Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông: Indonesia và Ấn Độ căng mình chống bành trướng
Sunday, October 26, 2014 6:46 AM GMT+7
Ngày 21/10, lãnh đạo quốc phòng các nước ASEAN có cuộc gặp đầu tiên về thiết lập Tuyến liên lạc trực tiếp (DCL) tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei.

Theo Bộ Quốc phòng Brunei, cuộc họp trên diễn ra trong 3 ngày và là bước đi trong giai đoạn triển khai sáng kiến thành lập DCL (nhằm tạo ra phương tiện liên lạc có tính bảo mật cao, tin cậy, nhanh chóng và lâu dài) tại hội nghị ADMM để giúp quản lý và kiềm chế căng thẳng trong trường hợp có nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự. Dự kiến, DCL sẽ chính thức đi vào hoạt động trong năm 2015 tại Malaysia.

Cùng ngày 21/10, Tân Hoa xã cho biết, Mỹ - Trung đã tái xác nhận cam kết thúc đẩy mối quan hệ nước lớn kiểu mới. Bởi trong cuộc gặp Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice tại Mỹ, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì bày tỏ: Mỹ - Trung sẽ đi cùng hướng để hợp tác sâu hơn nữa trong các lĩnh vực của 2 nước, khu vực và quốc tế. Trước đó (25/9), người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho biết, thượng tuần tháng 9, quan chức Mỹ - Trung đã nhất trí tăng cường nỗ lực xây dựng lòng tin giữa quân đội 2 nước. Và thỏa thuận này đạt được nhân chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày của bà Susan Rice.

Không thể lơ là mất cảnh giác

Cũng trong ngày 21/10, phát biểu trong buổi họp báo tại Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) hoan nghênh tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo đến Trung Quốc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC (trong tháng 11). Sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Tập Cận Bình (năm 2013), 2 nước đã nâng quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện và Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia, còn Jakarta là điểm đến đầu tư lớn thứ 2 của Bắc Kinh trong ASEAN.

Indonesia và Ấn Độ căng mình chống bành trướng

Máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache Guardians hạ cánh xuống tàu tấn công đổ bộ USS Peleliu LHA-5

Trước đó (20/10), trong lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo cam kết biến nước này thành một cường quốc biển. Nhưng tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là trở ngại không nhỏ đối với cam kết của tân Tổng thống Joko Widodo. Bởi vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia và yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc chồng lấn lên nhau và đây sẽ là khu vực có nguy cơ xảy ra xung đột.

Giới bình luận cho rằng, mặc dù Jakarta đã tìm mọi cách đứng ngoài tranh chấp trên Biển Đông, nhưng Indonesia vẫn trở thành nạn nhân (mới nhất) trong chiến lược bành trướng của Bắc Kinh. Bởi cuộc “xâm lược bằng bản đồ” của Trung Quốc (tiến hành từ năm 2009) đã đưa quần đảo Natuna của Indonesia vào “đường lưỡi bò”.

7 tháng trước (tháng 3), Indonesia lần đầu tiên lên tiếng về những tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ Biển Đông, bao gồm nhiều phần của tỉnh Riau, trong đó có đảo Natuna và các hòn đảo khác. Cũng trong tháng 3, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Indonesia, tướng Moeldoko đã công bố kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ quanh khu vực đảo Tatuna, nơi tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên hoạt động. Đảo Natuna từng là tâm điểm tranh cãi giữa Trung Quốc và Indonesia. Và sau những tranh cãi, cuối cùng Trung Quốc và Indonesia đã đạt được “thỏa thuận”. Mặc dù Bắc Kinh không tiến hành những hành động khiêu khích như đánh cá, tuần tra và tuyên bố vùng biển thuộc đảo Natuna thuộc về Trung Quốc, nhưng đây chẳng qua là thủ đoạn “chia để trị”.

Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, với việc triển khai máy bay trực thăng tấn công AH-64 đến quần đảo Kepulauan Natuna, Indonesia đã trở thành đối thủ tiềm năng đối với Trung Quốc ở Biển Đông. Theo ông Bambang Hendratno, quan chức quân sự cấp cao trên đảo Natuna, Indonesia dự kiến điều trực thăng Apache mua của Mỹ và một tiểu đoàn đến khu vực này trong năm 2015 - không nên chờ đến khi có chuyện mới động thủ. Tờ Jarkata Post cho biết, Indonesia đang chuẩn bị bố trí một phi đội máy bay thế hệ mới nhất F-16 C/D tại Pekanbaru thuộc tỉnh Riau và một phi đội trực thăng Apache gần Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro thông báo, việc bố trí máy bay nhằm bảo vệ khu vực khai thác dầu khí lớn nhất châu Á tại quần đảo Natuna. Ông Purnomo Yusgiantoro cũng cho biết, Jakarta đang muốn mua hệ thống radar trị giá khoảng 160 triệu USD và hệ thống radar SLR-66 của Trung Quốc là một trong những lựa chọn.

Trước đó (07/10), Indonesia đã duyệt binh thường niên và phô diễn trang thiết bị quân sự mới nhất. Lễ duyệt binh vừa để chúc mừng 69 năm thành lập quân đội Indonesia, vừa chia tay Tổng thống mãn nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono. Trong 10 năm làm Tổng thống Indonesia (2004-2014), ông Susilo Bambang Yudhoyono đã tăng ngân sách quốc phòng từ 22.000 tỉ Rupiah lên 95.000 tỉ Rupiah, hiện đại hóa quân đội - mua hệ thống vũ khí tiên tiến như tàu ngầm tấn công diesel-điện kiểu 209 và xe tăng huấn luyện T-50 của Hàn Quốc, 2 loại xe tăng tấn công Leopard của Đức và trực thăng vũ trang AH-64E Apache của Mỹ. Ngày 26/09, Indonesia và Mỹ tiến hành bắn đạn thật khi cùng tham gia cuộc tập trận Chiến dịch Lá chắn Garuda 2014 và có sử dụng máy bay trực thăng tấn công Apache (Mỹ) cùng trực thăng dòng Mi (Indonesia mua từ Nga).

Phó đô đốc kiêm Giám đốc Cơ quan Điều phối An ninh biển Indonesia Desi Albert Mamahit từng cho rằng, vùng biển quanh Natuna tuy không thuộc lãnh thổ tranh chấp nhưng nằm gần khu vực tranh chấp ở Biển Đông, trong khi Trung Quốc chưa làm rõ những tuyên bố liên quan, nên đây sẽ là mối đe dọa thật sự đối với Indonesia. Ngày 17/10, tờ The Bulletin (Canada) đăng bài “Điểm nóng Biển Đông”, trong đó cảnh báo âm mưu phát triển hải quân tầm xa Trung Quốc và Bắc Kinh đang trở nên ngày càng hiếu chiến.

Nâng cấp để ứng phó hiệu quả

Ngày 21/10, tại Hội nghị An ninh quốc tế ở New Delhi, Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval cho biết, Ấn Độ muốn giải quyết tranh cãi biên giới với Trung Quốc, nhưng sẽ không thỏa hiệp về lãnh thổ. Ấn Độ và Trung Quốc có chung đường biên giới dài 4.000km và đang tranh chấp vài khu vực thuộc dãy Himalaya. Trước đó (17/10), Hãng PTI cho biết, Ấn Độ và Trung Quốc đã thảo luận về cơ chế biên giới, cùng cách thức ngăn chặn các sự cố giống như tình trạng đối đầu giữa quân đội 2 nước tại khu vực Ladakh thời gian qua, đồng thời duy trì hòa bình và yên tĩnh dọc biên giới. Cũng trong ngày 17/10, Ấn Độ đã thử thành công tên lửa hành trình cận âm mới Nirbhay có khả năng tấn công Trung Quốc. Trước đó (15/10), Hãng AFP dẫn lời một quan chức Bộ Nội vụ Ấn Độ cho biết, New Delhi có kế hoạch xây dựng một tuyến đường dọc khu vực biên giới đang có tranh chấp với Trung Quốc với trị giá hàng tỉ USD. Và Bắc Kinh đang quan tâm tới động thái này của New Delhi.

Indonesia và Ấn Độ căng mình chống bành trướng

Tên lửa hành trình Nirbhay của Ấn Độ có thể phóng từ trên mặt đất, trên biển và trên không

Từng có thông tin nói rằng, quân đội Trung Quốc muốn tạo ra “sự đã rồi” khi điều khoảng 1.000 binh sĩ xâm nhập phía nam Ladakh, 1 trong 2 khu vực tranh chấp dọc đường kiểm soát thực tế (LAC), ranh giới tạm thời giữa 2 nước hôm 18/09 nhằm ngấm ngầm phá hoại chuyến công du Ấn Độ (từ 17 đến 19/9) của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Sở dĩ nói như vậy vì theo tờ Deccan Chronicle, ông Tập Cận Bình không biết gì về cuộc điều quân kể trên. Và những chỉ thị của ông Tập Cận Bình đưa ra đối với quân đội Trung Quốc ngay sau khi trở về từ New Delhi càng chứng tỏ nhận định kể trên.

Trung Quốc cũng đã cảnh báo New Delhi và Washington không can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông và việc này diễn ra khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ sự quan ngại về căng thẳng biển đảo trong khu vực với Tổng thống Mỹ Barack Obama nhân chuyến thăm Washington. Và lần đầu tiên trong thông cáo chung, Mỹ - Ấn Độ đề cập cụ thể tới tình hình Biển Đông. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Hãng CNN trước khi tới Mỹ (27/09), ông Narendra Modi khẳng định, Trung Quốc muốn liên kết với thế giới phải chấp nhận luật lệ trong các tranh chấp lãnh thổ với những nước láng giềng. Thủ tướng Narendra Modi không coi Trung Quốc là mối đe dọa đối với Ấn Độ và nước này có chính sách ngoại giao đủ rộng để thích ứng với cả Mỹ và Trung Quốc.

Được biết, trong 10 năm qua, Ấn Độ đã mua vũ khí của Mỹ với trị giá 10 tỉ USD. Theo kế hoạch của lực lượng không quân Ấn Độ, đến năm 2024, tốc độ sản xuất máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas Mk2 (LCA) sẽ đạt 12 chiếc/năm, để từng bước thay thế máy bay chiến đấu thế hệ cũ MiG-21 và MiG-27. Tới năm 2024, Ấn Độ sẽ xây dựng xong 24 phi đội máy bay chiến đấu và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và thứ 5 sẽ vượt quá 850 chiếc.

Dư luận quan tâm tới thông tin trên tờ The National Interest (Mỹ) khi đăng bài “Hải quân Trung Quốc đến Ấn Độ Dương, Ấn Độ nên ứng phó như thế nào?” của tác giả James Holmes. Trước đó (3/10), Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin, Hải quân Ấn Độ không những tích cực chinh phục Ấn Độ Dương, mà còn muốn tiến đến các vùng biển xa khác. Bởi ngày 20/10, tàu hộ vệ INS Teg của Ấn Độ tới căn cứ quân sự chính của hải quân Nam Phi để tham gia “Diễn tập trên biển Ấn Độ - Brazil - Nam Phi”.

Ngày 21/10, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời một số học giả Trung Quốc vạch trần âm mưu của Bắc Kinh - đang thúc đẩy trái phép việc biến một số bãi đá thành đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Giáo sư quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Lạn Vinh cho rằng, Bắc Kinh đã biến bãi đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo rộng hơn đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa hiện nay. Còn theo ông Vương Hàn Lĩnh, chuyên gia về Biển Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, đảo nhân tạo bất hợp pháp trên bãi đá Chữ Thập hiện đã có diện tích khoảng 1km2 và đang được mở rộng.

Hồng Thất Công

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.