Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Indonesia sẽ đặt tên cho 3.000 hòn đảo
Saturday, April 11, 2015 6:27 AM GMT+7
Dư luận và giới chuyên môn đang quan tâm tới tuyên bố của Cơ quan Thông tin Địa không gian (GIA) Indonesia khi công bố kế hoạch xác minh và đặt tên cho 3.000 hòn đảo không tên ở Indonesia.

Với chiều dài bờ biển tăng từ 91.000km lên 99.093km sau khi hoàn thành quá trình xác minh mới nhất với tỷ lệ 1:250.000, là quốc gia có nhiều đảo nhất và có bờ biển dài thứ hai thế giới sau Canada, nên dư luận và giới chuyên môn đang quan tâm tới tuyên bố của Cơ quan Thông tin Địa không gian (GIA) Indonesia khi công bố kế hoạch xác minh và đặt tên cho 3.000 hòn đảo không tên ở Indonesia cũng như bổ sung thông tin vào bản đồ các quần đảo của nước này. Động thái trên nằm trong một phần của kế hoạch phát triển 24 cảng lớn của quốc gia, nên GIA sẽ vẽ bản đồ các khu vực ven biển của Indonesia, dự kiến hoàn thành trong 7 tháng.

Động thái mới - mục đích cũ

Theo tuyên bố của người đứng đầu GIA Priyadi Kardono, hiện cơ quan này mới xác minh được 13.466 hòn đảo và con số này sẽ lên khoảng 17.000 hòn đảo trong thời gian tới. Và ước tính chi phí cho mỗi vị trí khoảng 2 tỉ rupiah (tương đương 153 triệu USD). Ông Priyadi Kardono cho rằng, chiều dài của đường bờ biển có thể tiếp tục tăng lên đến 100.000km nếu GIA lập bản đồ toàn bộ các khu vực ven biển của Indonesia với tỷ lệ chi tiết hơn.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) trong một cuộc gặp ở Bắc Kinh tháng 11/2014

Trước đó, Bộ trưởng Nông nghiệp kiêm Trưởng Văn phòng Địa chính Quốc gia Ferry Mursyidan Baldan cho biết, việc xác nhận chủ quyền các hòn đảo kể trên sẽ được đăng ký tại Tòa án Quốc tế để tránh xảy ra khiếu nại với các nước khác trong tương lai. Theo Bộ trưởng Ferry Mursyidan Baldan, 47 hòn đảo, trong đó một số hòn đảo không có người ở (47 hòn đảo này nằm trong 92 hòn đảo bên ngoài Indonesia), sẽ được hoàn thành cấp điện nhân dịp Indonesia kỷ niệm Ngày Độc lập 17/08/2015. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Indonesia có 92 hòn đảo bên ngoài giáp với 10 quốc gia. Mặc dù quốc gia vạn đảo đã thiết lập ranh giới trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, nhưng việc phân định cụ thể với 1 trong 10 quốc gia có chung ranh giới biển vẫn đang trong tiến trình đàm phán.

Khoảng 2 tháng trước (6/2), tại Putra Jaya, ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã nhất trí đẩy nhanh việc hoàn thành phân định biên giới giữa 2 nước; đồng thời lập cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển. Sau đó (từ 24 đến 26/02), cuộc đàm phán kỹ thuật về đường biên giới biển giữa Indonesia và Malaysia được tổ chức để cụ thể hóa thỏa thuận của lãnh đạo 2 nước. Căng thẳng giữa Malaysia và Indonesia chủ yếu xuất phát từ những tuyên bố chủ quyền trái ngược nhau đối với khu vực đáy biển giàu tiềm năng năng lượng ở biển Celebes, ngoài khơi bờ biển phía đông đảo Borneo. Ngoài ra, Malaysia và Indonesia còn có tranh chấp hải giới tại các vùng biển khác.

Trước đó (03/02), Hãng Antara dẫn lời Đại sứ Indonesia tại Nhật Bản Yusron Ihza Mahendra cho biết, Indonesia và Nhật Bản sẽ nhất trí thiết lập các quan hệ đối tác trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt là chuyển giao thiết bị quốc phòng do Tokyo sản xuất cho Jakarta. Còn theo thông cáo báo chí chung được Bộ Quốc phòng Singapore công bố ngày 30/1, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đã nhất trí củng cố quan hệ quốc phòng song phương thông qua sáng kiến 4 điểm mới.

Tăng cường sức mạnh hải quân

Cuộc tập trận chung “Đèn lồng sắt 15-5524” giữa Indonesia và Mỹ tại Trung tâm Đào tạo Thủy quân Lục chiến Baluran ở Karangtekok, huyện Situbondo, Đông Java, chuẩn bị kết thúc (từ 19/03 đến 10/04). Tư lệnh lực lượng đặc biệt Indonesia, Thiếu tướng Freddy Ardianzah cho biết, “Đèn lồng sắt 15-5524” tích hợp những bài tập nhằm nâng cao kiến thức và kỹ thuật, chiến thuật cũng như khả năng trinh sát của lính đổ bộ trong bối cảnh tranh chấp biển gia tăng như hiện nay. Còn theo Chỉ huy trưởng lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, Thiếu tướng Faridz Washington, “Đèn lồng sắt 15-5524” được tiến hành để chuẩn bị sẵn sàng cho lực lượng hải quân 2 nước trước những thách thức hiện nay trong khu vực.

Gần 1 tháng trước (17/03), Hãng Antara của Indonesia cho biết, trong vòng 5 năm tới, Chính phủ Indonesia sẽ củng cố lực lượng vũ trang nhằm tăng cường sức mạnh quân sự, đồng thời tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước trước những khó khăn đang phải đối mặt. Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Indonesia Moeldoko nhấn mạnh, các lực lượng vũ trang Indonesia cần năng động hơn và phải được phát triển dựa trên bối cảnh môi trường chiến lược và các nguy cơ phải đối mặt trong tương lai; đồng thời kiến nghị cải tổ, củng cố công tác kiểm soát lực lượng vũ trang trong điều kiện ngân sách phù hợp. Được biết, Indonesia đã tăng ngân sách quốc phòng từ 102 nghìn tỉ rupiah (hơn 7,85 tỉ USD) lên 200 nghìn tỉ rupiah (15,4 tỉ USD) vào năm 2017, khi tăng trưởng kinh tế đạt đến 7%. Giới quân sự cho rằng, Indonesia đang hướng tới mục tiêu hiện đại hóa quân đội và đạt được sức mạnh phòng thủ quốc gia tối thiểu vào năm 2025.

Hạ tuần tháng 02/2015, tờ Jarkata Post cho biết, quân đội Indonesia sẽ tập trung cho các hoạt động ở khu vực phía tây của nước này trước các thách thức trong tình hình mới, đặc biệt là những diễn biến liên quan tới Biển Đông. Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Indonesia (TNI), Tướng Moeldoko cho biết, nước này sẽ thành lập Bộ Chỉ huy mới phụ trách các vấn đề ở khu vực phía tây đất nước, chịu trách nhiệm điều phối hoạt động chung của hải - lục - không quân và các đơn vị phản ứng nhanh tới các điểm nóng trong khu vực theo chỉ đạo của Jakarta. Bởi theo tướng Moeldoko, trong tương lai, Biển Đông sẽ là một khu vực nóng. Do đó, việc thành lập các đơn vị mới với tên gọi Kogabwilhan sẽ đóng vai trò quan trọng. Tổng thống Joko Widodo cũng nhất trí tiếp tục xây dựng phương án về Kogabwilhan, nhưng thông tin chi tiết xung quanh chủ đề này hiện chưa được công bố. Tướng Moeldoko từng đề xuất thành lập 3 đơn vị Kogabwilhan tại miền Tây, miền Đông và miền Trung - một đóng ở Sulawesi, một đóng ở Papua và một đóng ở Sumatra và Kalimantan. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Indonesia, Chuẩn tướng Djundan Eko Bintoro cũng xác nhận tuyên bố của tướng Moeldoko, theo đó những đơn vị Kogabwilhan sẽ được triển khai vào năm 2024.

Tham mưu trưởng không quân Indonesia Agus Supriatna cho rằng, máy bay chiến đấu Nga phù hợp với nhu cầu trang bị vũ khí của lực lượng không quân Indonesia, đồng thời hy vọng Jakarta sẽ đặt mua máy bay Su-35 để thay thế máy bay F-5 Tiger hiện nay. Trước đó, nhân kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (3/2), Tổng thống Joko Widodo và Tổng thống Putin cùng ra tuyên bố nhất trí tăng cường hợp tác song phương.

Trục hàng hải

Chuyến công du của Tổng thống Joko Widodo tới Nhật Bản và Trung Quốc mới đây thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong khu vực. Bởi đây là chuyến công du đầu tiên ra bên ngoài Đông Nam Á sau khi lên nắm quyền của Tổng thống Indonesia và thông qua chuyến đi này, Jakarta muốn gửi thông điệp: Indonesia dưới thời ông Joko Widodo sẽ cộng tác với tất cả các nước lớn. Và chính sách ngoại giao “trục hàng hải” cùng tầm nhìn của ông Joko Widodo đã giúp Indonesia trở thành một “trục biển toàn cầu” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhưng để thực sự trở thành “trục hàng hải” trong khu vực, Indonesia phải thông qua ngoại giao để ngăn chặn các cuộc xung đột tiềm tàng ở Biển Đông.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và Thủ tướng Malaysia Najib Razak (phải)

Tổng thống Joko Widodo từng khẳng định (tại Ngày toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Indonesia 15/12/2014), chiến lược hướng tới tương lai về biển của đất nước vạn đảo được đưa ra trong học thuyết “trục hàng hải”, đồng thời nhấn mạnh Indonesia sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách và biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền biển, cũng như toàn vẹn lãnh thổ. Ông Joko Widodo cũng cho biết, nhằm tăng cường sức mạnh biển và khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh hải, ngoài việc dành ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực quốc phòng cho hải quân, Chính phủ Indonesia còn chú trọng nâng cao hiệu quả bảo vệ an ninh và các nguồn tài nguyên biển.

Gần 1 tháng trước (19/03), Hãng Bloomberg từng dẫn lời Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Ade Supandi cho biết, Indonesia đang xây dựng lực lượng hải quân theo mô hình Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ (là đơn vị hải quân có quy mô lớn nhất thế giới, với lực lượng trải rộng từ bờ Tây nước Mỹ đến Ấn Độ Dương). Đô đốc Ade Supandi cho biết, Indonesia có kế hoạch tăng cường an ninh hàng hải kéo dài trong 20 năm và hải quân sẽ có 3 hạm đội lần lượt hoạt động tại vùng biển phía đông, phía tây và miền Trung nước này. Theo thống kê, Indonesia hiện có 15-20 tàu hải quân hoạt động tại nhiều khu vực và sẽ tăng lên 100-150 tàu nếu muốn hoàn thành kế hoạch tăng cường an ninh hàng hải trong 20 năm tới.

Theo nhận định của Tạp chí National Interest (Mỹ) và Tạp chí IHS Jane’s (Anh), quần đảo Natuna (có khoảng 76.000 cư dân) với 27 trong tổng số 154 đảo có người ở, nhiều khả năng trở thành “điểm gây xung đột mới” trong khu vực. Bởi quần đảo Natuna trải dài trên một diện tích khoảng 262.000km2 trên biển và hiện thuộc tỉnh Riau của Indonesia, cách thủ đô Jakarta của Indonesia hơn 1.000km và tọa lạc giữa 2 nửa lãnh thổ của Malaysia. Và tình trạng đánh cá bất hợp pháp (thiệt hại gần 25 tỉ USD/năm) là một trong những vấn nạn Indonesia đang phải đối mặt. Do đó, không lực Indonesia đang có kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân tại quần đảo Natuna để có đủ khả năng cho Su-27 và Su-30 hoạt động.

Theo giới truyền thông, Indonesia có kế hoạch mở rộng và hiện đại hóa cảng biển trong năm 2015, bao gồm cảng Malahayati thuộc Aceh Besar, cảng Belawan của Medan ở Bắc Sumatra, cảng Kuala Tanjung thuộc Batubara, Bắc Sumatra và cảng Dumai ở quần đảo Riau Dumai. Và đây là một phần trong kế hoạch xây dựng và mở rộng 24 cảng trên cả nước đến năm 2019 với ngân sách khoảng 5-6 tỉ USD. Indonesia hiện có 1.241 cảng biển và 112 trong số đó thuộc quản lý, khai thác của 4 công ty khai thác cảng nhà nước, phần còn lại thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

 

Hồng Thất Công

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.