Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Trung Quốc không thể “một mình một chợ”
Wednesday, November 19, 2014 8:11 AM GMT+7
Mặc dù dư luận kỳ vọng khá nhiều vào 3 hội nghị thượng đỉnh (APEC, ASEAN và G20) diễn ra trong tuần qua (từ 10 đến 16/11), nhưng kết quả không được như mong đợi. Bởi nhiều vấn đề quan trọng tuy đã được đề cập, nhưng khó thực hiện, tuy được thông qua, nhưng khó triển khai vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Và một trong những rào cản chính là quyền lợi cá nhân của từng quốc gia, của một số nước đã vượt qua “giới hạn đỏ”, nhất là trong tranh chấp lãnh thổ.

Mối quan tâm đặc biệt tại Biển Đông

Ngày 15/11, khi phát biểu tại Đại học Queensland ở thành phố Brisbane, Australia (bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 của G20) Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, Washington ủng hộ các nỗ lực của ASEAN nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Ông Barack Obama cho rằng, trong tương lai, Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng tại khu vực, nhưng Bắc Kinh sẽ thể hiện vai trò này như thế nào.

Tổng thống Mỹ cũng cảnh báo về nguy cơ xung đột nhãn tiền ở châu Á, khi Trung Quốc phô diễn sức mạnh cơ bắp vì đang có tranh chấp về chủ quyền với một số nước láng giềng. Theo người đứng đầu Nhà Trắng, trật tự an ninh hiệu quả ở châu Á không dựa trên ảnh hưởng hay ép buộc, đe dọa của các nước lớn đối với nước nhỏ, mà trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau - Mỹ là cường quốc Thái Bình Dương và sẽ không khoan nhượng trước việc nước lớn bắt nạt nước nhỏ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama

Tổng thống Barack Obama cũng tái khẳng định chính sách “xoay trục” của Mỹ tại châu Á - có thực và đang được thực hiện. Giới truyền thông coi phát biểu tại Đại học Queensland của Tổng thống Barack Obama vừa nhằm trấn an các đồng minh ở Châu Á - Thái Bình Dương, vừa là thông điệp ngầm gửi tới Trung Quốc. Theo đó, Mỹ sẽ can thiệp sâu hơn bằng việc sử dụng mọi nguồn lực và sức mạnh của mình ở châu Á, nếu Bắc Kinh “làm càn”. Động thái này diễn ra ngay sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Barack Obama với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân chuyến thăm chính thức Bắc Kinh hôm 12/11.

Ngày 15/11, tờ Global Research bình luận, Mỹ đã thể hiện vai trò và sự quan tâm đặc biệt của mình ở Biển Đông thông qua một loạt hành động chứ không phải lời nói như điều 4 tàu chiến Littoral đồn trú ở Singapore, tiến hành nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông, hỗ trợ vụ kiện “đường lưỡi bò” của Philippines và số lượng tàu hải quân Mỹ cập cảng ở Biển Đông và Châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2014 nhiều hơn bất cứ năm nào trước đó. Ngày 14/11, Hãng Reuters dẫn lời Trung tá Jeffrey Pool, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ sẽ tiếp thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phận và vùng biển quốc tế, bất chấp phản đối của Trung Quốc. Ngày 12/11, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã thảo luận và có đề cập tới vụ máy bay giám sát quân sự Mỹ P-8 Poseidon bay gần đảo Hải Nam (Trung Quốc) hồi tháng 8.

Ngày 14/11, tờ Financial Review dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ mong muốn mở rộng hợp tác với Mỹ và Australia để duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở Châu Á - Thái Bình Dương. Được biết, ông Shinzo Abe đã gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Tony Abbott bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brisbane. Ngày 13/11, Hãng Kyodo dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khi khẳng định, tuyên bố Nhật - Trung nhằm cải thiện quan hệ song phương "không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý". Cũng trong ngày 13/11, Hãng Kyodo News cho biết, Nhật - Mỹ đang mâu thuẫn với Trung Quốc xung quanh căng thẳng ở Biển Đông khi Tokyo - Washington thúc giục Bắc Kinh kiềm chế những hành động có thể gây bất ổn ở khu vực này.

Ngày 13/11, trong tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 25, các nhà lãnh đạo đã bày tỏ sự quan ngại về tình hình trên Biển Đông, đồng thời cam kết giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình và nhất trí sớm đạt thỏa thuận về COC. Ngày 12/11, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi tất cả các nước phải có trách nhiệm tuân thủ luật lệ và quy tắc quốc tế về vấn đề hàng hải và hy vọng COC sớm hoàn tất. Dư luận đang quan tâm tới nhận định của ông Manoj Joshi, chuyên viên đặc biệt của Viện Nghiên cứu các Nhà quan sát Ấn Độ (ORF) về quan hệ Trung - Nhật sau cuộc gặp mang tính đột phá của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Shinzo Abe hôm 10/11 (bên lề hội nghị cấp cao APEC tại Bắc Kinh) bởi đã phản ánh sự thay đổi địa - chính trị đang diễn ra nhanh chóng ở châu Á.

“Ngồi chung thuyền”

Ngày 15/11, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin truyền thông Singapore cho biết, ngày 13/11, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã bày tỏ hy vọng, trong năm 2015, Singapore sẽ đóng vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc, đàm phán về COC có thể xác định rõ mục tiêu và tiến trình ký. Ông Lý Hiển Long cũng khẳng định, ASEAN một mặt phải xử lý tốt vấn đề Biển Đông, mặt khác cũng không hy vọng Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tổng thể ASEAN - Trung Quốc. Ngoại trưởng Singapore Shanmugam từng cho rằng, Biển Đông là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh khu vực.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

Mặc dù tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn bài phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long, nhưng nội dung chủ yếu lại đề cập đến phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhằm giải thích “Biển Đông về cơ bản vẫn ổn định". Theo ông Lý Khắc Cường, tuy Trung Quốc và một số quốc gia ASEAN vẫn tồn tại tranh chấp ở Biển Đông, nhưng điều này không ảnh hưởng đến sự ổn định tổng thể ở Biển Đông, tự do hàng hải và an toàn trên Biển Đông vẫn được đảm bảo. Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đề nghị các bên tranh chấp khai thác chung trên Biển Đông để quản lý các khác biệt, đồng thời kêu gọi ASEAN và Trung Quốc hợp tác để đạt mục tiêu kết thúc tranh chấp.

Có người cho rằng, Trung Quốc đang thay đổi khi áp dụng chiến thuật mềm mỏng trong cứng rắn. Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh đang sử dụng chiến thuật "2 quỹ đạo" để đối phó với vấn đề Biển Đông - một mặt tiếp tục yêu cầu đàm phán song phương với từng bên tranh chấp, mặt khác cùng ASEAN duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông?! Trong khi đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã kêu gọi ASEAN và Trung Quốc phải cho thế giới thấy 2 bên đã sẵn sàng hợp tác giải quyết các mối an ninh khu vực dựa trên luật pháp quốc tế, đồng thời thách thức Trung Quốc khi khẳng định sẽ hành động cứng rắn trong vụ kiện “đường lưỡi bò”.

Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc sẽ cấp khoảng 20 tỉ USD để hỗ trợ tăng cường kết nối ASEAN. Nhiều người nói rằng, Trung Quốc cho ASEAN vay 20 tỉ USD để đổi lấy đàm phán song phương ở Biển Đông. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, Chủ tịch nước Tập Cận Bình hứa sẽ phá vỡ thế “tắc nghẽn” trong thương mại bằng dự án hạ tầng giúp các quốc gia Á - Âu nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ, khi chi 40 tỉ USD cho quỹ xây dựng “con đường tơ lụa”. Nhiều người coi đây là hành động “rải tiền khắp châu Á” của Bắc Kinh (giúp hơn 60 quốc gia Âu - Á nâng cấp hạ tầng) nhằm khẳng định vị thế của Trung Quốc tại khu vực này.

Ngày 13/11, tờ The Diplomat bình luận, Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện các chiến thuật khác nhau trong tranh chấp Biển Đông để tìm kiếm sự ủng hộ của ASEAN cho dự án “con đường tơ lụa trên biển”. Ngày 12/11, tờ The Wall Street Journal cho rằng, Trung Quốc đang thực hiện "cây gậy và củ cà rốt" ở Biển Đông. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN (kể từ năm 2009), trong khi ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc (kể từ năm 2011). Kim ngạch thương mại song phương năm 2013 đạt 443,6 tỉ USD, gấp gần 6 lần năm 2003.

Một số chuyên gia cho rằng, thông điệp được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh APEC mà Bắc Kinh đưa ra chính là, các nước có thể “ngồi chung thuyền” với Trung Quốc, nhưng một khi lên “thuyền của Trung Quốc”, phải chấp nhận luật chơi và vị thế trung tâm của Bắc Kinh, mà ở đó không có chỗ của Mỹ. Theo tờ The Diplomat, Trung Quốc đang tìm mọi cách để ngăn cản ảnh hưởng của Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương và Hội nghị thượng đỉnh APEC là dịp tốt nhất để Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình truyền tải thông điệp này. Bởi với “giấc mơ Châu Á - Thái Bình Dương”, ông Tập Cận Bình đã nói thẳng với Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng, Châu Á - Thái Bình Dương là của người châu Á, không có chỗ cho Mỹ hay bất cứ ai ngoài khu vực này tham gia. Nhận định này càng thuyết phục khi Trung Quốc thành công bước đầu trong việc xây dựng Khu vực tự do kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) - đối trọng với Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ.

Ngày 14/11, giới truyền thông Đài Loan dẫn lời ông Lâm Chính Nghĩa đến từ Viện Nghiên cứu Đài Loan cho biết, dưới thời lãnh đạo của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh không còn áp dụng chiến lược kiềm chế ở Biển Đông. Theo ông Lâm Chính Nghĩa, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát Biển Đông bằng cách cải tạo một số bãi đá thành đảo nhân tạo để củng cố tuyên bố chủ quyền vô lý và phi pháp đối với khu vực.

Ông Lâm Chính Nghĩa cho rằng, động thái kể trên chứng tỏ, Bắc Kinh đã từ bỏ chiến lược giấu mình chờ thời trong quá khứ. Và chiến lược mới của Trung Quốc bao gồm phản đối quốc tế hóa tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, phản đối các quốc gia bên ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản và Australia can dự vào vấn đề Biển Đông. Theo tờ Jbpress (Nhật Bản), Trung Quốc đẩy nhanh xây đảo nhân tạo để thăm dò phản ứng của Mỹ.

 

Hồng Thất Công

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.