Kỷ lục buồn
Sunday, January 25, 2015 7:33 AM GMT+7
Ngày 21/01, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) tuyên bố, Bắc Kinh mong Nhật Bản có thể thực sự nhận thức sâu sắc về cuộc chiến tranh xâm lược do chủ nghĩa quân phiệt Nhật phát động từng đem lại thảm họa nặng nề cho người dân châu Á, để xử lý ổn thỏa vấn đề lịch sử liên quan, thực sự thi hành cam kết phát triển hòa bình.

Trước đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga từng công khai phản đối bài phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc khi ông Tập Cận Bình cho rằng, quân đội Nhật Hoàng đã giết 300.000 binh sĩ và thường dân không vũ trang ở Nam Kinh sau khi chiếm được thành phố này hồi tháng 12/1937.

Quan hệ Trung - Nhật lại xuất hiện căng thẳng mới sau khi tờ Sankei Shimbun dẫn lời Ngoại trưởng Fumio Kishida cho rằng, khu vực Arunachal Pradesh đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Ấn Độ là thuộc về Ấn Độ. Ngày 19/01, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, Trung Quốc quan tâm sâu sắc tình hình liên quan, đồng thời yêu cầu Nhật Bản làm rõ vấn đề và lập tức ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực có thể nảy sinh. Ông Hồng Lỗi cũng yêu cầu Nhật Bản giải thích công khai và khẳng định không can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Ông Junichi Ihara (trái) và ông Lee Sang-deok

Cũng trong ngày 19/01, Hãng Kyodo dẫn nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, khoảng 10 giờ ngày 19/1, 3 tàu tuần duyên Trung Quốc đã đi vào vùng biển của Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần thứ 2 trong năm nay, tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển của Nhật Bản. Lần xâm nhập đầu tiên là ngày 09/01. Khi đó, tàu tuần tra của JCG đã yêu cầu 3 tàu Trung Quốc gồm Hải Cảnh 2115, 2151 và 2337 phải rời khỏi khu vực này.

Cùng ngày 19/01, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se đã hối thúc Nhật Bản giải quyết vấn đề phụ nữ Hàn Quốc bị ép mua vui cho binh sĩ Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai và nếu Tokyo thay đổi lập trường về vấn đề này sẽ tạo điều kiện để hai bên tổ chức gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Park Geun-hye. Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, vòng đàm phán lần thứ 6 giữa Seoul với Tokyo về vấn đề này đã diễn ra ngày 19/01 tại Tokyo, giữa Trưởng đoàn Hàn Quốc Lee Sang-deok và người đồng cấp Nhật Bản Junichi Ihara.

Tờ Asahi Shimbun vừa thông báo, để bảo vệ các đảo ven biển và chủ quyền trên biển trước “nguy cơ bị tấn công” từ Trung Quốc, Tokyo đã đưa ra kế hoạch nhằm đơn giản hóa các quy tắc triển khai lực lượng phòng vệ của mình. Theo đó, tất cả thành viên nội các đều có thể ra lệnh triển khai lực lượng quân đội trong các trường hợp khẩn cấp - có thể gọi tàu khu trục về các điểm nóng từ tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đến các khu vực khác trên biển Hoa Đông.

Máy bay chiến đấu T-50i Golden Eagle, Indonesia mua của Hàn Quốc

Ngày 18/01, tờ Joong Ang Ilbo đăng bài “Thực lực Hải quân Trung Quốc vượt qua Nhật Bản”. Theo đó, đến năm 2015, thực lực của Hải quân Trung Quốc sẽ lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản, bất chấp việc Tokyo bắt đầu chế tạo 2 tàu Aegis trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất và có kế hoạch tăng lên 8 chiếc vào năm 2020. Trong khi đó, giới quân sự cho rằng, năng lực tấn công và phòng thủ của tàu Aegis Nhật Bản (thông qua tập trận chung với hải quân Mỹ) từng được chứng minh là đứng đầu thế giới, nhưng tính năng của tàu Aegis Trung Quốc vẫn chưa được chứng minh. Ngoài ra, Nhật Bản vượt xa Trung Quốc về phương diện năng lực và tính năng tác chiến tàu ngầm.

Dư luận rất quan tâm tới con số thống kê vừa được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố, theo đó không quân Nhật Bản đã triển khai số lượng máy bay kỷ lục để chống lại mối đe dọa đến từ “sự xâm nhập của máy bay quân sự Trung Quốc, Nga” ở trong và xung quanh khu vực biển Hoa Đông. Và với tốc độ hiện nay, số lần xuất kích cho tới ngày 31/03/2015 của máy bay Nhật Bản sẽ vượt qua con số 944 lần chạm trán - thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, trong 9 tháng qua (tính đến ngày 31/12/2014), máy bay chiến đấu Nhật Bản đã xuất kích 744 lần, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Và số lần chạm trán với chiến đấu cơ của Trung Quốc chiếm tới 50%, tăng 164 lần trong quý IV-2014, cao nhất kể từ năm 1958 khi việc thống kê được triển khai. Gần 4 tháng trước (29/09/2014), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) từng bày tỏ sự quan tâm tới việc Nhật Bản ban bố lệnh phân định ranh giới ngoài thềm lục địa một số vùng biển, trong đó có bãi đá ngầm Okinotorishima.

Và trong 3 tháng qua, máy bay Nhật Bản đã xuất kích 369 lần để đương đầu với máy bay Nga, tăng gấp 4 lần so với một thập niên trước. Đảo Hokkaido của Nhật Bản nằm gần kề với 4 đảo nhỏ mà Tokyo và Moskva đang tranh chấp chủ quyền. Cách đây hơn 2 tháng (09/11/2014), tờ Japan Times từng đưa tin, Thủ tướng Shinzo Abe đã gặp Tổng thống Putin trong 90 phút hôm 09/11/2014 và lãnh đạo Nga-Nhật đều khẳng định, sẽ tiếp tục đối thoại để tìm giải pháp chấp nhận được phù hợp với thỏa thuận song phương đã đạt được hồi tháng 04/2013 tại Nga về quần đảo Nam Kuril/vùng lãnh thổ phương Bắc.

Ngày 21/01, Hãng Kyodo dẫn lời kêu gọi của Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida mong Mỹ và Pháp giúp giải cứu 2 công dân Nhật Bản đang bị nhóm phiến quân IS bắt cóc. Trước đó (20/01), 2 công dân Nhật Bản là Haruna Yukawa và Kenji Goto đã xuất hiện trong một cuốn băng video do IS phát hành với lời đe dọa: nếu chúng không nhận đủ 200 triệu USD, họ sẽ bị giết. Đây là số tiền kỷ lục IS từng đưa ra để đòi chuộc con tin.

 

Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.