“Con đường tơ lụa”: Những sự thực lịch sử bị Trung Quốc bóp méo
Thursday, October 23, 2014 7:58 AM GMT+7
Nhằm nhấn mạnh vai trò lịch sử của Trung Quốc như là một biểu tượng về hòa bình và sự thịnh vượng, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đang ra sức tuyên truyền, thúc đẩy những chiến lược nghe rất lãng mạn, đó là “Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển”. Tuy nhiên, vì mục đích “cao cả” này mà có không ít sự thực lịch sử đã bị “bóp méo”.

Nhằm nhấn mạnh vai trò lịch Vào tháng 09/2013, chưa đầy một năm sau khi đảm nhận vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến chính sách đối ngoại mới được gọi là “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa”. Trong một bài phát biểu tại Đại học Kazakhstan Nazarbayev, ông Tập kêu gọi hợp tác và phát triển ở khu vực Á - Âu thông qua sáng kiến con đường tơ lụa mới, đồng thời nêu ra 5 mục tiêu cụ thể: tăng cường hợp tác kinh tế, cải thiện kết nối đường bộ, xúc tiến thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho chuyển đổi tiền tệ và cuối cùng là thúc đẩy giao lưu người dân với nhau.

Một tháng sau, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ 16 được tổ chức tại Brunei, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lại đề xuất việc xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ XXI để cùng nhau thúc đẩy hợp tác hàng hải, kết nối, nghiên cứu khoa học và môi trường cũng như các hoạt động khai thác hàng hải.

Vài ngày sau đó, trong bài phát biểu trước Quốc hội Indonesia, ông Tập Cận Bình đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng này và tuyên bố Trung Quốc sẽ đóng góp kinh phí để “phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác hàng hải trong một nỗ lực chung nhằm xây dựng Con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ XXI”, trải dài từ bờ biển Trung Quốc đến Địa Trung Hải.

Những sự thực lịch sử bị bóp méo

Tranh vẽ Trịnh Hòa và 7 chuyến thám hiểm băng qua Ấn Độ Dương

Trong cả hai bài phát biểu, ông Tập Cận Bình đều nhấn mạnh mối liên kết lịch sử giữa Trung Quốc và khu vực, đồng thời ám chỉ rằng, các đề xuất của ông là nhằm tái thiết lập quan hệ hữu nghị cổ đại trong một thế giới toàn cầu hóa hiện đại. Tại Kazakhstan, ông Tập cho là cho sứ thần Tây Phương của triều Hán Trương Khiên là người đã “gánh vác sứ mệnh hòa bình và hữu nghị”, mở ra cánh cửa liên lạc Đông Tây và thiết lập nên “Con đường tơ lụa”. Tại Indonesia, ông lại ca ngợi Đô đốc Trịnh Hòa của nhà Minh là người đã để lại “những câu chuyện tốt đẹp về giao lưu hữu nghị giữa Trung Quốc và nhân dân Indonesia”. Gần đây nhất, việc phục hồi “Con đường tơ lụa trên biển” và thuyết phục Ấn Độ trở thành nước chủ chốt trong chiến lược này lại trở thành trọng tâm chuyến thăm Ấn Độ của Tập Chủ tịch hồi tháng 09/2014.

Thế nhưng, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh lại không hề đề cập đến những bi kịch xung đột và nỗ lực truyền bá một trật tự thế giới “dĩ Hoa vi trung” (Sinocentric - lấy Trung Quốc làm cái rốn của vũ trụ). Trong cố gắng miêu tả quá khứ như một kỷ nguyên không tưởng, mục đích chuyến đi tới cái gọi là “Tây Vực” của Trương Khiên đã bị bóp méo.

Thực tế, nhà Hán đã phái Trương Khiên đi tìm đồng minh nhằm chống lại Liên minh Hung Nô hùng mạnh, kẻ thù hàng đầu của Đế chế Tây Hán. Do các chính sách bành trướng, nhà Hán đã góp phần biến những người Hung Nô du mục - vốn đã luôn đối đầu với các lực lượng người Hán thành một thực thế bán nhà nước. Năm 138 trước Công Nguyên, nhà Hán phái Trương Khiên tới Trung Á tìm người Nguyệt Chi (tiếng Trung gọi người Trung Á cổ đại) để liên minh chống Hung Nô. Tuy nhiên, sứ mệnh của Trương Khiên đã thất bại - ông còn bị người Hung Nô cầm tù và bị ép hôn với một phụ nữ trong tộc. Sau 10 năm bị giam cầm, ông nhận ra rằng, người Nguyệt Chi không hề hứng thú liên minh quân sự với nhà Hán để chống Hung Nô. Đóng góp duy nhất của Trương Khiên là các biểu tấu về chính sách và các tộc người ở Trung Á.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

 

Tương tự như vậy, “vai diễn” sứ giả của hòa bình và tình hữu nghị của Đô đốc Trịnh Hòa mà Bắc Kinh dựng lên cũng có vấn đề. Trong thực tế, Trịnh Hòa đã sử dụng vũ lực trong 7 chuyến thám hiếm từ năm 1405 đến 1433 tại các vùng lãnh thổ mà ngày nay là Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và Ấn Độ, nhằm phong chư hầu và kiểm soát hành lang chiến lược trên Ấn Độ Dương. Ông đã can thiệp vào việc triều chính của Sri Lanka và Indonesia, sau đó đưa tù nhân về Nam Ninh - kinh đô triều Minh.

Thực tế, Hoàng đế Minh triều Vĩnh Lạc đã sai Trịnh Hòa ra biển Tây để tìm kiếm đứa cháu trai đã bị chính ông tiếm ngôi và thúc đẩy truyền bá văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, trong quá trình thám hiểm, Trịnh Hòa lại thu phục được rất nhiều vị vua chúa về làm chư hầu Minh triều cùng cống phẩm. Các chuyến đi như vây sau này đã bị hủy bỏ khi chúng trở nên quá tốn kém, dưới con mắt triều thần, đã trao quyền quá mức cho một hoạn quan như Trịnh Hòa.

Đế chế Hán đã sử dụng chiến thuật tương tự như ở Trung Á, đặc biệt là tại các địa điểm chiến lược của tuyến đường thương mại. Vì vậy, chẳng có tuyến đường bộ hay hàng hải nào, gọi chung là là các tuyến đường tơ lụa, cho thấy sự giao lưu hòa bình và hữu nghị thông qua sự hiện diện của Trung Quốc, như câu chuyện mà các lãnh đạo Trung Quốc thời hiện đại đã kể.

Ngoài ra, còn có một vấn đề với thuật ngữ “Con đường tơ lụa”, hoặc “Tuyến đường tơ lụa”. Nhà địa lý Đức Ferdinand von Richthofen đã đặt ra thuật ngữ này vào năm 1877 để chỉ các tuyến đường bộ thương mại cổ xưa qua Trung Á. Kể từ đó, nhiều tuyến đường kết nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài đều được gọi là “Con đường tơ lụa” hay “Tuyến đường tơ lụa” - mặc dù tơ lụa không phải là sản phẩm đầu tiên, hay phổ biến được giao dịch trên bất kỳ tuyến đường nào.

Thêm vào đó, các học giả Bắc Kinh đã “nhiệt tình” thái quá khi sử dụng thuật ngữ này để đề cao vai trò của Trung Quốc trong các tương tác liên khu vực cận đại một cách vô căn cứ, trong khi lại phớt lờ các tác động ngoại lai vào xã hội và kinh tế Trung Quốc trong suốt 2.000 năm qua.

Linh Phương

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.