Chiến thuật ngoại giao
Thursday, July 16, 2015 8:09 AM GMT+7
Ngày 12/7, tờ South China Morning Post đưa tin, các tướng lĩnh, chỉ huy cấp cao của quân đội Trung Quốc được lệnh phải trực tiếp tham gia các cuộc tập trận, diễn tập bắn đạn thật để nâng cao chất lượng hoạt động huấn luyện thay vì ngồi quan sát từ khán đài như trước.

Trước đó (9/7), Tân Hoa xã cho biết, quân đội Trung Quốc vừa thành lập Trung tâm Nghiên cứu an ninh quốc gia đầu tiên tại Đại học Quốc phòng. Trưởng khoa Nghiên cứu chiến lược Đại học Quốc phòng kiêm Phó giám đốc trung tâm, Thiếu tướng Nhiệm Thiên Hựu cho biết, nơi này sẽ tổng hợp các nguồn cả quân sự lẫn dân sự để đưa ra tư vấn về chính sách.

Từ tuyên bố của Tokyo

Ngày 9/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ sự “hối lỗi sâu sắc” về những gì Tokyo đã làm trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Được biết, hàng trăm sử gia và chính trị gia Âu - Mỹ đã kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe nhìn nhận quá khứ lịch sử khi sử dụng gần 200.000 “phụ nữ mua vui” châu Á cho quân đội Thiên Hoàng.

Trước đó (7/7), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) đã hối thúc Nhật Bản cần xử lý thỏa đáng vấn đề lịch sử liên quan tới cưỡng chế và lao động khổ sai. Trung Quốc đưa ra phản ứng kể trên sau khi Ngoại trưởng và Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản cho rằng, không tồn tại vấn đề “cưỡng chế lao động khổ sai”. Tokyo cho rằng, việc Trung Quốc nhấn mạnh quá mức cuộc kháng chiến chống Nhật và quốc tế hóa vấn đề lịch sử không có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực.

Bà Hoa Xuân Doanh, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc

Ngày 10/7, phát biểu trước Ủy ban đặc biệt về luật an ninh quốc gia của Hạ viện Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani cảnh báo, Trung Quốc có thể sử dụng cơ sở khai thác khí tự nhiên đang được xây dựng trên biển Hoa Đông vào mục đích an ninh. Cũng trong ngày 10/7, tờ Mainichi và Keizai cho rằng, giàn khoan của Trung Quốc được lắp với mục đích thăm dò, thu thập và xử lý dữ liệu về trữ lượng dầu dưới biển và có khả năng sử dụng cả máy bay trực thăng và hệ thống radar với quy mô lớn. Thủ tướng Shinzo Abe coi đây là hành động “làm biến đổi lớn tới môi trường an ninh”.

Tờ National Interest (Mỹ) vừa đề cập đến 3 kịch bản có thể xảy ra chiến tranh Trung - Nhật của nhà bình luận quốc tế Kyle Mizokami. Thứ nhất, giao tranh trực tiếp. Thứ hai, xung đột Mỹ - Trung khiến Nhật Bản bị cuốn theo. Thứ ba, xung đột trên bán đảo Triều Tiên có thể lôi kéo cả Trung Quốc và Nhật Bản vào cuộc.

Ngày 6/7, người dân Nhật Bản đã ăn mừng sự kiện UNESCO công nhận quần thể di tích, trong đó có Gunkanjima (còn gọi là Đảo Tàu chiến) là di sản thế giới. Tuy nhiên, việc UNESCO công nhận di sản thế giới đối với 23 khu công nghiệp cũ của Nhật Bản đã bị Trung Quốc và Hàn Quốc phản ứng. Bởi đã có hàng chục ngàn lao động Hàn Quốc và Trung Quốc bị đưa đến đây vào những năm Nhật Bản xâm chiếm 2 nước này. Những lao động này bị coi là tù nhân, bị bắt làm việc trong điều kiện tồi tệ như nô lệ và nhiều người đã chết, số còn sống đang kiện chính phủ và các công ty Nhật Bản phải bồi thường, nhưng bất thành. Tokyo đã đề nghị ghi vào di sản thế giới 23 địa điểm tượng trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868-1912), nhưng đã bị các nước hữu quan phản đối bởi 7/23 địa điểm từng là nơi lao động cưỡng bức.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani (giữa) trong cuộc họp ngày 10/7 của ủy ban đặc biệt tại Hạ viện về Luật An ninh quốc gia

Những quyết định của Bắc Kinh

Ngày 11/7, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình cho biết, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi lời mời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới tham dự lễ kỷ niệm đánh dấu 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo tờ Asahi, ông Shinzo Abe đang cân nhắc hội đàm với ông Tập Cận Bình tại Trung Quốc vào thượng tuần tháng 9 và đã nói với các cố vấn rằng, sẵn sàng nhận lời mời và sẽ đến Bắc Kinh ngày 3/9.

Trước đó (8/7), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) một lần nữa bày tỏ quan ngại về “Sách trắng Quốc phòng” mới của Nhật Bản, đồng thời kêu gọi Tokyo “có thái độ thành thật và có trách nhiệm” với lịch sử. Bắc Kinh đề cập vấn đề này sau khi “Sách trắng Quốc phòng” mới của Nhật Bản không được thông qua tại phiên tham vấn của đảng Dân chủ tự do cầm quyền hôm 7/7.

Đây là lần thứ hai chỉ trong 1 tuần, Trung Quốc bày tỏ quan điểm sau khi “Sách trắng quốc phòng” mới của Nhật Bản được đưa ra thảo luận, trước khi trình nội các thông qua. Bởi trong “Sách trắng Quốc phòng” mới, Nhật Bản cho biết, chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 41 lần so với mức của năm 1989, và chỉ trích Bắc Kinh cải tạo quy mô lớn và xây dựng với tốc độ chóng mặt các công trình ở Biển Đông.

Theo nhận định của Giáo sư Lưu Địch đến từ Đại học Kyorin, Nhật Bản, cho dù thực lực quân sự của Trung Quốc có vượt Mỹ, cũng không thể áp đảo được Nhật Bản. Nhiều người Trung Quốc cho rằng, chỉ cần có thực lực kinh tế, thực lực quân sự mạnh, và vượt Mỹ, Nhật Bản sẽ tự nhiên chịu thua, mâu thuẫn Trung - Nhật cũng sẽ tự nhiên được giải quyết. Ngày 7/7, tờ Tin tức tham khảo Trung Quốc cho biết, Cục Cảnh sát biển Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng căn cứ mới ở biển Hoa Đông. Và đây là động thái cho thấy Trung Quốc muốn chiếm ưu thế hơn so với Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ở khu vực xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Theo nhận định của chuyên gia Vijay Sakhuja, người Ấn Độ, những hành động của Trung Quốc thời gian qua tại Biển Đông có thể khiến Bắc Kinh mất hết bạn tại Đông Nam Á. Bởi nhiều nước Đông Nam Á đã bày tỏ quan ngại trước cách hành xử và thái độ của Bắc Kinh ở Biển Đông, đồng thời lo lắng về khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Chuyên gia Vijay Sakhuja còn cảnh báo, những vụ va chạm với tàu thuyền Trung Quốc, cùng các hoạt động cải tạo đảo của Bắc Kinh ở Biển Đông có thể dẫn tới bế tắc ngoại giao với những hậu quả đáng tiếc và khôn lường.

Đến động thái quân sự

Tân Hoa xã cho rằng, nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được hình thành vào năm sau để khắc phục điểm yếu của hạm đội hiện tại, vốn có tầm hoạt động rất hạn chế. Bắc Kinh đang cân nhắc để hình thành nhóm tác chiến tàu sân bay, bao gồm cả phương pháp được Mỹ áp dụng. Theo đó, tàu hộ tống mới nhất của Hải quân Trung Quốc có lắp tên lửa chống hạm siêu âm của Nga P-270 với tầm bắn 209km và tên lửa chống hạm sản xuất nội địa YJ-62 với tầm bắn 241km, YJ83 (152km) và YJ8A (104km). Trong khi đó, tàu khu trục Type 052D có trang bị một hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, khai hỏa được nhiều loại tên lửa khác nhau, kể cả các tên lửa chống hạm tầm xa.

Theo tờ Kanwa Defense Review, hải quân và không quân Trung Quốc đang phát triển sức chiến đấu hạt nhân. Bởi phiên bản trên biển và phiên bản trên không của tên lửa hành trình Trường Kiếm-10 (CJ-10) đang lần lượt được trang bị cho hải quân và không quân Trung Quốc, và năng lực tấn công hạt nhân của Bắc Kinh đang được đa dạng hóa. Và trong 10 năm tới, lực lượng tên lửa của Trung Quốc sẽ thực sự tạo ra mối đe dọa hạt nhân đối với Guam, căn cứ quân Mỹ ở Australia.

Vẫn theo Kanwa Defense Review, Trung Quốc có thể xuất khẩu chiến đấu cơ J-10B có trang bị động cơ AL31FN-S3 của Nga sang Pakistan và một số khách hàng tiềm năng khác ở châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi trong tương lai gần. Kanwa Defense Review cho rằng, không quân Trung Quốc sẽ đưa vào biên chế 24 chiếc J-10B để thành lập một trung đoàn vào cuối năm nay.

Ngày 10/7, Hãng CNA của Đài Loan cho biết, trong thời gian thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đông, tàu khu trục USS Lassen nhiều lần đụng độ với tàu chiến của Trung Quốc, máy bay trực thăng cũng bị Bắc Kinh “hỏi han”, và đây đã là chuyện “như cơm bữa”. Trung tâm tác chiến trên tàu USS Lassen ngoài tiếng Anh, còn có tiếng Trung. Cũng trong ngày 10/7, Hải quân Trung Quốc chính thức tiếp nhận tàu bán ngầm đầu tiên có số hiệu 868, có thể làm “căn cứ di động trên biển” phục vụ cho chiến lược tại Biển Đông mà Bắc Kinh đang theo đuổi.

Hãng VOA cho rằng, quan hệ Trung - Mỹ đang trở nên căng thẳng vì Biển Đông, và không dịu đi sau khi kết thúc Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ. Theo nhận định của cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Châu Á- Thái Bình Dương Thomas Christensen, Trung Quốc thực sự tạo ra thách thức an ninh với Mỹ và đồng minh ở Đông Á, nhưng Bắc Kinh chưa thể gây nguy hiểm đối với vị thế lãnh đạo của Mỹ trên thế giới.

Theo ông Thomas Christensen, thách thức của Trung Quốc ở Đông Á ở chỗ Bắc Kinh đang phát triển sức mạnh quân sự thật sự và cũng có biện pháp để tiến ra biển xa. Và tình hình Đông Á hiện phức tạp hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ông Thomas Christensen cho rằng, để ứng phó với thách thức của Trung Quốc ở Đông Á, Mỹ cần tăng cường sự hiện diện quân sự ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo tờ The Financial Times, căn cứ hải quân đã khiến đảo Jeju của Hàn Quốc bị chia cắt - “chính trị cường quyền” tại Châu Á - Thái Bình Dương đã tạo ra sự phá hoại nghiêm trọng đối với hoạt động làm ăn của các cửa hàng trên đảo Jeju, một thắng cảnh đẹp của Hàn Quốc. Nhưng theo đánh giá của Seoul, căn cứ này vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc gia, có thể đồng thời bao quát cả vùng biển phía đông và phía tây của Hàn Quốc.

Trong khi đó, Bộ Chỉ huy liên quân Hàn - Mỹ thông báo, quân đội hai nước đã diễn tập hậu cần quân sự ở bờ biển phía Tây Hàn Quốc (và kết thúc hôm 9/7) nhằm nâng cao tình trạng sẵn sàng tham gia chiến tranh. Tham gia diễn tập có khoảng 1.700 binh sĩ, trong đó có 800 lính Hàn Quốc.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.