Đằng sau ‘nước cờ’ tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo
Thursday, October 29, 2015 7:46 AM GMT+7
Cạnh tranh lợi ích chiến lược của hai siêu cường ở Biển Đông nằm ở vị trí độc tôn của Mỹ thông qua tự do hàng hải và lợi ích cốt lõi của TQ thể hiện ở biểu tượng đường lưỡi bò.

Cuối cùng Tổng thống Obama đã thực hiện lời hứa trong phát biểu trước Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ tháng trước: tàu thuyền và máy bay Mỹ sẽ bay, bơi và hoạt động bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Ngày 27/10/2015, Mỹ đã cho tàu khu trục hạm USS Lassen đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh các bãi Xu bi và Vành Khăn, 2 trong 7 điểm TQ đã tiến hành mở rộng và xây dựng các đảo nhân tạo trong nhiều tháng qua.

Hành động trấn an đúng lúc

Mỹ đã tiến hành hoạt động này một cách bài bản, tính toán các yêu cầu chính trị, ngoại giao và quân sự, nhằm mục tiêu bắn tín hiệu không hài lòng với những gì TQ đã làm ở Biển Đông, xong cũng không chọc giận Trung Quốc. 

Mỹ không sử dụng tàu sân bay mà chỉ phái một tàu khu trục và hai máy bay tuần thám hộ tống để thực hiện hoạt động thường ngày về quyền tự do hàng hải, hàng không.  Mỹ cũng không đi gần cả 7 đảo nhân tạo mà chỉ chọn 2 đảo mà các điều kiện tự nhiên trước khi được TQ tôn tạo ghi nhận chúng là các bãi chỉ nổi khi thủy triều thấp nhất.

Mỹ đã thông báo trước cho các nước liên quan như Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, và không loại trừ cả TQ về ý định tiến hành của mình. Điều này tạo thế cho Mỹ khi đối nghịch với các hoạt động âm thầm xây đảo nhân tạo của TQ trong thời gian qua. Nó cũng giành được thiện cảm từ những nước có quan điểm tàu quân sự nước ngoài khi đi qua lãnh hải của một nước phải xin phép như Việt Nam.

Hoạt động được tiến hành trước chuyến thăm châu Á của TT Obama  tháng sau. Có thể nói đây là một hành động đúng lúc để trấn an các đồng minh và bạn bè Mỹ, đồng thời đủ thời gian để cảm nhận phản ứng của TQ, có kế hoạch đối phó và không làm chệch hướng các cuộc gặp cấp cao.

Hoạt động này của Mỹ chỉ có hiệu quả nếu nó được tiến hành thường xuyên, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trước các thách thức và hành động coi thường, thậm chí sửa đổi luật pháp quốc tế theo ý mình của TQ, Mỹ không còn lựa chọn nào là phải thực hiện quyền tự do hàng hải của tàu quân sự tại Biển Đông nếu không muốn mất vị thế lãnh đạo và đồng minh.

taukhutruc

Tàu khu trục Mỹ USS Lassen (phải) trong một cuộc tập trận hồi tháng 3/2015. Ảnh: Reuters.

Nguy cơ một thỏa hiệp nếu Mỹ không cương quyết

Sẽ có ít nhất năm câu hỏi: việc làm của Mỹ có phù hợp luật quốc tế? phản ứng của TQ thế nào? Mỹ sẽ tiếp tục ra sao? Phản ứng của các nước? và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo cho Biển Đông: chiến tranh, va chạm hay một hình thái status quo (nguyên trạng) mới?

Công ước Luật biển không cho phép biến một bãi chỉ nổi khi thủy triều thấp nhất thành đảo nhân tạo làm cơ sở đòi có lãnh hải 12 hải lý như một đảo đá tự nhiên. Các bãi mà TQ chiếm đóng đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế của các quốcgia khác, bị chiếm bằng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Các đảo nhân tạo chỉ có vòng cung an toàn 500 m, nên hoạt động đi qua của tàu thuyền bên ngoài 500m là hợp pháp.

Cho dù luật quốc tế còn có những điểm xám để các nước tìm cách giải thích có lợi cho mình, thì hành động đi ngoài 500m các đảo nhân tạo của tàu hải quân Mỹ là một hoạt động hợp pháp, cả từ góc độ công ước và tập quán quốc tế. Nó chỉ bị thách thức khi TQ đòi hỏi toàn bộ Biển Đông theo hình đường lưỡi bò, ngăn cản quyền tự do hàng hải của tàu thuyền. 

Mỹ nêu cao bảo vệ tự do hàng hải nhưng lại tuyên bố trung lập, không lên án chính thức đường yêu sách lưỡi bò không cơ sở pháp lý của TQ. Cạnh tranh lợi ích chiến lược của hai siêu cường ở Biển Đông và rộng ra là Thái Bình Dương nằm ở vị trí độc tôn của Mỹ thông qua tự do hàng hải và lợi ích cốt lõi của TQ thể hiện ở biểu tượng đường lưỡi bò. Xung đột xung quanh đảo nhân tạo chỉ là hình thức nổi của tảng băng này.

Khác với các tuyên bố hung hăng của các nhà ngoại giao và tướng lĩnh TQ, phản ứng của TQ cũng có mức độ. Ngoại trưởng TQ Vương Nghị sáng 27/10 “khuyên phía Mỹ hãy suy nghĩ kỹ trước khi hành động, không nên khinh suất, không nên vô cớ gây chuyện”.  Tàu hải quân TQ đã bám đuôi và cảnh báo khu trục hạm Lassen nhưng không xảy ra va chạm giữa hai bên.

Trả lời phỏng vấn của Người phát ngôn BNG TQ Lưu Khang 27/10/2015 một lần nữa quả quyết nước ông có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng nước tiếp giáp và việc xây dựng trên lãnh thổ của mình là bình thường.

Rõ ràng TQ không xuất phát từ Công ước Luật biển để giải quyết mà từ yêu sách đường lưỡi bò. Nếu TQ tiếp tục khẳng định đường lưỡi bò mà Chính phủ Mỹ không chính thức phản đối sẽ dẫn tới hệ luỵ tàu quân sự Mỹ hoạt động trong vùng nội thủy hoặc ít nhất vùng nước của quốc gia ven biển sẽ phải xin phép. Từ chủ động tàu hải quân Mỹ sẽ có thể rơi vào thế bị động do các nhà chính trị Mỹ vẫn do dự.

Cả hai bên đều đã đi đến đỉnh của những lời đe dọa khó rút, nhưng cũng đều không muốn đi quá giới hạn chiến tranh, khi tương quan lực lượng và các yếu tố trên bàn cân chính trị còn nhiều ràng buộc.

Philippines, Australia đã lên tiếng ủng hộ duy trì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Song các mối ràng buộc kinh tế và quan tâm khác vẫn là rào cản để các nước này một lòng cử tàu cùng tuần tra với Mỹ. Nếu Mỹ cương quyết thành lập một liên minh chống lại những yêu sách quá đáng trên Biển Đông, sự ủng hộ của các nước này chắc sẽ có những bước tiến.

Là một quốc gia luôn kêu gọi giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển LHQ, Việt Nam chắc chắn sẽ hoan nghênh quyền tự do hàng hải của tàu quân sự nước ngoài đi bên ngoài giới hạn 500 m từ các công trình nhân tạo trên các bãi chỉ nổi khi thuỷ triều thấp nhất và không làm gì ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh và trật tự trên biển.

Các bình luận quốc tế đều nói nhiều khả năng va chạm dẫn tới xung đột và một bên sẽ phải nhượng bộ. Một số lo ngại TQ sẽ lấy cớ này để tăng cường quân sự hoá các đảo nhân tạo, tuyên bố lập Vùng nhận diện phòng không.

Mỹ đã đi một nước cờ cương quyết “xuất tượng đánh tốt” trong khi TQ sẽ sử dụng sở trường cờ vây hạn chế sức mạnh đối phương. Hành động của Mỹ buộc các nước liên quan trong đó có cả Mỹ đánh giá có lập trường rõ ràng hơn trong vấn đề Biển Đông.

Song nếu Mỹ không tiếp tục cương quyết và nhìn nhận thủ phạm chính gây nên bất ổn và ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải là đường lưỡi bò của TQ thì một khả năng hiện hữu, tình hình sẽ dẫn tới một “status quo” (nguyên trạng) mới so với năm 2002 - một thoả hiệp tôn trọng quyền tự do hàng hải và sự hiện diện của đảo nhân tạo.

Cuộc cờ trên Biển Đông không chỉ có Mỹ và TQ, hai đối thủ chính. Các nước nhỏ có quyền lợi trên Biển Đông đều mong muốn hoà bình, ổn định và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, hành xử có trách nhiệm của các nước lớn. Thế giới đã đổi thay và việc bắt tay nhau bỏ qua quyền lợi các nước nhỏ không thể được lặp lại như lịch sử trong khu vực này. Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam và mọi bất đồng tranh chấp trên Biển phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước luật biển 1982.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.