Hé lộ chi tiết tàu lặn 'tối mật' của Nga vừa cháy
Tuesday, July 02, 2019 9:25 PM GMT+7
Báo chí Nga mô tả con tàu lặn bị cháy khiến 14 lính hải quân nước này thiệt mạng là một tàu ngầm mini tối mật.

Bộ Quốc phòng Nga không thông tin chi tiết về con tàu, cách thức hỏa hoạn xảy ra hoặc liệu có ai còn sống hay không.

Tuy nhiên, theo báo chí Nga, tàu bị cháy là AS-12 Losharik, một tàu ngầm nhỏ chạy bằng hạt nhân được thiết kế chuyên biệt cho các nhiệm vụ nhạy cảm ở sâu trong lòng đại dương.

Hé lộ chi tiết tàu lặn 'tối mật' của Nga vừa cháy

Căn cứ Hải quân Nga ở Severomorsk. (Ảnh: Sky)

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, hỏa hoạn xảy ra trong khi tàu đang khảo sát đáy biển thuộc lãnh hải Nga, và con tàu đã được đưa về cảng Severomorsk ở Bắc Cực, căn cứ chính của Hạm đội phương Bắc Nga.

"Theo số liệu ban đầu, 14 thủy thủ đã tử vong do ngạt khói", ông Shoigu nói thêm.

Trong cuộc họp với Bộ trưởng Shoigu được phát trên sóng truyền hình, Tổng thống Vladimir Putin xác nhận 2 trong số các nạn nhân từng được phong "Anh hùng Nga", danh hiệu cao quý nhất của nước này sau Thế chiến 2.

"Đây không phải là con tàu thông thường… Nó là một tàu nghiên cứu khoa học. Thủy thủ đoàn là những người có chuyên môn cao", ông nói. "Bảy trong số 14 người chết là các sĩ quan Hải quân mang hàm đại tá. Đây là một tổn thất lớn cho Hạm đội và cho quân đội nói chung".

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lửa đã được dập tắt nhờ "sự hy sinh của các thành viên thủy thủ đoàn" nhưng bộ này không tiết lộ có bao nhiêu người đang trên tàu lúc đó.

Đây là vụ tai nạn nghiêm trọng nhất của Hải quân Nga kể từ năm 2008, khi 20 người bỏ mạng vì hệ thống cứu hỏa vô tình bị kích hoạt trong khi tàu ngầm chạy bằng hạt nhân Nerpa của Hạm đội Thái Bình Dương đang thực hiện thử nghiệm.

Trong vụ tai nạn hải quân đẫm máu nhất của Nga thời hậu Xô Viết, tàu ngầm hạt nhân Kursk phát nổ và chìm ngày 12/8/2000 khi đang tập trận ở Biển Barents khiến toàn bộ 118 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng.

Thiết kế đặc biệt

Sự cố mới nhất xảy ra ở vùng lân cận Biển Barents. Các nhà chức trách ở Na Uy khẳng định họ đã kiểm tra nhưng không phát hiện mức độ phóng xạ bất thường.

Per Strand, Giám đốc Cơ quan An toàn hạt nhân và phóng xạ Na Uy, cho biết phía Nga đã thông báo với cơ quan này rằng một vụ nổ khí đốt đã xảy ra trên tàu ngầm, nhưng Moscow phủ nhận thông tin.

Theo ABC News, tàu ngầm bí mật bị cháy được cho là có thiết kế thân tàu bằng titanium đặc biệt. AS-12 được chế tạo và ra mắt một cách bí mật, nhưng một số chi tiết của dự án này đã được báo chí Nga đưa tin.

ABC News dẫn một báo cáo lưu trữ trên tờ Izvestia chỉ ra AS-12 được hạ thủy vào năm 2003. Nó được mô tả là tàu ngầm Nga tiên tiến nhất và bí mật nhất, được đặt theo tên của một nhân vật hoạt hình thời Liên Xô – một chú ngựa đồ chơi được làm từ những quả cầu nhỏ.

Cái tên này dường như xuất phát từ thiết kế độc đáo của thân trong tàu, được làm bằng những khối cầu titan có khả năng chịu áp lực cao ở độ sâu lớn. Tàu hoạt động nhờ một lò phản ứng hạt nhân và được chế tạo bí mật trong 15 năm.

Tuy nhiên, tất cả những thông tin kể trên chưa từng được xác nhận một cách độc lập.

Các sứ mệnh tối mật ở đáy Bắc Cực

Năm 2012, tàu tham gia vào hoạt động khảo sát nhằm chứng minh tuyên bố chủ quyền của Nga đối với vùng đáy biển Bắc Cực rộng lớn. Theo các tuyên bố chính thức, tàu thu thập các mẫu ở độ sâu 2.500m.

Các tàu ngầm thông thường chỉ có thể lặn ở độ sâu tối đa 600m.

Hé lộ chi tiết tàu lặn 'tối mật' của Nga vừa cháy

Tàu ngầm cứu hộ mini Nga Priz có thể đã được sử dụng để cứu tàu bị cháy. (Ảnh: TASS)

Một số nhà quan sát đồn đoán AS-12 Losharik có thể lặn sâu tới 6.000m. Tàu được mang dưới thân tàu ngầm mẹ Orenburg (cũng chạy bằng hạt nhân).

Theo báo chí Nga, Losharik thuộc biên chế chính thức của Hạm đội phương Bắc, nhưng tàu vẫn trực tiếp nhận lệnh của Ban Khảo sát Đáy đại dương Bộ Quốc phòng Nga. Điều này chứng tỏ độ nhạy cảm cao của những sứ mệnh mà tàu đảm trách.

Hải quân Nga còn sử dụng các tàu lặn sâu lớp Priz và lớp Bester, có thân được làm bằng tiatnium, hoạt động ở độ sâu tới 1.000m và liên tục trong 120 giờ./.

Theo vietnamnet.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.