Ai đã giết thủ lĩnh đối lập ở Nga?
Saturday, February 28, 2015 7:50 PM GMT+7
Trong bối cảnh nước Nga đang bị phương Tây cô lập, cái chết của một lãnh đạo đối lập ở Nga không khỏi không liên quan tới các thế lực thù địch bên ngoài với âm mưu chia rẽ nước Nga.

Ai đã giết thủ lĩnh đối lập ở Nga?

Hiện trường vụ ám sát thủ lĩnh đối lập ở Nga Boris Nemtsov ngày 27/02

Vụ ám sát ông Boris Nemtsov, một thủ lĩnh đối lập có tiếng và từng làm Phó Thủ tướng Nga ngay giữa đường phố Moskva tối 27/02 đã gây phản ứng mạnh mẽ không chỉ trong hàng ngũ phe đối lập mà còn cả chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Putin.

Ngày 28/02, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố đây rất có thể là một vụ ám sát thuê. Người phát ngôn của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov cho hay vụ ám sát ông Nemtsov tối ngày 27/2 cũng có thể là một hành động bị "kích động" trước các kế hoạch biểu tình rầm rộ sắp diễn ra tại Moskva vào này 01/03 tới.

Theo thông tin mới nhất từ cảnh sát Nga, ông Nemtsov 55 tuổi đã bị bắn bốn phát từ một chiếc xe màu trắng chạy ngang qua khi ông đang đi bộ trên một cây cầu bắc qua sông Moskva ngay bên cạnh Điện Kremlin. Bộ Nội vụ Nga cho hay ông Nemtsov khi đó đang đi cùng một người phụ nữ đến thăm ông từ Ukraine. Người phụ nữ này không bị thương và đang được cảnh sát đang thẩm vấn.

Ông Peskov nói rằng Tổng thống Putin đã nhanh chóng thông báo về cái chết của ông Nemtsov đồng thời bày tỏ lời chia buồn sâu sắc với cựu thủ tướng Nga. Theo ông Peskov, những nhà điều tra có kinh nghiệm nhất đã được điều động để làm sáng tỏ vụ án này.

Hôm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama lên án kẻ đã sát hại dã man thủ lãnh đối lập Nga Boris Nemtsov và kêu gọi một cuộc điều tra toàn diện về cái chết của ông Nemtsov. “Nước Mỹ lên án việc sát hại dã man ông Boris Nemtsov và kêu gọi chính phủ Nga thực hiện một cuộc điều tra nhanh chóng, công bằng và minh bạch về nguyên nhân gây ra cái chết của ông này, đồng thời, đảm bảo sẽ đưa những người chịu trách nhiệm cho vụ sát hại trên ra trước công lý” - ông Obama tuyên bố.

"Tôi ngưỡng mộ sự tận tụy can trường của Nemtsov đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Nga"- Tổng thống Obama nói trong một thông cáo.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bình luận rằng, vụ sát hại chính trị gia Nga Nemtsov cũng đồng nghĩa với việc cầu nối giữa Nga và Ukraine “không còn”. “Ông ấy là cầu nối giữa hai nước. Kẻ ám sát ông ấy đã phá hủy sự liên kết này. Tôi không tin đó là một tai nạn”- ông Poroshenko viết trên trang Facebook của mình.

Sau cái chết của ông Nemtsov, các trang mạng phương Tây đã nói bóng gió rằng đây có thể là do “ông ta đã nói lên sự thật”.

Báo chí Mỹ dẫn lời Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul nói rằng vụ sát hại ông Nemtsov là một mất mát vô cùng to lớn cho tất cả những người hy vọng vào một nước Nga hùng mạnh, thịnh vượng và dân chủ. Ông McFaul nói những người Nga theo chủ nghĩa dân tộc cáo buộc ông Nemtsov là kẻ phản bội và tay sai của Mỹ đang "đùa với lửa".

Nhà lãnh đạo đối lập Nga Mikhail Kasyanov nói với các phóng viên nước ngoài rằng: "Việc một nhà lãnh đạo của phe đối lập có thể bị bắn ngay bên cạnh bức tường của Điện Kremlin thật ngoài sức tưởng tượng. Chỉ có một phiên bản: ông ấy bị bắn vì nói lên sự thật".

Tờ New York Times phiên bản điện tử hôm nay cho hay chỉ vài giờ trước khi bị ám sát, ông Nemtsov lên sóng đài phát thanh Ekho Moskvy của Nga, hối thúc người dân Moskva xuống đường tham gia cuộc tập hợp của phe đối lập vào ngày mai 01/03. Tờ báo này nói rằng trong lời bình luận mạnh mẽ cuối cùng nhắm vào Tổng thống Putin, ông Nemtsov gọi cuộc chiến tranh ở Ukraina là "chính sách điên rồ, hung hăng, và chết chóc".

Nemtsov khởi xướng một số phong trào chống đối chính phủ sau khi rời quốc hội Nga năm 2003 và là đồng lãnh đạo Đảng Cộng hòa Nga - Đảng Tự do Nhân dân thuộc phe đối lập kể từ năm 2012.

Ông là một nhà phê bình gay gắt Tổng thống Putin. Nemtsov từng lên án ông Putin trong khủng hoảng Ukraine, tình hình kinh tế xấu đi của đất nước, và các cáo buộc tham nhũng liên quan đến việc chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic Sochi năm 2014.

Nemtsov cũng là một lãnh đạo của phong trào tự do Solidarnost. Cùng với những người thuộc phe đối lập như chính khách Aleksey Anatolyevich Navalnyy và cựu kiện tướng cờ vua Garry Kasparov, Nemtsov đóng vai trò nổi bật trong các cuộc tuần hành phản đối quy mô lớn ở Moskva, sau cuộc bầu cử năm 2011. Ông bị bắt vì tham gia các cuộc biểu tình và bị giam vào cuối năm 2011 trong 15 ngày.

Hôm nay, hãng tin RIA Novosti dẫn lời luật sư Vadim Prohorov nói: ông Nemtsov từng bị đe dọa nhiều lần những tháng qua. “Những lời đe dọa cùng với sự khiêu khích và hành động phá hoại liên tục xảy ra đối với ông Nemtsov từ ném trứng thối, quăng đồ xú uế cho tới phá hoại ôtô của ông. Một vài tháng trước, mối đe dọa đã gia tăng trên các mạng truyền thông xã hội khiến chúng tôi phải liên hệ với cơ quan thực thi pháp luật, tuy nhiên không có cảnh báo nào được đưa ra với chúng tôi. Tôi nghĩ, động cơ của kẻ ám sát nghiêng về các hoạt động chính trị chống đối của ông Nemtsov nhiều hơn, bởi ông ta không có dính líu gì đến hoạt động kinh doanh hay gặp vấn đề về đời sống riêng tư”- luật sư Prohorov nói.

Theo thông tin từ đại diện Ủy ban điều tra đặc biệt, vừa được Tổng thống Putin chỉ định thành lập, các cuộc điều tra không chỉ nhằm riêng vào vụ ám sát mà còn cả những động cơ chính trị đằng sau cái chết của chính trị gia đối lập này.

Một số nhà phân tích độc lập cho rằng việc truyền thông phương Tây nói bóng gió rằng vụ ám sát ông Nemtsov liên quan tới sự phản đối cuộc chiến Ukraine của người này đối với chính quyền Tổng thống Putin là không có cơ sở. Thật ngớ ngẩn khi tin rằng trong khi nước Nga đang bị phương Tây cô lập về kinh tế và chính trị, chính quyền Putin lại tự gây chia rẽ nội bộ. Chắc chỉ có những bộ óc hoang tưởng của phương Tây mới có thể nghĩ ra cái cớ vô lý đến vậy!

Nh.Thạch (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.