trong công việc và chưa bao giờ phạm sai lầm. Người phát ngôn ĐH Công giáo Texas cho biết cô tốt nghiệp cử nhân y tá năm 2010 tại trường này.

Xử lý bệnh truyền nhiễm không phải là một nội dung trong khóa học bốn năm của Nina Phạm tại ĐH Công giáo Texas.

Cô nhận được bằng y tá chăm sóc đặc biệt ngày 01/08, chưa đầy hai tháng trước khi bệnh nhân người Liberia Thomas Eric Duncan nhập viện ở Dallas vì nhiễm virút Ebola.

Theo trang web của Hiệp hội Y tá chăm sóc đặc biệt Mỹ, y tá chăm sóc đặc biệt có nhiệm vụ xử lý các “tình huống đe dọa đến tính mạng” và chăm sóc các bệnh nhân “dễ bị tổn thương, bất ổn, đòi hỏi sự chăm sóc cẩn trọng tối đa và thường xuyên”.

Để có bằng y tá chăm sóc đặc biệt, nhân viên y tế phải có kinh nghiệm chăm sóc thường trực bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo tối thiểu 44 tuần.

Bài kiểm tra kéo dài 3 giờ để lấy bằng tập trung vào việc đánh giá kỹ năng nhận định của người y tá, đặc biệt là phản ứng với sự thay đổi trạng thái bất thình lình của bệnh nhân.

Các quan chức y tế Mỹ cho biết những nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân Duncan phải thường xuyên tự theo dõi sức khỏe của chính mình.

Hôm 10-10, Nina Phạm cảm thấy mình bị sốt nhẹ nên đã lập tức tự lái xe tới phòng cấp cứu của Bệnh viện Texas Health Presbyterian. Cô được đưa vào điều trị cách ly 90 phút sau đó.

Bạn bè cho biết Nina Phạm là người sùng đạo, rất yêu nghề nghiệp và nuôi một chú chó dễ thương tên Bentley.

Chú chó Bentley hiện đang được chính quyền Dallas quản lý và theo dõi tình trạng sức khỏe. Trong các bức ảnh chụp với gia đình và bạn bè, Nina Phạm luôn cười rất tươi tắn.

“Cô ấy có thể kết bạn với bất cứ ai và luôn tươi cười. Nụ cười của cô ấy có sức lan tỏa lớn” - cô Joseph khẳng định.

Nina Phạm lớn lên tại khu làng Bentley ở Fort Worth tại Texas. Hàng xóm cho biết gia đình cô sống khá lặng lẽ và chỉ thường thấy Nina Phạm khi cô dắt chó đi dạo. Ashlee Mitchell, một người bạn đại học, cho biết cô và Nina Phạm trở thành bạn bè thân thiết ngay từ lần đầu gặp mặt.

Bạn bè cho biết gia đình Nina Phạm không hề lo lắng nguy cơ cô nhiễm virút Ebola vì chăm sóc cho bệnh nhân Duncan nên hiện đang rất sốc.

Họ sống kín đáo, do đó không thích sự chú ý của báo chí. Hiện gia đình Nina Phạm vẫn chưa có bất kỳ tuyên bố công khai nào.

 

NGUYỆT PHƯƠNG

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.